Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tăng nhanh
Vẫn còn khá nhiều trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa có giấy phép lao động
Theo số liệu mới công bố từ Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 3 năm trở lại đây số lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tăng nhanh.
Báo cáo từ các địa phương gửi về cơ quan này cho biết, tính đến tháng 5/2011, tổng số người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam là hơn 74.000 người. Trong khi đó, con số này của năm 2008 là 52.633 người, năm 2009 là 55.428 người và năm 2010 là 56.929 người .
Số lao động nước ngoài tại Việt Nam đến từ hơn 60 quốc gia, trong đó gần 60% mang quốc tịch châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; 28,5% mang quốc tịch châu Âu và 13% là các nước khác.
Cục Việc làm cho biết, hầu hết trong số này đều có giấy phép lao động, có trình độ chuyên môn, tay nghề. Cụ thể, 48,3% lao động có trình độ đại học, trên đại học; số có chứng chỉ tay nghề là 34,6%; 17,1% lao động là nghệ nhân, nghề truyền thống là 17,1%.
Phân theo vị trí công việc, lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là quản lý điều hành chiếm trên 32%; chuyên gia kỹ thuật 41% và lao động khác là 27%.
Theo ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, mặc dù tỷ lệ người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam đã nâng lên, song vẫn còn khá nhiều trường hợp người nước ngoài chưa có giấy phép lao động.
Sắp tới, cơ quan này sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn trong viêc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đồng thời sẽ công khai danh tính doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài trái phép, bị xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Báo cáo từ các địa phương gửi về cơ quan này cho biết, tính đến tháng 5/2011, tổng số người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam là hơn 74.000 người. Trong khi đó, con số này của năm 2008 là 52.633 người, năm 2009 là 55.428 người và năm 2010 là 56.929 người .
Số lao động nước ngoài tại Việt Nam đến từ hơn 60 quốc gia, trong đó gần 60% mang quốc tịch châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; 28,5% mang quốc tịch châu Âu và 13% là các nước khác.
Cục Việc làm cho biết, hầu hết trong số này đều có giấy phép lao động, có trình độ chuyên môn, tay nghề. Cụ thể, 48,3% lao động có trình độ đại học, trên đại học; số có chứng chỉ tay nghề là 34,6%; 17,1% lao động là nghệ nhân, nghề truyền thống là 17,1%.
Phân theo vị trí công việc, lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là quản lý điều hành chiếm trên 32%; chuyên gia kỹ thuật 41% và lao động khác là 27%.
Theo ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, mặc dù tỷ lệ người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam đã nâng lên, song vẫn còn khá nhiều trường hợp người nước ngoài chưa có giấy phép lao động.
Sắp tới, cơ quan này sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn trong viêc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đồng thời sẽ công khai danh tính doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài trái phép, bị xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.