Lao động qua đào tạo được sử dụng không hiệu quả
Cơ cấu lao động qua đào tạo trong nước cho thấy nhiều bất cập trong khâu đào tạo và sử dụng
Cơ cấu lao động qua đào tạo trong nước cho thấy nhiều bất cập trong khâu đào tạo và sử dụng.
Đây là đánh giá của ông Nguyễn Đại Đồng, Vụ trưởng Vụ Lao động - Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khi nói về cơ cấu lao động tại Việt Nam.
Ông Đồng cho biết, tại các nước phát triển, cấu trúc lao động đã qua đào tạo thường là 1- 12- 24 (tức là ứng với 1 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì cần có 12 lao động có trình độ trung cấp và 24 công nhân kỹ thuật).
Trong khi đó, cấu trúc này ở Việt Nam là 1 - 0,8 - 3,7 (tương ứng với khoảng 100 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì hiện mới có 80 lao động trung cấp và 370 công nhân kỹ thuật).
Với cấu trúc này, theo ông, chúng ta đang sử dụng không hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo. Đào tạo nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" vẫn diến ra phổ biến.
Được biết, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010, cấu trúc lao động của cả nước phải là 1 - 4 -10.
Đây là đánh giá của ông Nguyễn Đại Đồng, Vụ trưởng Vụ Lao động - Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khi nói về cơ cấu lao động tại Việt Nam.
Ông Đồng cho biết, tại các nước phát triển, cấu trúc lao động đã qua đào tạo thường là 1- 12- 24 (tức là ứng với 1 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì cần có 12 lao động có trình độ trung cấp và 24 công nhân kỹ thuật).
Trong khi đó, cấu trúc này ở Việt Nam là 1 - 0,8 - 3,7 (tương ứng với khoảng 100 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì hiện mới có 80 lao động trung cấp và 370 công nhân kỹ thuật).
Với cấu trúc này, theo ông, chúng ta đang sử dụng không hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo. Đào tạo nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" vẫn diến ra phổ biến.
Được biết, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010, cấu trúc lao động của cả nước phải là 1 - 4 -10.