Lao động xuất khẩu khó tìm đường sang Đông Âu
Các nước Đông Âu cách đây mấy tháng từng được đánh giá là thị trường triển vọng của lĩnh vực xuất khẩu lao động
Các nước Đông Âu cách đây mấy tháng từng được đánh giá là thị trường triển vọng của lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Háo hức...
Sau khi Malaysia "thất thế", Hàn Quốc trở thành chương trình phi lợi nhuận, Trung Đông vẫn chưa thật sự hấp dẫn lao động, doanh nghiệp cũng như người lao động bắt đầu đổ xô vào Đông Âu, như Cộng hoà Czech, Ba Lan, Nga…
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 50 doanh nghiệp đang tham gia khai thác thị trường này.
Ông Nguyễn Huy Tùng, thuộc Công ty TTLC cho biết, từ khi gia nhập Liên minh châu Âu, với sự cho phép tự do đi lại giữa các nước EU, lao động bản xứ tại các nước Ba Lan, Séc có xu hướng chuyển sang các nước Tây Âu làm việc với mức lương hấp dẫn.
Vì thế, sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại các nuớc này. Thậm chí, nhiều nhà máy, công xưởng đã phải đóng cửa vì không có người làm, doanh nghiệp ở các nước sở tại khát lao động hơn bao giờ hết.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), cho biết doanh nghiệp ông đã nhận được 15 đơn hàng từ Ba Lan với tổng số lao động lên tới hàng nghìn, có nhà máy máy đã đặt hàng 600 lao động.
Bắt nhịp cùng doanh nghiệp, người lao động cũng háo hức với các thị trường mới. Đặc biệt, khi thị trường Đông Âu được đánh giá là thị trường hấp dẫn, với mức thu nhập cho lao động phổ thông từ 500 - 700 USD/tháng; lao động có nghề trên 1.000 USD/tháng.
Với mức thu nhập đó, độ hấp dẫn của Đông Âu xem ra không hề thua kém các thị trường thu nhập cao như Mỹ, Canada, Úc… nhưng lại không quá “kén chọn” lao động.
Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với nhu cầu của chủ sử dụng lao động và sự háo hức của doanh nghiệp cung ứng thì thị trường này hiện đang “dậm chân tại chỗ” vì tắc visa (thị thực nhập cảnh).
... nhưng lực bất tòng tâm?
Thông tin Czech tạm ngừng cấp visa cho lao động xuất khẩu đã khiến doanh nghiệp và người lao động hoang mang.
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó giám đốc Công ty Vinamex nói: "Chúng tôi đã làm rất bài từ khâu tạo nguồn đến khâu đào tạo nhưng cuối cùng đến khâu xin visa thì tắc, khiến chúng tôi tồn đọng khá nhiều lao động".
Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, tình trạng không cấp visa cho lao động xuất khẩu khiến họ bị tổn hại, mất mát rất nhiều. Doanh nghiệp đã bị thua lỗ nặng khi đã đầu tư cho thị trường này bao nhiêu tiền của, từ công tác khảo sát thực tế, tìm kiếm đơn hàng, đến công tác tạo nguồn rồi đào tạo lao động….
Trong khi đó, người lao động lại tỏ ra ngán ngẩm với khoảng thời gian chờ đợi để được cấp visa. Nhiều người không hiểu còn kéo nhau đến doanh nghiệp kiện cáo, đòi trả lại tiền và cho rằng doanh nghiệp đã lừa đảo. Doanh nghiệp bị mất niềm tin của người lao động, cũng mất luôn niềm tin của các đối tác có nhu cầu sử dụng lao động.
Giải thích vấn đề này, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, thực tế nhu cầu về lao động nhập cư của các nước châu Âu như Cộng hòa Czech, Ba Lan và Slovakia là rất lớn. Tuy nhiên, việc gia nhập khối Schengen (đồng nghĩ với việc có thể đi lại tự do không cần visa trong 25 nước châu Âu) đã khiến lao động dễ dàng "chạy" sang các nước có thu nhập cao, kể cả lao động nhập cư. Vì thế, các nước này đang thắt chặt việc cấp visa cho người nước ngoài, nhất là đối với lao động xuất khẩu.
Tuy nhiên, ông Hải cũng khuyên các doanh nghiệp và người lao động phải biết kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng “hết mưa trời sẽ nắng”.
Xem ra, những “tia nắng” đầu tiên đã sắp xuất hiện khi ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Airseco cho biết, hiện nay các doanh nghiệp sử dụng lao động của Đông Âu đã bắt đầu lên tiếng đòi chính phủ nước họ nới lỏng luật nhập khẩu lao động để họ có thể trở lại hoạt động sản xuất bình thường.
Các doanh nghiệp tại Ba Lan thậm chí đã tổ chức họp báo bày tỏ bức xúc, khi cung - cầu lao động đều lớn mà không thể gặp nhau.
Về phía Việt Nam, ông Vui bày tỏ “để khai thông thị trường này mình doanh nghiệp không thể làm nổi, rất mong sự vào cuộc của Chính phủ và cơ quan quản lý”.
Háo hức...
Sau khi Malaysia "thất thế", Hàn Quốc trở thành chương trình phi lợi nhuận, Trung Đông vẫn chưa thật sự hấp dẫn lao động, doanh nghiệp cũng như người lao động bắt đầu đổ xô vào Đông Âu, như Cộng hoà Czech, Ba Lan, Nga…
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 50 doanh nghiệp đang tham gia khai thác thị trường này.
Ông Nguyễn Huy Tùng, thuộc Công ty TTLC cho biết, từ khi gia nhập Liên minh châu Âu, với sự cho phép tự do đi lại giữa các nước EU, lao động bản xứ tại các nước Ba Lan, Séc có xu hướng chuyển sang các nước Tây Âu làm việc với mức lương hấp dẫn.
Vì thế, sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại các nuớc này. Thậm chí, nhiều nhà máy, công xưởng đã phải đóng cửa vì không có người làm, doanh nghiệp ở các nước sở tại khát lao động hơn bao giờ hết.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), cho biết doanh nghiệp ông đã nhận được 15 đơn hàng từ Ba Lan với tổng số lao động lên tới hàng nghìn, có nhà máy máy đã đặt hàng 600 lao động.
Bắt nhịp cùng doanh nghiệp, người lao động cũng háo hức với các thị trường mới. Đặc biệt, khi thị trường Đông Âu được đánh giá là thị trường hấp dẫn, với mức thu nhập cho lao động phổ thông từ 500 - 700 USD/tháng; lao động có nghề trên 1.000 USD/tháng.
Với mức thu nhập đó, độ hấp dẫn của Đông Âu xem ra không hề thua kém các thị trường thu nhập cao như Mỹ, Canada, Úc… nhưng lại không quá “kén chọn” lao động.
Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với nhu cầu của chủ sử dụng lao động và sự háo hức của doanh nghiệp cung ứng thì thị trường này hiện đang “dậm chân tại chỗ” vì tắc visa (thị thực nhập cảnh).
... nhưng lực bất tòng tâm?
Thông tin Czech tạm ngừng cấp visa cho lao động xuất khẩu đã khiến doanh nghiệp và người lao động hoang mang.
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó giám đốc Công ty Vinamex nói: "Chúng tôi đã làm rất bài từ khâu tạo nguồn đến khâu đào tạo nhưng cuối cùng đến khâu xin visa thì tắc, khiến chúng tôi tồn đọng khá nhiều lao động".
Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, tình trạng không cấp visa cho lao động xuất khẩu khiến họ bị tổn hại, mất mát rất nhiều. Doanh nghiệp đã bị thua lỗ nặng khi đã đầu tư cho thị trường này bao nhiêu tiền của, từ công tác khảo sát thực tế, tìm kiếm đơn hàng, đến công tác tạo nguồn rồi đào tạo lao động….
Trong khi đó, người lao động lại tỏ ra ngán ngẩm với khoảng thời gian chờ đợi để được cấp visa. Nhiều người không hiểu còn kéo nhau đến doanh nghiệp kiện cáo, đòi trả lại tiền và cho rằng doanh nghiệp đã lừa đảo. Doanh nghiệp bị mất niềm tin của người lao động, cũng mất luôn niềm tin của các đối tác có nhu cầu sử dụng lao động.
Giải thích vấn đề này, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, thực tế nhu cầu về lao động nhập cư của các nước châu Âu như Cộng hòa Czech, Ba Lan và Slovakia là rất lớn. Tuy nhiên, việc gia nhập khối Schengen (đồng nghĩ với việc có thể đi lại tự do không cần visa trong 25 nước châu Âu) đã khiến lao động dễ dàng "chạy" sang các nước có thu nhập cao, kể cả lao động nhập cư. Vì thế, các nước này đang thắt chặt việc cấp visa cho người nước ngoài, nhất là đối với lao động xuất khẩu.
Tuy nhiên, ông Hải cũng khuyên các doanh nghiệp và người lao động phải biết kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng “hết mưa trời sẽ nắng”.
Xem ra, những “tia nắng” đầu tiên đã sắp xuất hiện khi ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Airseco cho biết, hiện nay các doanh nghiệp sử dụng lao động của Đông Âu đã bắt đầu lên tiếng đòi chính phủ nước họ nới lỏng luật nhập khẩu lao động để họ có thể trở lại hoạt động sản xuất bình thường.
Các doanh nghiệp tại Ba Lan thậm chí đã tổ chức họp báo bày tỏ bức xúc, khi cung - cầu lao động đều lớn mà không thể gặp nhau.
Về phía Việt Nam, ông Vui bày tỏ “để khai thông thị trường này mình doanh nghiệp không thể làm nổi, rất mong sự vào cuộc của Chính phủ và cơ quan quản lý”.