Lập “Index” cho niềm tin kinh doanh
Một chỉ số “đo đếm” niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam vừa được xây dựng và chuẩn bị công bố
Một chỉ số “đo đếm” niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam vừa được xây dựng và chuẩn bị công bố.
Ngày 2/10, Công ty TNHH Dịch vụ thông tin tài chính World’Vest Base Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính dầu khí (PVFC Invest) dự kiến sẽ chính thức công bố chỉ số niềm tin kinh doanh WVB-PVFCInvest (BCI).
Theo cách đặt vấn đề của hai đầu mối trên, Việt Nam đang là điểm đến thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới, có tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài cao, nhưng “thật ngạc nhiên” là hiện vẫn chưa có cuộc khảo sát kinh doanh nào theo dõi hướng đi của sự tăng trưởng hay sự thay đổi của môi trường kinh doanh, cũng như đo lường và dự báo môi trường kinh tế trong tương lai gần.
Đó cũng là lý do WVB FISL và PVFC Invest quyết định khởi xướng việc xây dựng một cuộc khảo sát trong quý 3/2008, tạo sự khởi đầu cho các cuộc khảo sát hàng quý sau đó và làm cơ sở cho chỉ số BCI.
Về cuộc khảo sát trên, ông Nguyễn Văn Xuyên, Tổng giám đốc PVFC Invest, cho biết: “Chúng tôi đã cân nhắc cẩn thận và cuối cùng đã lựa chọn được danh sách các doanh nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát. Họ là những doanh nghiệp đứng đầu trong cả nước về thương hiệu, tổng tài sản, tổng doanh thu và số lượng nhân viên thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau của Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã lựa chọn hơn một nửa số doanh nghiệp trong cuộc khảo sát lần thứ nhất này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi khối này chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế”.
Từ kết quả của cuộc khảo sát, tất cả dữ liệu được phân tích vô danh và xây dựng nên chỉ số niềm tin kinh doanh. Chỉ số này được tính toán dựa trên thống kê kết quả của tất cả các câu trả lời của các doanh nghiệp và áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế, chứ không áp dụng cho một ngành nghề cụ thể.
Ông Philippe O. Piette, Tổng giám đốc WVB FISL, cho biết thêm, hiện các cuộc khảo sát về lòng tin kinh doanh của doanh nghiệp đã phổ biến tại các nước phát triển. Việt Nam cần có chỉ số này bởi nhiều lợi ích.
“Trước hết nó sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các doanh nghiệp. Cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước sẽ có thêm một kênh thông tin về tình hình hiện tại của nền kinh tế và dự đoán về tình hình kinh doanh trong thời gian tương lai ngắn hạn. Dựa trên thông tin này, họ có thể so sánh, lập kế hoạch hay ra các quyết định kinh doanh tốt hơn”, ông Philippe nói.
Ngoài ra, các nhà xây dựng chỉ số BCI cũng cho rằng đây là một cơ sở để các cơ quan chức năng có thể tham khảo nhằm hỗ trợ công tác hoạch định chính sách, dự báo về nền kinh tế trong ngắn hạn để có những ứng xử phù hợp.
Các nhà tư tư vấn, nhà phân tích kinh doanh và thị trường, các nhà quản lý tài sản và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam cũng có thể tham khảo kết quả cập nhật đều đặn của chỉ số BCI, phục vụ cho việc nghiên cứu, quyết định kinh doanh hay đầu tư.
Để xây dựng chỉ số này, nhóm khảo sát và nghiên cứu của WVB FISL và PVFC Invest đã cân nhắc và lựa chọn 6 cấu phần chính, đã được các cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới tập trung nhấn mạnh nhất và cũng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, gồm: điều kiện hiện tại của nền kinh tế, dự đoán điều kiện nền kinh tế, dự đoán mức độ thay đổi về lao động, kế hoạch đầu tư cố định, dự đoán sự tăng trưởng doanh thu, dự đoán sự tăng trưởng lợi nhuận.
Mỗi cấu phần chính sẽ có một chỉ số phụ. Các chỉ số phụ này sẽ được tính dưới dạng phần trăm bằng cách lấy tổng số câu trả lời mang tính tích cực trừ đi tổng câu trả lời mang tính không tích cực rồi cộng với 100. Tổng của 6 chỉ số phụ này dưới dạng phần trăm sẽ là chỉ số niềm tin kinh doanh BCI.
Theo cơ cấu, có 6 câu hỏi cố định biểu thị cho 6 cấu phần chính nói trên, tạo nên chỉ số niềm tin kinh doanh được hỏi hàng quý. Bên cạnh đó, các câu hỏi chủ đề khác cũng sẽ được đưa vào bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của doanh nghiệp về các vấn đề mà họ đang quan tâm nhất. Các câu hỏi chủ đề này sẽ có thể khác nhau theo từng quý tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể nền kinh tế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Trong cuộc khảo sát lần thứ nhất này (quý 3/2008), có 4 câu hỏi chủ đề được nêu ra liên quan tới dự đoán của doanh nghiệp về năng suất lao động nhân viên, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng phát triển sản phẩm - dịch vụ mới và hiệu quả chi phí.
Chỉ số được tạo ra sẽ là chỉ số gốc tính tại quý 3/2008, có mức điểm là 100. Do đó các chỉ số được thống kê tạo ra trong các cuộc khảo sát lần sau của các quý trong tương lai sẽ được so sánh với chỉ số gốc này. Nếu chỉ số tương lai nhỏ hơn 100 sẽ dự báo xu thế giảm đi của của nền kinh tế và ngược lại nếu lớn hơn 100 sẽ dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế.
Và với kết quả khảo sát lần đầu tiên trong quý 3/2008, chỉ số BCI cho thấy về cơ bản phần lớn các doanh nghiệp đều có niềm tin sâu sắc vào sự chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế Việt Nam. Cùng với niềm tin đó, doanh nghiệp cũng có những hoạch định phát triển phù hợp như tăng tỷ lệ đầu tư tài sản cố định, tăng số lượng lao động, phát triển dịch vụ, sản phẩm mới, quản lý chi phí kinh doanh hiệu quả hơn.
Dự kiến ngày 2/10 này, WVB FISL và PVFC Invest sẽ công bố chi tiết kết quả của chỉ số BCI trong quý 3/2008.
Ngày 2/10, Công ty TNHH Dịch vụ thông tin tài chính World’Vest Base Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính dầu khí (PVFC Invest) dự kiến sẽ chính thức công bố chỉ số niềm tin kinh doanh WVB-PVFCInvest (BCI).
Theo cách đặt vấn đề của hai đầu mối trên, Việt Nam đang là điểm đến thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới, có tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài cao, nhưng “thật ngạc nhiên” là hiện vẫn chưa có cuộc khảo sát kinh doanh nào theo dõi hướng đi của sự tăng trưởng hay sự thay đổi của môi trường kinh doanh, cũng như đo lường và dự báo môi trường kinh tế trong tương lai gần.
Đó cũng là lý do WVB FISL và PVFC Invest quyết định khởi xướng việc xây dựng một cuộc khảo sát trong quý 3/2008, tạo sự khởi đầu cho các cuộc khảo sát hàng quý sau đó và làm cơ sở cho chỉ số BCI.
Về cuộc khảo sát trên, ông Nguyễn Văn Xuyên, Tổng giám đốc PVFC Invest, cho biết: “Chúng tôi đã cân nhắc cẩn thận và cuối cùng đã lựa chọn được danh sách các doanh nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát. Họ là những doanh nghiệp đứng đầu trong cả nước về thương hiệu, tổng tài sản, tổng doanh thu và số lượng nhân viên thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau của Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã lựa chọn hơn một nửa số doanh nghiệp trong cuộc khảo sát lần thứ nhất này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi khối này chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế”.
Từ kết quả của cuộc khảo sát, tất cả dữ liệu được phân tích vô danh và xây dựng nên chỉ số niềm tin kinh doanh. Chỉ số này được tính toán dựa trên thống kê kết quả của tất cả các câu trả lời của các doanh nghiệp và áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế, chứ không áp dụng cho một ngành nghề cụ thể.
Ông Philippe O. Piette, Tổng giám đốc WVB FISL, cho biết thêm, hiện các cuộc khảo sát về lòng tin kinh doanh của doanh nghiệp đã phổ biến tại các nước phát triển. Việt Nam cần có chỉ số này bởi nhiều lợi ích.
“Trước hết nó sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các doanh nghiệp. Cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước sẽ có thêm một kênh thông tin về tình hình hiện tại của nền kinh tế và dự đoán về tình hình kinh doanh trong thời gian tương lai ngắn hạn. Dựa trên thông tin này, họ có thể so sánh, lập kế hoạch hay ra các quyết định kinh doanh tốt hơn”, ông Philippe nói.
Ngoài ra, các nhà xây dựng chỉ số BCI cũng cho rằng đây là một cơ sở để các cơ quan chức năng có thể tham khảo nhằm hỗ trợ công tác hoạch định chính sách, dự báo về nền kinh tế trong ngắn hạn để có những ứng xử phù hợp.
Các nhà tư tư vấn, nhà phân tích kinh doanh và thị trường, các nhà quản lý tài sản và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam cũng có thể tham khảo kết quả cập nhật đều đặn của chỉ số BCI, phục vụ cho việc nghiên cứu, quyết định kinh doanh hay đầu tư.
Để xây dựng chỉ số này, nhóm khảo sát và nghiên cứu của WVB FISL và PVFC Invest đã cân nhắc và lựa chọn 6 cấu phần chính, đã được các cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới tập trung nhấn mạnh nhất và cũng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, gồm: điều kiện hiện tại của nền kinh tế, dự đoán điều kiện nền kinh tế, dự đoán mức độ thay đổi về lao động, kế hoạch đầu tư cố định, dự đoán sự tăng trưởng doanh thu, dự đoán sự tăng trưởng lợi nhuận.
Mỗi cấu phần chính sẽ có một chỉ số phụ. Các chỉ số phụ này sẽ được tính dưới dạng phần trăm bằng cách lấy tổng số câu trả lời mang tính tích cực trừ đi tổng câu trả lời mang tính không tích cực rồi cộng với 100. Tổng của 6 chỉ số phụ này dưới dạng phần trăm sẽ là chỉ số niềm tin kinh doanh BCI.
Theo cơ cấu, có 6 câu hỏi cố định biểu thị cho 6 cấu phần chính nói trên, tạo nên chỉ số niềm tin kinh doanh được hỏi hàng quý. Bên cạnh đó, các câu hỏi chủ đề khác cũng sẽ được đưa vào bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của doanh nghiệp về các vấn đề mà họ đang quan tâm nhất. Các câu hỏi chủ đề này sẽ có thể khác nhau theo từng quý tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể nền kinh tế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Trong cuộc khảo sát lần thứ nhất này (quý 3/2008), có 4 câu hỏi chủ đề được nêu ra liên quan tới dự đoán của doanh nghiệp về năng suất lao động nhân viên, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng phát triển sản phẩm - dịch vụ mới và hiệu quả chi phí.
Chỉ số được tạo ra sẽ là chỉ số gốc tính tại quý 3/2008, có mức điểm là 100. Do đó các chỉ số được thống kê tạo ra trong các cuộc khảo sát lần sau của các quý trong tương lai sẽ được so sánh với chỉ số gốc này. Nếu chỉ số tương lai nhỏ hơn 100 sẽ dự báo xu thế giảm đi của của nền kinh tế và ngược lại nếu lớn hơn 100 sẽ dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế.
Và với kết quả khảo sát lần đầu tiên trong quý 3/2008, chỉ số BCI cho thấy về cơ bản phần lớn các doanh nghiệp đều có niềm tin sâu sắc vào sự chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế Việt Nam. Cùng với niềm tin đó, doanh nghiệp cũng có những hoạch định phát triển phù hợp như tăng tỷ lệ đầu tư tài sản cố định, tăng số lượng lao động, phát triển dịch vụ, sản phẩm mới, quản lý chi phí kinh doanh hiệu quả hơn.
Dự kiến ngày 2/10 này, WVB FISL và PVFC Invest sẽ công bố chi tiết kết quả của chỉ số BCI trong quý 3/2008.