Lập quy hoạch đô thị, nên giao cho ai?
Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Quy hoạch đô thị
Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Quy hoạch đô thị.
Tại kỳ họp vừa qua của Quốc hội, đã có 200 ý kiến thảo luận về dự luật này. Tiếp thu những ý kiến đó, cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đã chỉnh lý nhiều nội dung trước khi trình Ủy ban Thường vụ quốc hội cho ý kiến.
Cả hai cơ quan đều đề nghị giữ hội đồng kiến trúc quy hoạch và chức danh kiến trúc sư trưởng tại một số tỉnh, thành. Tuy nhiên, về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, hai cơ quan soạn thảo và thẩm tra còn chưa đồng thuận.
Dự thảo luật quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch chung đô thị loại đặc biệt cho Bộ Xây dựng. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì đối với các thành phố trực thuộc Trung ương nên để ủy ban nhân dân thành phố lập quy hoạch, Bộ xây dựng thẩm định, Chính phủ phê duyệt.
“Việc Bộ Xây dựng thẩm định từ nhiệm vụ quy hoạch đến nội dung quy hoạch sẽ đảm bảo được mối quan hệ giữa quy hoạch thủ đô Hà Nội cũng như các đô thị đặc biệt khác với vùng lân cận”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền bày tỏ quan điểm của cơ quan thẩm tra.
Nhất trí quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, song có đại biểu cho rằng, Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm quản lý vĩ mô để tránh phá vỡ cảnh quan, tránh quy hoạch theo nhiệm kỳ, theo nhóm lợi ích
Theo dự thảo luật, đô thị được phân thành 6 loại, từ I đến V và đặc biệt, theo các tiêu chí: vị trí, chức năng, vai trò; quy mô, mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Tiêu chí cụ thể cho từng loại đô thị do Chính phủ quy định.
Cho rằng tiêu chí phân loại còn chung chung, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi: Không có định hướng gì thì Chính phủ quy định thế nào?
Tuy nhiên, theo cơ quan chủ trì thẩm tra thì quy định này đảm bảo tính nguyên tắc, làm cơ sở để Chính phủ quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý điều hành, do các tiêu chí để phân loại đô thị có thể thay đổi theo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị sau khi chỉnh lý gồm 7 chương, 76 điều, quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt.
Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội, dự thảo Luật sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 5, dự kiến được tổ chức vào tháng 5/2009.
Tại kỳ họp vừa qua của Quốc hội, đã có 200 ý kiến thảo luận về dự luật này. Tiếp thu những ý kiến đó, cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đã chỉnh lý nhiều nội dung trước khi trình Ủy ban Thường vụ quốc hội cho ý kiến.
Cả hai cơ quan đều đề nghị giữ hội đồng kiến trúc quy hoạch và chức danh kiến trúc sư trưởng tại một số tỉnh, thành. Tuy nhiên, về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, hai cơ quan soạn thảo và thẩm tra còn chưa đồng thuận.
Dự thảo luật quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch chung đô thị loại đặc biệt cho Bộ Xây dựng. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì đối với các thành phố trực thuộc Trung ương nên để ủy ban nhân dân thành phố lập quy hoạch, Bộ xây dựng thẩm định, Chính phủ phê duyệt.
“Việc Bộ Xây dựng thẩm định từ nhiệm vụ quy hoạch đến nội dung quy hoạch sẽ đảm bảo được mối quan hệ giữa quy hoạch thủ đô Hà Nội cũng như các đô thị đặc biệt khác với vùng lân cận”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền bày tỏ quan điểm của cơ quan thẩm tra.
Nhất trí quy định thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch đô thị theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, song có đại biểu cho rằng, Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm quản lý vĩ mô để tránh phá vỡ cảnh quan, tránh quy hoạch theo nhiệm kỳ, theo nhóm lợi ích
Theo dự thảo luật, đô thị được phân thành 6 loại, từ I đến V và đặc biệt, theo các tiêu chí: vị trí, chức năng, vai trò; quy mô, mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Tiêu chí cụ thể cho từng loại đô thị do Chính phủ quy định.
Cho rằng tiêu chí phân loại còn chung chung, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi: Không có định hướng gì thì Chính phủ quy định thế nào?
Tuy nhiên, theo cơ quan chủ trì thẩm tra thì quy định này đảm bảo tính nguyên tắc, làm cơ sở để Chính phủ quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý điều hành, do các tiêu chí để phân loại đô thị có thể thay đổi theo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị sau khi chỉnh lý gồm 7 chương, 76 điều, quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt.
Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội, dự thảo Luật sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 5, dự kiến được tổ chức vào tháng 5/2009.