Lên sàn “thời” ảm đạm
Thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài, nhưng lượng hồ sơ xin niêm yết mới vẫn đều đặn gửi về sàn Hà Nội và sàn Tp.HCM
Thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài, nhưng lượng hồ sơ xin niêm yết mới vẫn đều đặn gửi về sàn Hà Nội và sàn Tp.HCM.
Bối cảnh khó khăn đó khẳng định mục đích và chiến lược nhất quán của doanh nghiệp, thay cho tính phong trào từng phảng phất thời sôi động cuối năm 2006 đầu năm 2007.
Đến thời điểm này, có thể điểm ra một số công ty từng lên tiếng nhiều lần sẽ niêm yết trong quý 1/2008, nhưng không theo đuổi được kế hoạch đó. Thị trường sụt giảm, khó khăn là nguyên nhân chính. Nhưng, chính trong bối cảnh này, kế hoạch niêm yết được đặt ra lại được xem là một thử thách, nhưng cũng là cơ hội để chứng minh giá trị của doanh nghiệp và khẳng định ý nghĩa của kế hoạch này.
Giá trị thực sẽ lên tiếng
Tại Đại hội cổ đông lần thứ 12 vừa qua, Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) đề cập đến kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, xem xét bán cổ phần cho đối tác nước ngoài và niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Đây là một bước định hướng mạnh dạn, mà cơ sở phải xuất phát từ thực lực của chính doanh nghiệp, không phải từ ý muốn chủ quan.
Tương tự, Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM (Đà Nẵng) đã thống nhất kế hoạch niêm yết trong năm nay trước Đại hội cổ đông; hồ sơ của công ty hiện đã được gửi về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC).
Theo ông Hồ Thái Hòa, Giám đốc Công ty VNECO.SSM, quyết định tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán trước hết thể hiện cam kết của Hội đồng Quản trị, Ban lãnh đạo đối với các cổ đông, tôn trọng định hướng đã được thông qua. Đây cũng là bước đi đảm bảo quyền lợi của cổ đông trong việc tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu, cũng như đảm bảo yêu cầu phát triển doanh nghiệp là tăng cường minh bạch trong hoạt động.
“Tất nhiên, không chỉ trong bối cảnh hiện nay, mà quá trình niêm yết nói chung là một áp lực đối với Hội đồng Quản trị, với doanh nghiệp trong yêu cầu đảm bảo hoạt động hiệu quả và phát triển. Và cũng thấy rằng khi tham gia niêm yết, giá trị của mình cũng cần chứng minh, cần được bên ngoài biết đến”, ông Hòa nói.
Tính từ đầu năm đến nay, có 16 doanh nghiệp đã gửi hồ sơ xin tham gia niêm yết về HOSE. Trong đó, có 11 bộ hồ sơ đã được chấp thuận và 9 doanh nghiệp đã chính thức tham gia giao dịch. Tại HASTC, từ đầu năm đến nay đã có tới 26 thành viên mới chính thức niêm yết, có 16 hồ sơ mới được gửi về.
Đặc biệt, trong tháng 5 này, tháng đỉnh điểm của đà sụt giảm trên thị trường, vẫn có 5 bộ hồ sơ gửi về. Đây là những con số khiêm tốn so với thời sôi động cuối năm 2006 đầu 2007, nhưng đã tạo bất ngờ đối với nhiều người trong bối cảnh hiện nay.
Vì lợi ích lâu dài
Từ đầu năm đến nay, giá hầu hết các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết đã giảm trên 50%, thậm chí giá nhiều cổ phiếu đã về sát gần mệnh giá, một số trường hợp giá giao dịch đã xuống dưới mệnh giá.
Tính thanh khoản của thị trường cũng hạn chế, khối lượng giao dịch thấp, nhiều mã không có giao dịch. Chức năng huy động vốn của thị trường chứng khoán cũng mất dần, thể hiện ở những đợt phát hành không thành công, hoặc phải lùi thời điểm chờ thị trường phục hồi.
Đó là thực tế trước mắt, gắn với môi trường chung của nền kinh tế. Nhưng về dài hạn, những giá trị mà thị trường chứng khoán, cụ thể là kế hoạch niêm yết, mang lại cho doanh nghiệp không thể phủ nhận. Theo quan điểm của Giám đốc Công ty VNECO.SSM Hồ Thái Hòa, nếu không niêm yết, hoạt động của công ty vẫn diễn ra tốt, nhưng những giá trị thực tế của công ty cần đến với đại chúng để khẳng định. Phía sau đó là thương hiệu doanh nghiệp, lợi ích cổ đông cũng như tính minh bạch cần có như ý kiến của giám đốc này.
Còn theo nhận định của ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong lần trao đổi với chúng tôi trước đây, giá trị nổi bật nhất của thị trường chứng khoán đối với doanh nghiệp niêm yết là tạo một kênh huy động vốn trung và dài hạn. Điều này thực sự ý nghĩa khi gánh nặng tín dụng của hệ thống ngân hàng quá tải.
Thứ hai, khi tham gia niêm yết, tính công khai, minh bạch, năng lực quản trị của doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy, cần cho chiến lược phát triển lâu dài. Và niêm yết thành công, một giá trị khó đong đếm là nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp...
Trong bối cảnh hiện nay, ngoài chức năng huy động vốn, những giá trị trên của thị trường chứng khoán vẫn được khẳng định. Đây cũng là môi trường để lựa chọn những nguồn hàng chất lượng cho thị trường, đồng nghĩa với sự khẳng định giá trị thực của doanh nghiệp. Những khó khăn hiện nay là trước mắt, quá trình niêm yết của doanh nghiệp là lâu dài.
Bối cảnh khó khăn đó khẳng định mục đích và chiến lược nhất quán của doanh nghiệp, thay cho tính phong trào từng phảng phất thời sôi động cuối năm 2006 đầu năm 2007.
Đến thời điểm này, có thể điểm ra một số công ty từng lên tiếng nhiều lần sẽ niêm yết trong quý 1/2008, nhưng không theo đuổi được kế hoạch đó. Thị trường sụt giảm, khó khăn là nguyên nhân chính. Nhưng, chính trong bối cảnh này, kế hoạch niêm yết được đặt ra lại được xem là một thử thách, nhưng cũng là cơ hội để chứng minh giá trị của doanh nghiệp và khẳng định ý nghĩa của kế hoạch này.
Giá trị thực sẽ lên tiếng
Tại Đại hội cổ đông lần thứ 12 vừa qua, Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) đề cập đến kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, xem xét bán cổ phần cho đối tác nước ngoài và niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Đây là một bước định hướng mạnh dạn, mà cơ sở phải xuất phát từ thực lực của chính doanh nghiệp, không phải từ ý muốn chủ quan.
Tương tự, Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM (Đà Nẵng) đã thống nhất kế hoạch niêm yết trong năm nay trước Đại hội cổ đông; hồ sơ của công ty hiện đã được gửi về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC).
Theo ông Hồ Thái Hòa, Giám đốc Công ty VNECO.SSM, quyết định tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán trước hết thể hiện cam kết của Hội đồng Quản trị, Ban lãnh đạo đối với các cổ đông, tôn trọng định hướng đã được thông qua. Đây cũng là bước đi đảm bảo quyền lợi của cổ đông trong việc tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu, cũng như đảm bảo yêu cầu phát triển doanh nghiệp là tăng cường minh bạch trong hoạt động.
“Tất nhiên, không chỉ trong bối cảnh hiện nay, mà quá trình niêm yết nói chung là một áp lực đối với Hội đồng Quản trị, với doanh nghiệp trong yêu cầu đảm bảo hoạt động hiệu quả và phát triển. Và cũng thấy rằng khi tham gia niêm yết, giá trị của mình cũng cần chứng minh, cần được bên ngoài biết đến”, ông Hòa nói.
Tính từ đầu năm đến nay, có 16 doanh nghiệp đã gửi hồ sơ xin tham gia niêm yết về HOSE. Trong đó, có 11 bộ hồ sơ đã được chấp thuận và 9 doanh nghiệp đã chính thức tham gia giao dịch. Tại HASTC, từ đầu năm đến nay đã có tới 26 thành viên mới chính thức niêm yết, có 16 hồ sơ mới được gửi về.
Đặc biệt, trong tháng 5 này, tháng đỉnh điểm của đà sụt giảm trên thị trường, vẫn có 5 bộ hồ sơ gửi về. Đây là những con số khiêm tốn so với thời sôi động cuối năm 2006 đầu 2007, nhưng đã tạo bất ngờ đối với nhiều người trong bối cảnh hiện nay.
Vì lợi ích lâu dài
Từ đầu năm đến nay, giá hầu hết các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết đã giảm trên 50%, thậm chí giá nhiều cổ phiếu đã về sát gần mệnh giá, một số trường hợp giá giao dịch đã xuống dưới mệnh giá.
Tính thanh khoản của thị trường cũng hạn chế, khối lượng giao dịch thấp, nhiều mã không có giao dịch. Chức năng huy động vốn của thị trường chứng khoán cũng mất dần, thể hiện ở những đợt phát hành không thành công, hoặc phải lùi thời điểm chờ thị trường phục hồi.
Đó là thực tế trước mắt, gắn với môi trường chung của nền kinh tế. Nhưng về dài hạn, những giá trị mà thị trường chứng khoán, cụ thể là kế hoạch niêm yết, mang lại cho doanh nghiệp không thể phủ nhận. Theo quan điểm của Giám đốc Công ty VNECO.SSM Hồ Thái Hòa, nếu không niêm yết, hoạt động của công ty vẫn diễn ra tốt, nhưng những giá trị thực tế của công ty cần đến với đại chúng để khẳng định. Phía sau đó là thương hiệu doanh nghiệp, lợi ích cổ đông cũng như tính minh bạch cần có như ý kiến của giám đốc này.
Còn theo nhận định của ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong lần trao đổi với chúng tôi trước đây, giá trị nổi bật nhất của thị trường chứng khoán đối với doanh nghiệp niêm yết là tạo một kênh huy động vốn trung và dài hạn. Điều này thực sự ý nghĩa khi gánh nặng tín dụng của hệ thống ngân hàng quá tải.
Thứ hai, khi tham gia niêm yết, tính công khai, minh bạch, năng lực quản trị của doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy, cần cho chiến lược phát triển lâu dài. Và niêm yết thành công, một giá trị khó đong đếm là nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp...
Trong bối cảnh hiện nay, ngoài chức năng huy động vốn, những giá trị trên của thị trường chứng khoán vẫn được khẳng định. Đây cũng là môi trường để lựa chọn những nguồn hàng chất lượng cho thị trường, đồng nghĩa với sự khẳng định giá trị thực của doanh nghiệp. Những khó khăn hiện nay là trước mắt, quá trình niêm yết của doanh nghiệp là lâu dài.