Lịch sử vắng người nhận giải của “Nobel hoà bình” Trung Quốc
Việc những người được trao giải Khổng Tử không tới nhận giải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, mới đây, lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã được Trung Quốc trao giải thưởng Khổng Tử 2014 vì những đóng góp cho hòa bình thế giới.
“Trong thời gian lãnh đạo Cuba, Castro không sử dụng vũ lực khi giải quyết các cuộc xung đột và các vấn đề trong quan hệ quốc tế cũng như trong mối quan hệ của Cuba với Mỹ”, một thành viên của ban tổ chức giải Khổng Tử nói với tờ Thời báo Hoàn cầu. “Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tham khảo nhằm tìm ra giải pháp cho các cuộc khủng hoảng hiện nay trên thế giới”.
Các nhà tổ chức giải Khổng Tử cũng tỏ ra ấn tượng trước sự tích cực của Castro trong các vấn đề ngoại giao sau khi ông đã về hưu và những đóng góp quan trọng của ông trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân.
Những yếu tố này đưa Castro, 88 tuổi, nổi bật trong số 14 ứng cử viên và tổ chức được đề cử cho giải Khổng Tử năm nay, trong đó có Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon và Hội Đạo giáo Trung Quốc.
Giải Khổng Tử năm nay được Trung Quốc công bố sau khi giải Nobel Hòa bình được chính thức trao cho Malala Yousafzai, 17 tuổi, người Pakistan và Kailash Satyarthi, 60 tuổi, người Ấn Độ, hai nhà hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em.
Tuy vậy, lãnh tụ Cuba, người từ nhiệm vào năm 2008 sau gần 5 thập kỷ năm quyền, đã không có mặt ở Bắc Kinh để nhận giải Khổng Tử. Ông được đại diện bởi một nhóm sinh viên Cuba trong lễ trao tượng vàng Khổng Tử và giấy chứng nhận giải thưởng.
Giải thưởng Khổng Tử được công bố lần đầu tiên vào năm 2010. Năm đó, cựu phó lãnh đạo Đài Loan Lien Chan là người được chọn, nhưng ông cũng không có mặt trong buổi lễ trao giải. Các trợ lý của Lien Chan cho biết, thậm chí họ còn không được thông báo về việc ông được giải.
Đến năm 2011, Tổng thống Nga Vladimir Putin là người nhận giải thưởng Khổng Tử, nhưng các sinh viên Nga cũng đã thay mặt người đứng đầu điện Kremlin tới nhận giải.
Còn năm 2012, nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan cũng không tới nhận giải thưởng này dù là người được trao.
Việc những người được trao giải Khổng Tử không tới nhận giải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc.
“Ở thế giới bên kia, nếu Khổng Tử biết điều này, hẳn ông sẽ bối rối và ngại ngùng. Ban đầu, hai ứng viên nặng ký cho giải này là Saddam [Hussein] và [Muammar] Gaddafi, nhưng chẳng may họ đã về trời”, một người viết trên mạng Weibo, đề cập tới hai nhà cựu độc tài quá cố của Iraq và Libya.
Các quan chức Trung Quốc từ lâu đã né tránh giải thưởng Khổng Từ, cho dù họ đã xem giải này tương đương với giải thưởng Nobel hòa bình vào năm 2010, khi Nobel hòa bình được trao cho nhà văn Trung Quốc bị kết án tù Lưu Hiểu Ba.
Năm 2011, Bộ Văn hóa Trung Quốc nói sẽ ngừng giao giải Khổng Tử. Hiện nay, giải này được điều hành bởi Trung tâm Nghiên cứu hòa bình quốc tế Trung Quốc, một nhóm học giả tuyên bố không trực thuộc Chính phủ nước này.
Tờ Wall Street Journal bình luận, không rõ điều gì khiến Castro được nhận giải Khổng Tử. Ông hiếm khi xuất hiện trước công chúng kể từ khi ốm nặng vào năm 2006. Lần gần đây nhất Castro được cho là xuất hiện trước công chúng là vào tháng 1 năm nay khi ông tham dự lễ khai trương một trung tâm văn hóa ở Havana.
“Trong thời gian lãnh đạo Cuba, Castro không sử dụng vũ lực khi giải quyết các cuộc xung đột và các vấn đề trong quan hệ quốc tế cũng như trong mối quan hệ của Cuba với Mỹ”, một thành viên của ban tổ chức giải Khổng Tử nói với tờ Thời báo Hoàn cầu. “Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tham khảo nhằm tìm ra giải pháp cho các cuộc khủng hoảng hiện nay trên thế giới”.
Các nhà tổ chức giải Khổng Tử cũng tỏ ra ấn tượng trước sự tích cực của Castro trong các vấn đề ngoại giao sau khi ông đã về hưu và những đóng góp quan trọng của ông trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân.
Những yếu tố này đưa Castro, 88 tuổi, nổi bật trong số 14 ứng cử viên và tổ chức được đề cử cho giải Khổng Tử năm nay, trong đó có Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon và Hội Đạo giáo Trung Quốc.
Giải Khổng Tử năm nay được Trung Quốc công bố sau khi giải Nobel Hòa bình được chính thức trao cho Malala Yousafzai, 17 tuổi, người Pakistan và Kailash Satyarthi, 60 tuổi, người Ấn Độ, hai nhà hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em.
Tuy vậy, lãnh tụ Cuba, người từ nhiệm vào năm 2008 sau gần 5 thập kỷ năm quyền, đã không có mặt ở Bắc Kinh để nhận giải Khổng Tử. Ông được đại diện bởi một nhóm sinh viên Cuba trong lễ trao tượng vàng Khổng Tử và giấy chứng nhận giải thưởng.
Giải thưởng Khổng Tử được công bố lần đầu tiên vào năm 2010. Năm đó, cựu phó lãnh đạo Đài Loan Lien Chan là người được chọn, nhưng ông cũng không có mặt trong buổi lễ trao giải. Các trợ lý của Lien Chan cho biết, thậm chí họ còn không được thông báo về việc ông được giải.
Đến năm 2011, Tổng thống Nga Vladimir Putin là người nhận giải thưởng Khổng Tử, nhưng các sinh viên Nga cũng đã thay mặt người đứng đầu điện Kremlin tới nhận giải.
Còn năm 2012, nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan cũng không tới nhận giải thưởng này dù là người được trao.
Việc những người được trao giải Khổng Tử không tới nhận giải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc.
“Ở thế giới bên kia, nếu Khổng Tử biết điều này, hẳn ông sẽ bối rối và ngại ngùng. Ban đầu, hai ứng viên nặng ký cho giải này là Saddam [Hussein] và [Muammar] Gaddafi, nhưng chẳng may họ đã về trời”, một người viết trên mạng Weibo, đề cập tới hai nhà cựu độc tài quá cố của Iraq và Libya.
Các quan chức Trung Quốc từ lâu đã né tránh giải thưởng Khổng Từ, cho dù họ đã xem giải này tương đương với giải thưởng Nobel hòa bình vào năm 2010, khi Nobel hòa bình được trao cho nhà văn Trung Quốc bị kết án tù Lưu Hiểu Ba.
Năm 2011, Bộ Văn hóa Trung Quốc nói sẽ ngừng giao giải Khổng Tử. Hiện nay, giải này được điều hành bởi Trung tâm Nghiên cứu hòa bình quốc tế Trung Quốc, một nhóm học giả tuyên bố không trực thuộc Chính phủ nước này.
Tờ Wall Street Journal bình luận, không rõ điều gì khiến Castro được nhận giải Khổng Tử. Ông hiếm khi xuất hiện trước công chúng kể từ khi ốm nặng vào năm 2006. Lần gần đây nhất Castro được cho là xuất hiện trước công chúng là vào tháng 1 năm nay khi ông tham dự lễ khai trương một trung tâm văn hóa ở Havana.