07:57 22/05/2014

LienVietPostBank hướng đến mô hình ngân hàng bán lẻ bền vững

P.V

LienVietPostBank và WSBI đã tổ chức hội nghị thường niên các Ngân hàng tiết kiệm khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ 20 tại Việt Nam

Đây là lần đầu tiên hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực
 Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Việt Nam và LienVietPostBank là
 ngân hàng được WSBI lựa chọn đồng tổ chức Hội nghị này. <br>
Đây là lần đầu tiên hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Việt Nam và LienVietPostBank là ngân hàng được WSBI lựa chọn đồng tổ chức Hội nghị này. <br>
Ngày 21/5, ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Hiệp hội Ngân hàng tiết kiệm và bán lẻ thế giới (WSBI) đã tổ chức hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20.

Đây là lần đầu tiên hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Việt Nam và LienVietPostBank là ngân hàng được WSBI lựa chọn đồng tổ chức Hội nghị này.

Hội nghị quy tụ được trên 80 nhà lãnh đạo ngân hàng, nhà quản lý và hoạt động trong lĩnh vực tài chính đến từ hơn 20 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Quốc gia Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ấn Độ, Ngân hàng Bưu chính Hàn Quốc, Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ Thái Lan, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Banknet…

Đến với hội nghị, đặc biệt còn có sự hiện diện của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Toàn Thắng, ông Chris De Noose - Giám đốc Điều hành WSBI, ông Adinan Maning - Giám đốc WSBI khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Malaysia.

Hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 diễn ra vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập WSBI, mang chủ đề “Biến những thách thức tiếp cận tài chính thành cơ hội kinh doanh”.

Mục tiêu của hội nghị là đánh giá những thành tựu của WSBI đã đạt được trong 90 năm qua, thảo luận về những bước phát triển trên thị trường ngân hàng bán lẻ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các chính sách tài chính cũng như chia sẻ những sáng kiến nhằm mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tài chính, đem lại lợi ích cho khách hàng.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng dành nhiều thời gian để bàn bạc về việc củng cố mối quan hệ hợp tác trong khu vực, đặc biệt là các cơ hội hợp tác kinh doanh xuyên biên giới theo lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Hội nghị WSBI lần thứ 20 cũng tạo cơ hội cho LienVietPostBank gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các nước thành viên đã và đang triển khai thành công mô hình ngân hàng - bưu điện cũng như các dịch vụ tài chính cho người dân trong khu vực.

Trong ngày hội nghị đầu tiên, ngày 21/5, 2 chủ đề chính là “Đổi mới ngân hàng bán lẻ để cung ứng dịch vụ tài chính cho người nghèo” và “Mô hình Ngân hàng - Bưu điện thúc đẩy tài chính vi mô” là những nội dung quan trọng được các thành viên WSBI thảo luận sôi nổi.

Chủ đề về việc củng cố quan hệ hợp tác trong khu vực liên quan đến các cơ hội hợp tác kinh doanh nói chung và vấn đề thanh toán, chuyển tiền nói riêng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra trong nửa ngày tiếp theo, ngày 22/5, cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo diễn giả trong nước và quốc tế.

Hội nghị WSBI năm 2014 đã mở ra một hướng đi mới cho các thành viên trong việc trao đổi thông tin, tăng cường mối quan hệ đối tác thông qua đối thoại chuyên sâu, qua đó tìm ra các hành động cụ thể để phát triển các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam trong khu vực.

Trong phần tham luận với chủ đề “Mô hình ngân hàng - bưu điện thúc đẩy tài chính vi mô” của LienVietPostBank - đại diện nước chủ nhà, đồng thời với tư cách là nhà đồng tổ chức, TS. Nguyễn Đức Hưởng - Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị LienVietPostBank nhấn mạnh rằng, một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại trong thời điểm hiện nay là phải luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.

Do vậy, nhiều ngân hàng trong nước đã chú trọng hơn tới việc tung ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn (chiếm 2/3 tổng dân số Việt Nam) trong thời gian qua.

Mô hình “ngân hàng - bưu điện” hiện đã được hình thành tại nhiều nước trên thế giới và việc tận dụng mạng lưới bưu chính để phát triển thị trường của các ngân hàng là giải pháp hiệu quả. Bởi hầu như không có nước nào mà các ngân hàng có thể phủ sóng mạng lưới rộng khắp cả nước như ngành bưu chính, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

(Nguồn: LienVietPostBank)