Loạt nhà thầu Hàn, Trung, Việt bị điểm tên dính nhiều lỗi thi công
21 nhà thầu xây lắp các dự án xây dựng giao thông tại Việt Nam bị điểm tên trong nhóm “trung bình”
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố kết quả thực hiện năm 2016 của 474 nhà thầu xây lắp tham gia các dự án xây dựng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Theo đó, trong tổng số 474 nhà thầu xây lắp được đánh giá năm 2016, có 453 nhà thầu xây lắp nằm trong nhóm “đáp ứng yêu cầu”, chiếm tỷ lệ 95,6%, và 21 nhà thầu xây lắp nằm trong nhóm “trung bình”, chiếm tỷ lệ 4,4%.
Đứng đầu danh sách các nhà thầu trong nhóm “đáp ứng yêu cầu” hầu hết là những cái tên quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông, như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông (Cienco 4), Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Xây dựng đường thủy, Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường...
Về phía nhóm “trung bình”, các nhà thầu trong nhóm này thường dính từ 4 đến 6 lỗi trong một gói thầu hoặc từ 8 đến 20 lỗi trong các gói thầu.
Cụ thể, trong số 21 nhà thầu nằm trong nhóm “trung bình”, có nhiều nhà thầu từ Hàn Quốc, như Posco, Lotte, Samwan, Doosan. Hầu hết các nhà thầu Hàn Quốc này đều dính lỗi tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Điển hình, Lotte bị 5 lỗi tại gói thầu A1 và 5 lỗi tại gói thầu A4. Posco bị 5 lỗi tại gói thầu A5.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, đơn vị làm chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, từng cho biết đã thay thế các giám đốc dự án của các nhà thầu Posco tại gói thầu A5; giám đốc dự án của các nhà thầu Lotte tại gói thầu A4 do không đáp ứng yêu cầu.
Ngoài ra, còn có những nhà thầu đến từ Trung Quốc như Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Tổng công ty Xây dựng cầu đường Quảng Tây.
Cùng trong nhóm “trung bình” còn có một số tên tuổi trong nước như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5), Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Xây dựng số 1; Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi…
Ông Phan Quang Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho biết, kết quả công bố của Bộ Giao thông căn cứ trên cơ sở tổng hợp của chủ đầu tư, ban quản lý dự án...
Các tiêu chí đánh giá dựa trên những diễn biến thực tiễn trên hiện trường như: công tác huy động tài chính, máy móc; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng công trình; an toàn lao động; giải quyết các thủ tục thanh toán, nghiệm thu và việc thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình.
“Kết quả đánh giá việc thực hiện của nhà thầu xây lắp là một thông tin để tham khảo trong quá trình lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước…”, văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ký nêu rõ.
Theo đó, trong tổng số 474 nhà thầu xây lắp được đánh giá năm 2016, có 453 nhà thầu xây lắp nằm trong nhóm “đáp ứng yêu cầu”, chiếm tỷ lệ 95,6%, và 21 nhà thầu xây lắp nằm trong nhóm “trung bình”, chiếm tỷ lệ 4,4%.
Đứng đầu danh sách các nhà thầu trong nhóm “đáp ứng yêu cầu” hầu hết là những cái tên quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông, như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông (Cienco 4), Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Xây dựng đường thủy, Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường...
Về phía nhóm “trung bình”, các nhà thầu trong nhóm này thường dính từ 4 đến 6 lỗi trong một gói thầu hoặc từ 8 đến 20 lỗi trong các gói thầu.
Cụ thể, trong số 21 nhà thầu nằm trong nhóm “trung bình”, có nhiều nhà thầu từ Hàn Quốc, như Posco, Lotte, Samwan, Doosan. Hầu hết các nhà thầu Hàn Quốc này đều dính lỗi tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Điển hình, Lotte bị 5 lỗi tại gói thầu A1 và 5 lỗi tại gói thầu A4. Posco bị 5 lỗi tại gói thầu A5.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, đơn vị làm chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, từng cho biết đã thay thế các giám đốc dự án của các nhà thầu Posco tại gói thầu A5; giám đốc dự án của các nhà thầu Lotte tại gói thầu A4 do không đáp ứng yêu cầu.
Ngoài ra, còn có những nhà thầu đến từ Trung Quốc như Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Tổng công ty Xây dựng cầu đường Quảng Tây.
Cùng trong nhóm “trung bình” còn có một số tên tuổi trong nước như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5), Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Xây dựng số 1; Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi…
Ông Phan Quang Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho biết, kết quả công bố của Bộ Giao thông căn cứ trên cơ sở tổng hợp của chủ đầu tư, ban quản lý dự án...
Các tiêu chí đánh giá dựa trên những diễn biến thực tiễn trên hiện trường như: công tác huy động tài chính, máy móc; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng công trình; an toàn lao động; giải quyết các thủ tục thanh toán, nghiệm thu và việc thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình.
“Kết quả đánh giá việc thực hiện của nhà thầu xây lắp là một thông tin để tham khảo trong quá trình lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước…”, văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ký nêu rõ.