Lối đi riêng của Khu công nghiệp Long Hậu
Long Hậu là khu công nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương
Hơn 100 năm qua, Tp.HCM sử dụng duy nhất luồng sông Lòng Tàu để đưa tàu biển vào cập cảng Sài Gòn. Trong khi đó, luồng sông Soài Rạp có bề rộng lớn hơn nhưng nhiều đoạn sông bị cạn, gây cản trở cho tài biển đi lại.
Tuy nhiên, Tp.HCM đã quyết định nạo vét luồng tàu Soài Rạp để có thể tiếp nhận được tàu 70.000 tấn và dự án này đã được Chính phủ Bỉ chấp thuận cho vay ưu đãi để đầu tư.
Vị trí chiến lược
Ngay khi Tp.HCM bắt đầu thực hiện dự án nạo vét luồng Soài Rạp, hai tập đoàn tàu biển thuộc hàng đầu thế giới là P&O và Dubai World đã quyết định xây dựng một cảng biển tại KCN Hiệp Phước, đồng thời lấy Soài Rạp làm luồng chính để đưa tàu về cảng thay vì đi luồng sông Lòng Tàu. Dự án cảng biển Hiệp Phước có tổng vốn đầu tư 248,8 triệu USD do Tập đoàn P&O làm chủ đầu tư, hiện đã một bến cảng hoạt động, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2011.
Dự báo, sau khi hoàn thành, toàn bộ khu vực Cảng Sài Gòn và Hiệp Phước có thể tiếp nhận 250 – 300 triệu tấn hàng hóa/năm với tàu 70.000 tấn có thể cập cảng.
Sau khi nạo vét hoàn thành, cảng Hiệp Phước sẽ đón tàu trọng tải lớn và Soài Rạp sẽ kết nối rất thuận lợi với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ thông qua hệ thống giao thông đuồng bộ và đường sông, còn tiện lợi hơn nhiều cảng nước sâu Thị Vải, Cái Mép ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Không những vậy, các vùng đất nằm dọc sông Soài Rạp gồm Tp.HCM, Long An và Tiền Giang sẽ có thêm điều kiện để mở nhiều cảng biển mới và các dịch vụ cảng biển. Đồng thời, luồng tàu Soài Rạp sẽ là cánh cửa lớn giúp Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước của Tp.HCM và Khu công nghiệp Long Hậu của Long An thực hiện chiến lược tiến ra biển đông.
Khu công nghiệp Long Hậu nằm trên vùng giáp ranh giữa huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và huyện Nhà Bè TP.HCM, thuộc khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp của cả TP.HCM và tỉnh Long An. Đây là khu vực có lợi thế về giao thông đường thủy, nằm liền kề với hệ thống cảng biển của Tp.HCM. Điều này tạo ra tiềm năng phát triển rất lớn của Khu công nghiệp Long Hậu trong thời gian sắp tới.
Với diện tích giai đoạn I là 141,85ha, trong đó diện tích đất thương phẩm là 93ha, vốn đầu tư là 420 tỷ đồng, Khu công nghiệp Long Hậu hiện đã được cho thuê toàn bộ diện tích. Giai đoạn II, Long Hậu sẽ mở rộng thêm 108,48ha với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng và đang giao đất cho nhà đầu tư. Giai đoạn III, khu đô thị công nghiệp Long Hậu với diện tích tới 2.400ha sẽ được xây dựng và dự kiến cho thuê hết toàn bộ diện tích vào năm 2015.
Ông Jacques de Chateauvieux (Pháp), đã có nhiều năm kinh nghiệm phát triển các dự án trực tiếp tại thị trường Việt Nam nhận định, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Khu công nghiệp Long Hậu và Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng sẽ tạo trục động lực đẩy hấp dẫn thực hiện chiến lước phát triển công nghiệp “Tiến ra biển Đông” của Tp.HCM và Long An, đồng thời sẽ thu hút một số lượng rất lớn những chuyên gia nước ngoài, những người tài giỏi của Việt Nam đến cư trú tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và làm việc tại hai khu công nghiệp ngay gần nơi ở.
Phú Mỹ Hưng vừa được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với không gian, môi trường sống lý tưởng. Nhiều chuyên gia nước ngoài nhận định, khu vực Phú Mỹ Hưng, Hiệp Phước, Long Hậu sẽ trở thành nơi có hàm lượng chất xám tập trung cao nhất phía Nam trong vòng 10 năm tới. Chỉ cách trung tâm thành phố 19km lại không bị kẹt xe và nhất là gần cụm cảng nước sâu (gồm SPCT, Sài Gòn Tân Cảng, Sài Gòn Hiệp Phước), khu công nghiệp này giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian di chuyển và chi phí hoạt động.
Và lối đi riêng của Long Hậu
Riêng đối với Khu công nghiệp Long Hậu, tuy mới đi vào hoạt động song nơi này đã trở thành sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, mới đây Long Hậu đã trở thành khu công nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.
Ngày 28/2/2011, Công ty cổ phần Long Hậu đã tổ chức lễ trao chứng nhận đầu tư cho 12 doanh nghiệp Nhật triển khai đầu tư đợt đầu tại khu nhà xưởng xây sẵn thuộc Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đến nay, khu công nghiệp này đã thu hút được 83 nhà đầu tư, đăng ký sử dụng 98,4 ha đất và 12.426m2 nhà xưởng; vốn đăng ký đầu tư đạt được 5.300 tỉ đồng.
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư, cuối năm 2010 Long Hậu bắt đầu triển khai dự án 35.000m2 nhà xưởng cho thuê với số vốn đầu tư 158 tỉ đồng. Sản phẩm trên được thiết kế nhằm phục vụ các doanh nghiệp SME, đa dạng về quy mô, từ 250m2 đến 3.000m2 cùng với các sản phẩm hỗ trợ hữu hiệu như dịch vụ pháp lý, nhà lưu trú cùng các tiện ích, cung cấp nhân lực, logistic…
Trong thời gian tới, khu công nghiệp này sẽ kết hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn đầu tư quốc tế thực hiện các cuộc xúc tiến đầu tư ngay tại Việt Nam và các thành phố lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Dự kiến tháng 7/2011, Long Hậu sẽ tiếp tục mở rộng dự án nhà xưởng xây sẵn với diện tích 50.000m2 nhằm đón đầu nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Tp.HCM đã quyết định nạo vét luồng tàu Soài Rạp để có thể tiếp nhận được tàu 70.000 tấn và dự án này đã được Chính phủ Bỉ chấp thuận cho vay ưu đãi để đầu tư.
Vị trí chiến lược
Ngay khi Tp.HCM bắt đầu thực hiện dự án nạo vét luồng Soài Rạp, hai tập đoàn tàu biển thuộc hàng đầu thế giới là P&O và Dubai World đã quyết định xây dựng một cảng biển tại KCN Hiệp Phước, đồng thời lấy Soài Rạp làm luồng chính để đưa tàu về cảng thay vì đi luồng sông Lòng Tàu. Dự án cảng biển Hiệp Phước có tổng vốn đầu tư 248,8 triệu USD do Tập đoàn P&O làm chủ đầu tư, hiện đã một bến cảng hoạt động, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2011.
Dự báo, sau khi hoàn thành, toàn bộ khu vực Cảng Sài Gòn và Hiệp Phước có thể tiếp nhận 250 – 300 triệu tấn hàng hóa/năm với tàu 70.000 tấn có thể cập cảng.
Sau khi nạo vét hoàn thành, cảng Hiệp Phước sẽ đón tàu trọng tải lớn và Soài Rạp sẽ kết nối rất thuận lợi với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ thông qua hệ thống giao thông đuồng bộ và đường sông, còn tiện lợi hơn nhiều cảng nước sâu Thị Vải, Cái Mép ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Không những vậy, các vùng đất nằm dọc sông Soài Rạp gồm Tp.HCM, Long An và Tiền Giang sẽ có thêm điều kiện để mở nhiều cảng biển mới và các dịch vụ cảng biển. Đồng thời, luồng tàu Soài Rạp sẽ là cánh cửa lớn giúp Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước của Tp.HCM và Khu công nghiệp Long Hậu của Long An thực hiện chiến lược tiến ra biển đông.
Khu công nghiệp Long Hậu nằm trên vùng giáp ranh giữa huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và huyện Nhà Bè TP.HCM, thuộc khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp của cả TP.HCM và tỉnh Long An. Đây là khu vực có lợi thế về giao thông đường thủy, nằm liền kề với hệ thống cảng biển của Tp.HCM. Điều này tạo ra tiềm năng phát triển rất lớn của Khu công nghiệp Long Hậu trong thời gian sắp tới.
Với diện tích giai đoạn I là 141,85ha, trong đó diện tích đất thương phẩm là 93ha, vốn đầu tư là 420 tỷ đồng, Khu công nghiệp Long Hậu hiện đã được cho thuê toàn bộ diện tích. Giai đoạn II, Long Hậu sẽ mở rộng thêm 108,48ha với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng và đang giao đất cho nhà đầu tư. Giai đoạn III, khu đô thị công nghiệp Long Hậu với diện tích tới 2.400ha sẽ được xây dựng và dự kiến cho thuê hết toàn bộ diện tích vào năm 2015.
Ông Jacques de Chateauvieux (Pháp), đã có nhiều năm kinh nghiệm phát triển các dự án trực tiếp tại thị trường Việt Nam nhận định, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Khu công nghiệp Long Hậu và Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng sẽ tạo trục động lực đẩy hấp dẫn thực hiện chiến lước phát triển công nghiệp “Tiến ra biển Đông” của Tp.HCM và Long An, đồng thời sẽ thu hút một số lượng rất lớn những chuyên gia nước ngoài, những người tài giỏi của Việt Nam đến cư trú tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và làm việc tại hai khu công nghiệp ngay gần nơi ở.
Phú Mỹ Hưng vừa được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với không gian, môi trường sống lý tưởng. Nhiều chuyên gia nước ngoài nhận định, khu vực Phú Mỹ Hưng, Hiệp Phước, Long Hậu sẽ trở thành nơi có hàm lượng chất xám tập trung cao nhất phía Nam trong vòng 10 năm tới. Chỉ cách trung tâm thành phố 19km lại không bị kẹt xe và nhất là gần cụm cảng nước sâu (gồm SPCT, Sài Gòn Tân Cảng, Sài Gòn Hiệp Phước), khu công nghiệp này giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian di chuyển và chi phí hoạt động.
Và lối đi riêng của Long Hậu
Riêng đối với Khu công nghiệp Long Hậu, tuy mới đi vào hoạt động song nơi này đã trở thành sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, mới đây Long Hậu đã trở thành khu công nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đoạt Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.
Ngày 28/2/2011, Công ty cổ phần Long Hậu đã tổ chức lễ trao chứng nhận đầu tư cho 12 doanh nghiệp Nhật triển khai đầu tư đợt đầu tại khu nhà xưởng xây sẵn thuộc Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đến nay, khu công nghiệp này đã thu hút được 83 nhà đầu tư, đăng ký sử dụng 98,4 ha đất và 12.426m2 nhà xưởng; vốn đăng ký đầu tư đạt được 5.300 tỉ đồng.
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư, cuối năm 2010 Long Hậu bắt đầu triển khai dự án 35.000m2 nhà xưởng cho thuê với số vốn đầu tư 158 tỉ đồng. Sản phẩm trên được thiết kế nhằm phục vụ các doanh nghiệp SME, đa dạng về quy mô, từ 250m2 đến 3.000m2 cùng với các sản phẩm hỗ trợ hữu hiệu như dịch vụ pháp lý, nhà lưu trú cùng các tiện ích, cung cấp nhân lực, logistic…
Trong thời gian tới, khu công nghiệp này sẽ kết hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn đầu tư quốc tế thực hiện các cuộc xúc tiến đầu tư ngay tại Việt Nam và các thành phố lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Dự kiến tháng 7/2011, Long Hậu sẽ tiếp tục mở rộng dự án nhà xưởng xây sẵn với diện tích 50.000m2 nhằm đón đầu nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư.