Lợi nhuận ngân hàng trước cơ hội gia tăng hàng nghìn tỷ
Trước cơ hội này, ngân hàng chưa hẳn được trọn, nhưng ngân sách chắc chắn tăng thu
Trong lần trò chuyện bên lề với một số phóng viên gần đây, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nói thẳng rằng: ngân sách nhà nước cũng đã từng “ăn” ảo trước đây rồi, nay gián tiếp chia sẻ để xử lý nợ xấu cũng không có gì quá bất hợp lý.
Ngược lại, theo lộ trình dự kiến, ngày 21/6 này, Quốc hội có thể thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu. Lợi nhuận ngân hàng theo đó đứng trước cơ hội gia tăng hàng nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận tăng, nộp và thu ngân sách nhà nước ở kênh này cũng tăng.
Ngân hàng nào hưởng lợi nhất?
Trong giả thiết nghị quyết trên được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngay từ 1/7 tới, tác động sẽ đến nhanh với hoạt động ngân hàng, mà một trong những biểu hiện rõ nhất là ở lợi nhuận.
Như một bài viết gần đây trên VnEconomy, cuối 2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu lên tới khoảng 121%, cũng như không còn nợ xấu “gửi” ở Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nữa.
Từ đầu 2017, tại Vietcombank có cách nói vui: cứ thấy nợ hoặc vốn trong hoạt động ở đâu “nhấp nháy”, có khả năng trở thành nợ xấu hoặc rủi ro, là xem xét trích lập dự phòng ngay. Như hoạt động các ngân hàng thông thường, càng tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận càng bị gọt bớt và phần nộp ngân sách nhà nước (qua thuế, hoặc cổ tức cho cổ đông Nhà nước nếu có) cũng bị gọt bớt.
Với tỷ lệ đã trích lập lên tới khoảng 121% nợ xấu nói trên, dường như Vietcombank không hưởng lợi nhiều nếu nghị quyết trên được thông qua. Nhưng, một nội dung chính yếu của nghị quyết là thúc đẩy xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, chính Vietcombank lại là thành viên có triển vọng gia tăng lợi nhuận từ tình huống cơ chế mới “chất” nhất.
Đã trích lập tỷ lệ vượt trội trên, nên càng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo, càng nhanh thu hồi nợ xấu thì lượng trích lập sẽ hoàn nhập trực tiếp và chắc chắn luôn vào lợi nhuận. Năm 2017, Vietcombank có triển vọng đạt khoảng 10.000 tỷ đồng như một lãnh đạo chuyên trách chia sẻ gần đây. Đón tác động của nghị quyết dự kiến trên, mức lợi nhuận năm nay có thể còn vượt xa nữa.
Nhưng Vietcombank không hẳn là trường hợp có cơ hội gia tăng lợi nhuận lớn nhất trong giả thiết trên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) với lượng lớn nợ xấu bán sang VAMC mới là một trong những ứng viên đáng chú ý, gắn với khả năng lượng trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC được giãn ra tới 10 năm thay vì 5 năm, nên lát cắt đối với lợi nhuận có thể được chia nhỏ ra.
Tương tự, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự kiến cũng có thể ở top đầu hưởng lợi, bởi đây là thành viên có hàng chục nghìn tỷ nợ xấu đã bán sang VAMC, có triển vọng được giãn nguồn trích lập dự phòng như trên, cũng như ở khả năng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo.
Với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), lượng nợ xấu đã bán cho VAMC cũng khá lớn. Đầu năm nay VietinBank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ lượng nợ xấu đã bán đó. Nếu trước khi nghị quyết có hiệu lực trong giả thiết được Quốc hội thông qua, VietinBank đã mua lại được phần nào nợ xấu theo mục tiêu trên, cũng như đã tiến hành trích lập dự phòng, thì triển vọng hoàn nhập vào lãi sẽ tác động tốt tới lợi nhuận; cùng đó, phần còn ở VAMC cũng có triển vọng được giãn áp lực về chi phí.
Có trường hợp khác cũng được chú ý: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), thành viên có tới hơn 37.000 tỷ nợ xấu đã bán cho VAMC. Đây cũng là thành viên được hỗ trợ rất lớn về cơ chế giãn trích lập dự phòng, có thể có sự giao thoa giữa cơ chế trong nghị quyết của Quốc hội với cơ chế trong đề án tái cơ cấu vừa được phê duyệt tháng 5 vừa qua. Theo đó, dự kiến Sacombank sẽ là hiện tượng tăng trưởng lợi nhuận năm nay.
Tuy nhiên, ngược lại, không hẳn tất cả các ngân hàng thương mại đều có triển vọng gia tăng mạnh lợi nhuận nếu nghị quyết được thông qua. Bởi lẽ, trong những năm qua, một số trường hợp đã được hỗ trợ gần như tương tự về cơ chế trích lập và thoái lãi dự thu…, để thực hiện được việc tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập hoặc vì thuộc diện ngân hàng yếu kém mà có ép cũng không đủ nguồn để trích lập và thoái lãi dự thu.
Nộp thật, chia có chừng mực
Trên cơ sở nội dung dự thảo công bố gần đây, VnEconomy đã tham vấn cụ thể ước tính tác động tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Con số ước tính ban đầu, lợi nhuận LienVietPostBank có thể tăng thêm tới 300 tỷ đồng trong năm nay từ các cơ chế hỗ trợ trong nghị quyết. Và tùy thuộc tham số xử lý tài sản đảm bảo, mức lợi nhuận tăng thêm có thể còn cao hơn nữa.
Trên cơ sở dữ liệu nợ xấu, mức độ trích lập dự phòng rủi ro, một tính toán ban đầu đặt kỳ vọng lợi nhuận năm nay có thể tăng trên 30% tại nhiều ngân hàng thương mại có triển vọng lợi nhuận cao như Vietcombank, VietinBank, hoặc cú hích mới tại Sacombank…
Những tính toán và kỳ vọng vẫn chờ khả năng nghị quyết được thông qua, cũng như các điểm nội dung có điều chỉnh hay nới thêm hỗ trợ hay không. Ví như, bên cạnh nợ xấu, với lượng khá lớn lãi dự thu nếu được giãn thoái thu theo mức độ thời gian cũng sẽ tác động đến lợi nhuận. Điểm chung, lợi nhuận ngân hàng đang có cơ hội có thể gia tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng năm nay.
Nếu cơ hội đó hiện thực, lợi nhuận ngân hàng gia tăng, nguồn nộp thuế và trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước sẽ tăng theo. Đây là triển vọng nguồn thực.
Nhưng với chính ngân hàng, như thực tế từ năm 2011 trở lại đây, để hạn chế lợi nhuận ảo và chia hết, Ngân hàng Nhà nước vẫn áp chặt chẽ cơ chế xét duyệt các kế hoạch tăng lương, thưởng, chi trả cổ tức.
Trước cơ hội gia tăng lợi nhuận trên, cơ chế xét duyệt việc chia lãi dự kiến sẽ tiếp tục chặt chẽ, với các chỉ tiêu chừng mực, vì nếu với giả thiết trên, một phần lợi nhuận năm nay có phần “còn nợ” phần chi phí trích lập dự phòng, do được giãn và đẩy về tương lai thay vì dồn ngay và cắt đầy đủ.
Mặt khác, nếu nghị quyết được ban hành, sẽ có các văn bản hướng dẫn và áp khung thực hiện, để tránh tình huống được giãn trích lập dự phòng 10 năm hoặc thoái lãi dự thu, nhưng ngân hàng tạm để trống những năm đầu mà chỉ dồn trích những năm cuối, mà thuận lợi hay khó khăn hoạt động trong tương lai hiện thời không dễ đoán định.
Ngược lại, theo lộ trình dự kiến, ngày 21/6 này, Quốc hội có thể thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu. Lợi nhuận ngân hàng theo đó đứng trước cơ hội gia tăng hàng nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận tăng, nộp và thu ngân sách nhà nước ở kênh này cũng tăng.
Ngân hàng nào hưởng lợi nhất?
Trong giả thiết nghị quyết trên được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngay từ 1/7 tới, tác động sẽ đến nhanh với hoạt động ngân hàng, mà một trong những biểu hiện rõ nhất là ở lợi nhuận.
Như một bài viết gần đây trên VnEconomy, cuối 2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu lên tới khoảng 121%, cũng như không còn nợ xấu “gửi” ở Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nữa.
Từ đầu 2017, tại Vietcombank có cách nói vui: cứ thấy nợ hoặc vốn trong hoạt động ở đâu “nhấp nháy”, có khả năng trở thành nợ xấu hoặc rủi ro, là xem xét trích lập dự phòng ngay. Như hoạt động các ngân hàng thông thường, càng tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận càng bị gọt bớt và phần nộp ngân sách nhà nước (qua thuế, hoặc cổ tức cho cổ đông Nhà nước nếu có) cũng bị gọt bớt.
Với tỷ lệ đã trích lập lên tới khoảng 121% nợ xấu nói trên, dường như Vietcombank không hưởng lợi nhiều nếu nghị quyết trên được thông qua. Nhưng, một nội dung chính yếu của nghị quyết là thúc đẩy xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, chính Vietcombank lại là thành viên có triển vọng gia tăng lợi nhuận từ tình huống cơ chế mới “chất” nhất.
Đã trích lập tỷ lệ vượt trội trên, nên càng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo, càng nhanh thu hồi nợ xấu thì lượng trích lập sẽ hoàn nhập trực tiếp và chắc chắn luôn vào lợi nhuận. Năm 2017, Vietcombank có triển vọng đạt khoảng 10.000 tỷ đồng như một lãnh đạo chuyên trách chia sẻ gần đây. Đón tác động của nghị quyết dự kiến trên, mức lợi nhuận năm nay có thể còn vượt xa nữa.
Nhưng Vietcombank không hẳn là trường hợp có cơ hội gia tăng lợi nhuận lớn nhất trong giả thiết trên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) với lượng lớn nợ xấu bán sang VAMC mới là một trong những ứng viên đáng chú ý, gắn với khả năng lượng trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC được giãn ra tới 10 năm thay vì 5 năm, nên lát cắt đối với lợi nhuận có thể được chia nhỏ ra.
Tương tự, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự kiến cũng có thể ở top đầu hưởng lợi, bởi đây là thành viên có hàng chục nghìn tỷ nợ xấu đã bán sang VAMC, có triển vọng được giãn nguồn trích lập dự phòng như trên, cũng như ở khả năng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo.
Với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), lượng nợ xấu đã bán cho VAMC cũng khá lớn. Đầu năm nay VietinBank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ lượng nợ xấu đã bán đó. Nếu trước khi nghị quyết có hiệu lực trong giả thiết được Quốc hội thông qua, VietinBank đã mua lại được phần nào nợ xấu theo mục tiêu trên, cũng như đã tiến hành trích lập dự phòng, thì triển vọng hoàn nhập vào lãi sẽ tác động tốt tới lợi nhuận; cùng đó, phần còn ở VAMC cũng có triển vọng được giãn áp lực về chi phí.
Có trường hợp khác cũng được chú ý: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), thành viên có tới hơn 37.000 tỷ nợ xấu đã bán cho VAMC. Đây cũng là thành viên được hỗ trợ rất lớn về cơ chế giãn trích lập dự phòng, có thể có sự giao thoa giữa cơ chế trong nghị quyết của Quốc hội với cơ chế trong đề án tái cơ cấu vừa được phê duyệt tháng 5 vừa qua. Theo đó, dự kiến Sacombank sẽ là hiện tượng tăng trưởng lợi nhuận năm nay.
Tuy nhiên, ngược lại, không hẳn tất cả các ngân hàng thương mại đều có triển vọng gia tăng mạnh lợi nhuận nếu nghị quyết được thông qua. Bởi lẽ, trong những năm qua, một số trường hợp đã được hỗ trợ gần như tương tự về cơ chế trích lập và thoái lãi dự thu…, để thực hiện được việc tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập hoặc vì thuộc diện ngân hàng yếu kém mà có ép cũng không đủ nguồn để trích lập và thoái lãi dự thu.
Nộp thật, chia có chừng mực
Trên cơ sở nội dung dự thảo công bố gần đây, VnEconomy đã tham vấn cụ thể ước tính tác động tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Con số ước tính ban đầu, lợi nhuận LienVietPostBank có thể tăng thêm tới 300 tỷ đồng trong năm nay từ các cơ chế hỗ trợ trong nghị quyết. Và tùy thuộc tham số xử lý tài sản đảm bảo, mức lợi nhuận tăng thêm có thể còn cao hơn nữa.
Trên cơ sở dữ liệu nợ xấu, mức độ trích lập dự phòng rủi ro, một tính toán ban đầu đặt kỳ vọng lợi nhuận năm nay có thể tăng trên 30% tại nhiều ngân hàng thương mại có triển vọng lợi nhuận cao như Vietcombank, VietinBank, hoặc cú hích mới tại Sacombank…
Những tính toán và kỳ vọng vẫn chờ khả năng nghị quyết được thông qua, cũng như các điểm nội dung có điều chỉnh hay nới thêm hỗ trợ hay không. Ví như, bên cạnh nợ xấu, với lượng khá lớn lãi dự thu nếu được giãn thoái thu theo mức độ thời gian cũng sẽ tác động đến lợi nhuận. Điểm chung, lợi nhuận ngân hàng đang có cơ hội có thể gia tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng năm nay.
Nếu cơ hội đó hiện thực, lợi nhuận ngân hàng gia tăng, nguồn nộp thuế và trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước sẽ tăng theo. Đây là triển vọng nguồn thực.
Nhưng với chính ngân hàng, như thực tế từ năm 2011 trở lại đây, để hạn chế lợi nhuận ảo và chia hết, Ngân hàng Nhà nước vẫn áp chặt chẽ cơ chế xét duyệt các kế hoạch tăng lương, thưởng, chi trả cổ tức.
Trước cơ hội gia tăng lợi nhuận trên, cơ chế xét duyệt việc chia lãi dự kiến sẽ tiếp tục chặt chẽ, với các chỉ tiêu chừng mực, vì nếu với giả thiết trên, một phần lợi nhuận năm nay có phần “còn nợ” phần chi phí trích lập dự phòng, do được giãn và đẩy về tương lai thay vì dồn ngay và cắt đầy đủ.
Mặt khác, nếu nghị quyết được ban hành, sẽ có các văn bản hướng dẫn và áp khung thực hiện, để tránh tình huống được giãn trích lập dự phòng 10 năm hoặc thoái lãi dự thu, nhưng ngân hàng tạm để trống những năm đầu mà chỉ dồn trích những năm cuối, mà thuận lợi hay khó khăn hoạt động trong tương lai hiện thời không dễ đoán định.