Bộ trưởng Bộ Công Thương: Hai dự án bauxite không thuộc diện công trình quan trọng
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương "căng" với bauxite, giá điện và xuất khẩu gạo
Bên cạnh giá điện và xuất khẩu gạo là hai vấn đề vốn đã nóng từ kỳ họp trước, những câu hỏi liên quan đến các dự án khai thác bauxite đã khiến phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trước Quốc hội chiều 11/6 càng “căng” hơn.
Nhất là khi các đại biểu đã chất vấn về bauxite đều nhấn nút lần thứ hai để tỏ thái độ không đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng.
Các dự án bauxite là độc lập?
Báo cáo trả lời các chất vấn đã gửi trước của Bộ không có nội dung liên quan đến bauxite, vì “đã có báo cáo ngày 22/5/2009 gửi Quốc hội và đại biểu Quốc hội”, theo Bộ trưởng Hoàng. Mặc dù, trong số 25 chất vấn gửi đã gửi đến Bộ, có những vấn đề mới và chưa được đề cập tại báo cáo nói trên.
Hai chất vấn đầu tiên đều có liên quan đến bauxite. Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng hỏi tại sao Bộ Công Thương không đề nghị Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư khi dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên có quy mô tổng mức đầu tư cao hơn 20 nghìn tỷ đồng.
Còn theo đại biểu Phạm Thị Loan, xuất khẩu sản phẩm alumin vẫn bị coi là xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản dạng thô, trong khi hiệu quả kinh tế chưa thấy là bao nhiêu mà còn gây ra nhiều quan ngại, có đi ngược lại chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô hay không?
Bộ trưởng Hoàng cho rằng, các dự án trong quy hoạch phát triển bauxite của Việt Nam là những dự án độc lập, dự án này không phụ thuộc vào dự án kia. có những dự án tổng mức đầu tư vượt con số 20 nghìn tỷ đồng, nhưng cũng có những dự án không đến. Dự án Tân Rai và Nhân Cơ có vốn đầu tư vào khoảng 12 nghìn tỷ đồng, do đó không thuộc diện công trình quan trọng phải đưa ra Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Loan, Bộ trưởng nói: “Trong các tài liệu của quốc tế không tài liệu nào nói rằng alumine là nguyên liệu thô”.
Cả đại biểu Loan và đại biểu Trừng đều tiếp tục đứng dậy. Luật gia Nguyễn Đăng Trừng cho rằng tất cả dự án bauxite gắn bó chặt chẽ với nhau. “Nó chỉ độc lập khi Bộ Công Thương tách nhỏ ra, để nó nhỏ xuống dưới 20 nghìn tỷ”. Doanh nhân Phạm Thị Loan nói, từ alumin cho đến thành phẩm nhôm là một quá trình chế biến còn dài và ra được rất nhiều chế phẩm nữa, nên chỉ xuất khẩu alumin thì đó là một thiệt hại cho đất nước.
Đại biểu Nguyễn Văn Ba cũng “không đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng”, vì nếu không có khai thác bauxite thì chắc không nghĩ đến chuyện làm cảng. Cho nên không thể tách rời các nhóm này để cho kinh phí giảm bớt qua mức của Quốc hội.
Tuy nhiên, “Bộ Công Thương không có thẩm quyền chia nhỏ các dự án, cái này là nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp bauxite đã được Chính phủ phê duyệt”, Bộ trưởng Hoàng “kết”.
Lẽ ra giá điện phải tăng từ 2008
Về những chất vấn liên quan đến giá điện và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), theo trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương, đáng lẽ năm 2008 đã có một bước điều chỉnh giá điện. Vì giá điện trước đó không khuyến khích các nhà đầu tư, do tỷ suất lợi nhuận rất thấp và cũng không khuyến khích ý thức tiết kiệm năng lượng.
Tuy nhiên, năm 2008 do khó khăn cho nên Chính phủ đã quyết định không điều chỉnh giá điện vội. Bước sang năm 2009 trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng giảm, Chính phủ cho rằng đây chính là thời cơ, là thời gian thích hợp để có thể điều chỉnh giá điện. Việc điều chỉnh này không để xảy ra biến động lớn đối với nền kinh tế, làm tăng vọt chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và không ảnh hưởng nhiều đến người có thu nhập thấp.
Giá điện giờ cao điểm thì không phải do ngành điện cũng không phải do Bộ Công Thương nghĩ ra mà là sự diễn biến một cách tự nhiên của phụ tải điện, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong biểu đồ phụ tải hệ thống điện, nếu thấy thật sự ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất kinh doanh của đại đa số doanh nghiệp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Loan về cải cách cơ cấu tổ chức của EVN, Bộ trưởng cho rằng, việc tập đoàn này vừa rồi có thành lập thêm một số doanh nghiệp thì thực ra đang ở trên quá trình tái cơ cấu, phù hợp với tình hình chung.
Bên cạnh điện và bauxite, điều hành xuất khẩu gạo cũng là vấn đề các đại biểu “truy trách nhiệm” Bộ trưởng Hoàng.
Chưa thỏa mãn với giải thích dài gần 3 trang tại văn bản của Bộ, đại biểu Danh Út tiếp tục đặt câu hỏi về thẩm quyền, tổ chức của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và đề nghị Chính phủ có chủ trương sớm mua tạm trữ lúa gạo cho dân. Vì, hiện nay lúa đang tồn đọng rất lớn trong dân, rớt giá hàng ngày không có ai mua, nông dân vô cùng lo lắng.
Vì hết giờ, nên Bộ trưởng “nợ” câu trả lời đến sáng hôm sau.
Ngày 12/6, sau Bộ trưởng Bộ Công Thương, sẽ có ba vị bộ trưởng các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Nhất là khi các đại biểu đã chất vấn về bauxite đều nhấn nút lần thứ hai để tỏ thái độ không đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng.
Các dự án bauxite là độc lập?
Báo cáo trả lời các chất vấn đã gửi trước của Bộ không có nội dung liên quan đến bauxite, vì “đã có báo cáo ngày 22/5/2009 gửi Quốc hội và đại biểu Quốc hội”, theo Bộ trưởng Hoàng. Mặc dù, trong số 25 chất vấn gửi đã gửi đến Bộ, có những vấn đề mới và chưa được đề cập tại báo cáo nói trên.
Hai chất vấn đầu tiên đều có liên quan đến bauxite. Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng hỏi tại sao Bộ Công Thương không đề nghị Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư khi dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên có quy mô tổng mức đầu tư cao hơn 20 nghìn tỷ đồng.
Còn theo đại biểu Phạm Thị Loan, xuất khẩu sản phẩm alumin vẫn bị coi là xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản dạng thô, trong khi hiệu quả kinh tế chưa thấy là bao nhiêu mà còn gây ra nhiều quan ngại, có đi ngược lại chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô hay không?
Bộ trưởng Hoàng cho rằng, các dự án trong quy hoạch phát triển bauxite của Việt Nam là những dự án độc lập, dự án này không phụ thuộc vào dự án kia. có những dự án tổng mức đầu tư vượt con số 20 nghìn tỷ đồng, nhưng cũng có những dự án không đến. Dự án Tân Rai và Nhân Cơ có vốn đầu tư vào khoảng 12 nghìn tỷ đồng, do đó không thuộc diện công trình quan trọng phải đưa ra Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Loan, Bộ trưởng nói: “Trong các tài liệu của quốc tế không tài liệu nào nói rằng alumine là nguyên liệu thô”.
Cả đại biểu Loan và đại biểu Trừng đều tiếp tục đứng dậy. Luật gia Nguyễn Đăng Trừng cho rằng tất cả dự án bauxite gắn bó chặt chẽ với nhau. “Nó chỉ độc lập khi Bộ Công Thương tách nhỏ ra, để nó nhỏ xuống dưới 20 nghìn tỷ”. Doanh nhân Phạm Thị Loan nói, từ alumin cho đến thành phẩm nhôm là một quá trình chế biến còn dài và ra được rất nhiều chế phẩm nữa, nên chỉ xuất khẩu alumin thì đó là một thiệt hại cho đất nước.
Đại biểu Nguyễn Văn Ba cũng “không đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng”, vì nếu không có khai thác bauxite thì chắc không nghĩ đến chuyện làm cảng. Cho nên không thể tách rời các nhóm này để cho kinh phí giảm bớt qua mức của Quốc hội.
Tuy nhiên, “Bộ Công Thương không có thẩm quyền chia nhỏ các dự án, cái này là nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp bauxite đã được Chính phủ phê duyệt”, Bộ trưởng Hoàng “kết”.
Lẽ ra giá điện phải tăng từ 2008
Về những chất vấn liên quan đến giá điện và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), theo trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương, đáng lẽ năm 2008 đã có một bước điều chỉnh giá điện. Vì giá điện trước đó không khuyến khích các nhà đầu tư, do tỷ suất lợi nhuận rất thấp và cũng không khuyến khích ý thức tiết kiệm năng lượng.
Tuy nhiên, năm 2008 do khó khăn cho nên Chính phủ đã quyết định không điều chỉnh giá điện vội. Bước sang năm 2009 trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng giảm, Chính phủ cho rằng đây chính là thời cơ, là thời gian thích hợp để có thể điều chỉnh giá điện. Việc điều chỉnh này không để xảy ra biến động lớn đối với nền kinh tế, làm tăng vọt chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và không ảnh hưởng nhiều đến người có thu nhập thấp.
Giá điện giờ cao điểm thì không phải do ngành điện cũng không phải do Bộ Công Thương nghĩ ra mà là sự diễn biến một cách tự nhiên của phụ tải điện, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong biểu đồ phụ tải hệ thống điện, nếu thấy thật sự ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất kinh doanh của đại đa số doanh nghiệp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Loan về cải cách cơ cấu tổ chức của EVN, Bộ trưởng cho rằng, việc tập đoàn này vừa rồi có thành lập thêm một số doanh nghiệp thì thực ra đang ở trên quá trình tái cơ cấu, phù hợp với tình hình chung.
Bên cạnh điện và bauxite, điều hành xuất khẩu gạo cũng là vấn đề các đại biểu “truy trách nhiệm” Bộ trưởng Hoàng.
Chưa thỏa mãn với giải thích dài gần 3 trang tại văn bản của Bộ, đại biểu Danh Út tiếp tục đặt câu hỏi về thẩm quyền, tổ chức của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và đề nghị Chính phủ có chủ trương sớm mua tạm trữ lúa gạo cho dân. Vì, hiện nay lúa đang tồn đọng rất lớn trong dân, rớt giá hàng ngày không có ai mua, nông dân vô cùng lo lắng.
Vì hết giờ, nên Bộ trưởng “nợ” câu trả lời đến sáng hôm sau.
Ngày 12/6, sau Bộ trưởng Bộ Công Thương, sẽ có ba vị bộ trưởng các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn trước Quốc hội.