Luật Đầu tư có thực sự cần thiết?
Luật Đầu tư đã tạo ra một hệ thống chồng lấn trong cấp phép, trong khi có thể gộp làm một
Luật Đầu tư đang khiến hệ thống pháp luật về kinh doanh tại Việt Nam trở nên phức tạp hơn nhiều.
Đó là quan điểm của LS. Ngô Việt Hòa, thuộc công ty luật General Motor, tại hội thảo về đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật đầu tư, kinh doanh do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI và tổ chức GIZ (Đức) phối hợp tổ chức sáng 22/7 tại Hà Nội,
Cụ thể, ông Hòa cho rằng, Luật Đầu tư lẽ ra chỉ nên quy định về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng hiện đang điều chỉnh cả hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Nội dung về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì lẽ ra phải đưa vào Luật Doanh nghiệp, và nếu như vậy, nội hàm của Luật Đầu tư không còn nhiều.
Việc Luật Đầu tư quy định ưu đãi cho nhà đầu tư cũng không đúng, bởi trên thực tế không có ưu đãi cho nhà đầu tư, chỉ ưu đãi doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập, ông Hòa nêu.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là Luật Đầu tư đã tạo ra một hệ thống chồng lấn trong cấp phép, như giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư, trong khi về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể gộp làm một.
“Tôi biết là khó, nhưng tốt nhất là làm sao có thể bỏ hẳn Luật Đầu tư, còn những nội dung cần thiết có thể đưa vào Luật Doanh nghiệp để tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất”, ông Hòa kiến nghị.
Ý kiến này của ông Ngô Việt Hòa nhận được nhiều ý kiến đồng tình tại hội thảo. Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, ý kiến cá nhân ông là không cần thiết phải có Luật Đầu tư.
“Một đạo luật dù mới được ban hành và nhiều người đánh giá là tiên tiến, tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, đạo luật bị phát hiện có quá nhiều điểm trùng lắp, nhiều điểm thừa và bất cập, thì việc xem xét lại tính cần thiết của đạo luật đó cũng phải tính đến”, ông Hà nói.
Về phía cơ quan chủ trì soạn thảo luật, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã có một số ý kiến phàn nàn về việc người dân và nhà đầu tư phải mất quá nhiều thủ tục mới đủ điều kiện đầu tư. Cần phải xem xét lại vấn đề vướng ở đâu, do chính sách hay do con người?
Thứ trưởng Đông cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ghi nhận ý kiến, nghiên cứu và tham mưu cho các cấp có thẩm quyền.
Cũng tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong bối cảnh mới, một số nội dung của Luật Đầu tư có thể đưa vào Luật Doanh nghiệp, cho nên ngay cả hệ thống pháp luật về kinh doanh cũng cần phải được thay đổi.
Như vậy, sẽ đặt ra vai trò rất lớn của Quốc hội trong việc rà soát hệ thống luật kinh doanh.
“Đây là một hành trình vẫn đang tiếp tục vì một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, an toàn hơn cho các doanh nghiệp và đặc biệt là hướng tới các chuẩn mực của thế giới”, ông Lộc nhấn mạnh.
Đó là quan điểm của LS. Ngô Việt Hòa, thuộc công ty luật General Motor, tại hội thảo về đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật đầu tư, kinh doanh do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI và tổ chức GIZ (Đức) phối hợp tổ chức sáng 22/7 tại Hà Nội,
Cụ thể, ông Hòa cho rằng, Luật Đầu tư lẽ ra chỉ nên quy định về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng hiện đang điều chỉnh cả hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Nội dung về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì lẽ ra phải đưa vào Luật Doanh nghiệp, và nếu như vậy, nội hàm của Luật Đầu tư không còn nhiều.
Việc Luật Đầu tư quy định ưu đãi cho nhà đầu tư cũng không đúng, bởi trên thực tế không có ưu đãi cho nhà đầu tư, chỉ ưu đãi doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập, ông Hòa nêu.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là Luật Đầu tư đã tạo ra một hệ thống chồng lấn trong cấp phép, như giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư, trong khi về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể gộp làm một.
“Tôi biết là khó, nhưng tốt nhất là làm sao có thể bỏ hẳn Luật Đầu tư, còn những nội dung cần thiết có thể đưa vào Luật Doanh nghiệp để tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất”, ông Hòa kiến nghị.
Ý kiến này của ông Ngô Việt Hòa nhận được nhiều ý kiến đồng tình tại hội thảo. Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, ý kiến cá nhân ông là không cần thiết phải có Luật Đầu tư.
“Một đạo luật dù mới được ban hành và nhiều người đánh giá là tiên tiến, tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, đạo luật bị phát hiện có quá nhiều điểm trùng lắp, nhiều điểm thừa và bất cập, thì việc xem xét lại tính cần thiết của đạo luật đó cũng phải tính đến”, ông Hà nói.
Về phía cơ quan chủ trì soạn thảo luật, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã có một số ý kiến phàn nàn về việc người dân và nhà đầu tư phải mất quá nhiều thủ tục mới đủ điều kiện đầu tư. Cần phải xem xét lại vấn đề vướng ở đâu, do chính sách hay do con người?
Thứ trưởng Đông cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ghi nhận ý kiến, nghiên cứu và tham mưu cho các cấp có thẩm quyền.
Cũng tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong bối cảnh mới, một số nội dung của Luật Đầu tư có thể đưa vào Luật Doanh nghiệp, cho nên ngay cả hệ thống pháp luật về kinh doanh cũng cần phải được thay đổi.
Như vậy, sẽ đặt ra vai trò rất lớn của Quốc hội trong việc rà soát hệ thống luật kinh doanh.
“Đây là một hành trình vẫn đang tiếp tục vì một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, an toàn hơn cho các doanh nghiệp và đặc biệt là hướng tới các chuẩn mực của thế giới”, ông Lộc nhấn mạnh.