Lùi biểu quyết về lấy phiếu tín nhiệm để “chất lượng tốt hơn”
Một số vị đại biểu lo lắng, nếu Quốc hội dừng sửa Nghị quyết 35 thì sẽ gây băn khoăn trong cử tri
Tiếp theo đề nghị hoãn thông qua dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm sang kỳ họp sau, hôm 23/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại gửi đến các vị đại biểu báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về sự điều chỉnh này.
Tập hợp từ biên bản của 63/63 đoàn cho thấy các vị đại biểu ở tất cả các đoàn đều nhất trí tiếp tục thực hiện chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn và sẽ tiếp tục thực hiện vào kỳ họp cuối năm.
Đề nghị lùi thông qua dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 vào kỳ họp sau cũng được đại biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng thể hiện không ít băn khoăn của đại biểu trong quá trình thảo luận.
Cụ thể, có ý kiến cho rằng cần có sự chỉ đạo, chuẩn bị, giải thích chu đáo hơn trong việc sửa nghị quyết nhằm đảo bảo thực hiện chương trình kỳ họp.
Nhiều vị đại biểu cũng đề nghị cần chuẩn bị dự thảo nghị quyết một cách kỹ lưỡng và bên cạnh lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân cần lắng nghe ý kiến của cử tri để hoàn thiện và trình Quốc hội vào kỳ họp sau.
Trước sự kỳ vọng của nhân dân vào việc lấy phiếu, một số vị đại biểu lo lắng nếu Quốc hội dừng sửa nghị quyết sẽ gây băn khoăn trong cử tri và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có văn bản giải thích việc tạm dừng.
Việc chuyển chương trình thông qua dự thảo Nghị quyết 35 vào kỳ họp sau là nhằm đảm bảo chất lượng tốt hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thêm một lần khẳng định.
Tán thành sẽ lấy phiếu vào cuối năm 2014 song hàng loạt câu hỏi khác lại được đặt ra như sẽ tiến hành trước hay sau khi sửa đổi Nghị quyết 35? Nếu tiến hành sau khi sửa đổi thì áp dụng theo văn bản nào?
Cũng có ý kiến đề nghị Quốc hội thông qua dự thảo nghị quyết ngay đầu kỳ họp thứ 8 để có thể áp dụng ngay cho việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này.
Câu trả lời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là “sẽ nghiên cứu, xây dựng phương án cụ thể về việc lấy phiếu tín nhiệm trình Quốc hội”.
Tuy nhiên, có thể chắc chắn là việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm nay sẽ không có gì thay đổi so với lần thứ nhất vào giữa năm 2013.
Bởi, theo giải thích của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì nếu có sửa xong Nghị quyết 35 thì cũng phải đăng công báo và sau 45 ngày Quốc hội thông qua mới có hiệu lực nên chỉ có thể tiến hành theo cách cũ. Tức là vẫn giữ ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Đồng tình để kỳ sau sửa cho chắc chắn hơn, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) nói ông không đồng ý với cách sửa theo dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Phân tích chuyện lấy phiếu tín nhiệm có mục đích rất lớn là để chuẩn bị cho bỏ phiếu tín nhiệm, ông Hùng cho rằng cần bổ sung quy định mỗi kỳ họp đều phát cho đại biểu danh sách 47 vị thuộc đối tượng lấy phiếu để từng đại biểu cho ý kiến có nên tiến hành bỏ phiếu hay không và công bố kết quả luôn.
Nếu làm được như vậy thì sẽ thực hiện quyền giám sát rất tốt, ông Hùng nói.
Một số vị đại biểu khác cũng khá lo lắng, khi không biết phải giải thích với cử tri thế nào cho thuyết phục xung quanh câu chuyện quyết sửa rồi lại quyết dừng với lấy phiếu tín nhiệm này.
Tập hợp từ biên bản của 63/63 đoàn cho thấy các vị đại biểu ở tất cả các đoàn đều nhất trí tiếp tục thực hiện chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn và sẽ tiếp tục thực hiện vào kỳ họp cuối năm.
Đề nghị lùi thông qua dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 vào kỳ họp sau cũng được đại biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng thể hiện không ít băn khoăn của đại biểu trong quá trình thảo luận.
Cụ thể, có ý kiến cho rằng cần có sự chỉ đạo, chuẩn bị, giải thích chu đáo hơn trong việc sửa nghị quyết nhằm đảo bảo thực hiện chương trình kỳ họp.
Nhiều vị đại biểu cũng đề nghị cần chuẩn bị dự thảo nghị quyết một cách kỹ lưỡng và bên cạnh lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân cần lắng nghe ý kiến của cử tri để hoàn thiện và trình Quốc hội vào kỳ họp sau.
Trước sự kỳ vọng của nhân dân vào việc lấy phiếu, một số vị đại biểu lo lắng nếu Quốc hội dừng sửa nghị quyết sẽ gây băn khoăn trong cử tri và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có văn bản giải thích việc tạm dừng.
Việc chuyển chương trình thông qua dự thảo Nghị quyết 35 vào kỳ họp sau là nhằm đảm bảo chất lượng tốt hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thêm một lần khẳng định.
Tán thành sẽ lấy phiếu vào cuối năm 2014 song hàng loạt câu hỏi khác lại được đặt ra như sẽ tiến hành trước hay sau khi sửa đổi Nghị quyết 35? Nếu tiến hành sau khi sửa đổi thì áp dụng theo văn bản nào?
Cũng có ý kiến đề nghị Quốc hội thông qua dự thảo nghị quyết ngay đầu kỳ họp thứ 8 để có thể áp dụng ngay cho việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này.
Câu trả lời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là “sẽ nghiên cứu, xây dựng phương án cụ thể về việc lấy phiếu tín nhiệm trình Quốc hội”.
Tuy nhiên, có thể chắc chắn là việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm nay sẽ không có gì thay đổi so với lần thứ nhất vào giữa năm 2013.
Bởi, theo giải thích của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì nếu có sửa xong Nghị quyết 35 thì cũng phải đăng công báo và sau 45 ngày Quốc hội thông qua mới có hiệu lực nên chỉ có thể tiến hành theo cách cũ. Tức là vẫn giữ ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Đồng tình để kỳ sau sửa cho chắc chắn hơn, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) nói ông không đồng ý với cách sửa theo dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Phân tích chuyện lấy phiếu tín nhiệm có mục đích rất lớn là để chuẩn bị cho bỏ phiếu tín nhiệm, ông Hùng cho rằng cần bổ sung quy định mỗi kỳ họp đều phát cho đại biểu danh sách 47 vị thuộc đối tượng lấy phiếu để từng đại biểu cho ý kiến có nên tiến hành bỏ phiếu hay không và công bố kết quả luôn.
Nếu làm được như vậy thì sẽ thực hiện quyền giám sát rất tốt, ông Hùng nói.
Một số vị đại biểu khác cũng khá lo lắng, khi không biết phải giải thích với cử tri thế nào cho thuyết phục xung quanh câu chuyện quyết sửa rồi lại quyết dừng với lấy phiếu tín nhiệm này.