Lương “khủng” của Petrolimex: “Sẽ báo cáo bằng văn bản”
Bộ trưởng Bộ Công Thương xin "khất" trả lời về lỗ lớn và lương cao của Petrolimex đến khi nhận được báo cáo kiểm toán
Tiếp mạch chất vấn về lỗ lớn lương “khủng” của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), chiều 12/11 một số vị đại biểu vẫn tiếp tục “truy” quan điểm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Cuối phiên chất vấn buổi sáng, sau khi các con số lỗ và lương của lãnh đạo của Petrolimex được Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng công khai trước Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chốt lại “số lỗ là 1.423 tỷ, lương của công nhân viên là 6 triệu, năm 2010 lương lãnh đạo cấp cao là 70 triệu và năm 2011 chỉ có 58 triệu, có giảm hơn. Bình về việc này, chiều nay Bộ trưởng sẽ có ý kiến”.
Tuy nhiên, buổi chiều sau hai lượt trả lời 4 ý kiến tiếp theo, Bộ trưởng Hoàng vẫn không đề cập vấn đề này.
Đến lượt chất vấn, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) sốt ruột nhắc đến quy định của liên bộ Tài chính - Công Thương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đề án mức lương của Petrolimex. “Lương cao như vậy các đồng chí lý giải là đặc thù, nghề nghiệp độc hại. Tôi xin hỏi đồng chí như vậy đúng hay sai và quan điểm xử lý vấn đề này như thế nào?”.
Sau câu hỏi, ông Minh nói tiếp, nếu nói độc hại thì các sỹ quan quân đội làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có đặc thù không, giáo viên, bác sỹ ở những vùng này có đặc thù không, vậy mà lương chưa đạt được 20% của Chủ tịch Petrolimex?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhắc lại rằng ông chưa nhận được báo cáo báo cáo kiểm toán, mặc dù Kiểm toán Nhà nước nói đã gửi. “Sau này chính thức nhận được chúng tôi sẽ báo cáo với Quốc hội”, ông hứa.
Về ý kiến của liên bộ, Bộ trưởng giải thích, thời điểm trước tháng 11/2011 Petrolimex là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy tiền lương thực hiện theo quy định của nhà nước. Cụ thể là thực hiện quỹ tiền lương theo quy định tại công văn 3155 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và sau đó thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và liên bộ Công Thương - Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.
Còn từ tháng 11/2011 trở lại đây, tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên lương theo cơ chế đối với công ty cổ phần. Chính phủ có quy định điều kiện để xác định quỹ lương lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề trừ trường hợp đặc biệt là nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ…
“Bước đầu chúng tôi xin báo cáo như vậy, còn chúng tôi xin hứa với Quốc hội sau khi nhận được báo cáo kết luận kiểm toán chính thức của Kiểm toán Nhà nước, chúng tôi sẽ báo cáo với Quốc hội bằng văn bản về tình hình này”, Bộ trưởng nhấn lại.
Bên cạnh những “bùng nhùng” tại Petrolimex, điều hành giá xăng dầu và thị trường cạnh tranh cho mặt hàng này cũng là vấn đề được đại biểu quan tâm.
Nhấn nút lần thứ hai, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) nói rằng ông băn khoăn khi câu hỏi làm thế nào và khi nào chúng ta có thị trường xăng dầu cạnh tranh được Bộ trưởng trả lời đó là việc của doanh nghiệp và nhà nước không thể làm thay. Trong khi hiện nay trên thị trường đã có 13 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm thị phần lớn.
"Nhiệm vụ và chức năng của nhà nước là tạo khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có khung pháp lý cho hoạt động thị trường, đó là Nghị định 84 và các văn bản có liên quan, theo đó không phân biệt các thành phần kinh tế là doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào hoạt động thị trường xăng, dầu", Bộ trưởng Hoàng trả lời.
Ông cho hay, Chính phủ đã chỉ đạo tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp Nhà nước và từ năm 2011 Tổng công ty xăng, dầu đã thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, hiện nay đã có cổ phần bên ngoài, còn Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối và tiếp tục thực hiện đề án sắp xếp tái cơ cấu đối với Petrolimex.
Cuối phiên chất vấn buổi sáng, sau khi các con số lỗ và lương của lãnh đạo của Petrolimex được Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng công khai trước Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chốt lại “số lỗ là 1.423 tỷ, lương của công nhân viên là 6 triệu, năm 2010 lương lãnh đạo cấp cao là 70 triệu và năm 2011 chỉ có 58 triệu, có giảm hơn. Bình về việc này, chiều nay Bộ trưởng sẽ có ý kiến”.
Tuy nhiên, buổi chiều sau hai lượt trả lời 4 ý kiến tiếp theo, Bộ trưởng Hoàng vẫn không đề cập vấn đề này.
Đến lượt chất vấn, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) sốt ruột nhắc đến quy định của liên bộ Tài chính - Công Thương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đề án mức lương của Petrolimex. “Lương cao như vậy các đồng chí lý giải là đặc thù, nghề nghiệp độc hại. Tôi xin hỏi đồng chí như vậy đúng hay sai và quan điểm xử lý vấn đề này như thế nào?”.
Sau câu hỏi, ông Minh nói tiếp, nếu nói độc hại thì các sỹ quan quân đội làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có đặc thù không, giáo viên, bác sỹ ở những vùng này có đặc thù không, vậy mà lương chưa đạt được 20% của Chủ tịch Petrolimex?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhắc lại rằng ông chưa nhận được báo cáo báo cáo kiểm toán, mặc dù Kiểm toán Nhà nước nói đã gửi. “Sau này chính thức nhận được chúng tôi sẽ báo cáo với Quốc hội”, ông hứa.
Về ý kiến của liên bộ, Bộ trưởng giải thích, thời điểm trước tháng 11/2011 Petrolimex là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy tiền lương thực hiện theo quy định của nhà nước. Cụ thể là thực hiện quỹ tiền lương theo quy định tại công văn 3155 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và sau đó thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và liên bộ Công Thương - Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.
Còn từ tháng 11/2011 trở lại đây, tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên lương theo cơ chế đối với công ty cổ phần. Chính phủ có quy định điều kiện để xác định quỹ lương lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề trừ trường hợp đặc biệt là nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ…
“Bước đầu chúng tôi xin báo cáo như vậy, còn chúng tôi xin hứa với Quốc hội sau khi nhận được báo cáo kết luận kiểm toán chính thức của Kiểm toán Nhà nước, chúng tôi sẽ báo cáo với Quốc hội bằng văn bản về tình hình này”, Bộ trưởng nhấn lại.
Bên cạnh những “bùng nhùng” tại Petrolimex, điều hành giá xăng dầu và thị trường cạnh tranh cho mặt hàng này cũng là vấn đề được đại biểu quan tâm.
Nhấn nút lần thứ hai, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) nói rằng ông băn khoăn khi câu hỏi làm thế nào và khi nào chúng ta có thị trường xăng dầu cạnh tranh được Bộ trưởng trả lời đó là việc của doanh nghiệp và nhà nước không thể làm thay. Trong khi hiện nay trên thị trường đã có 13 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm thị phần lớn.
"Nhiệm vụ và chức năng của nhà nước là tạo khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có khung pháp lý cho hoạt động thị trường, đó là Nghị định 84 và các văn bản có liên quan, theo đó không phân biệt các thành phần kinh tế là doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào hoạt động thị trường xăng, dầu", Bộ trưởng Hoàng trả lời.
Ông cho hay, Chính phủ đã chỉ đạo tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp Nhà nước và từ năm 2011 Tổng công ty xăng, dầu đã thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, hiện nay đã có cổ phần bên ngoài, còn Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối và tiếp tục thực hiện đề án sắp xếp tái cơ cấu đối với Petrolimex.