Lượng mua vào của SCIC là “tuyệt mật”
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, số liệu liên quan đến giao dịch mua vào của SCIC vừa qua là tuyệt mật
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, số liệu liên quan đến giao dịch mua vào của SCIC vừa qua là tuyệt mật.
Dư luận đang quan tâm đến số liệu liên quan đến giao dịch mua vào hỗ trợ thị trường của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đề cập đến tại phiên chất vấn chiều 30/5.
Chất vấn Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, một đại biểu đưa ra yêu cầu thông tin về hoạt động mua vào của SCIC, về các mức lỗ, lãi liên quan cũng như mục đích của những giao dịch đó.
Trả lời những yêu cầu trên, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết SCIC có chức năng kinh doanh trên các lĩnh vực, trong đó có chức năng đầu tư kinh doanh vốn và có chức năng đầu tư tài chính; việc tham gia vào thị trường vốn này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổng công ty.
Mục đích mua vào của SCIC, theo Bộ trưởng, là khi thị trường chứng khoán có những biến động đặc biệt, thị trường đang đi xuống, cá biệt có những cổ phiếu đã đi xuống thấp hơn giá trị thực, tổng công ty này tham gia đầu tư vào thị trường vốn có mục đích “chủ yếu mua lại cổ phần, cổ phiếu của bản thân Tổng công ty và công ty mà SCIC đã tham gia cổ phần trong đó để giữ giá cổ phần của chính mình, bởi thấy doanh nghiệp SCIC tham gia đang có hiệu quả, đang tốt thì mình giữ giá doanh nghiệp của mình, thông qua đó có tác động rất lớn đến ổn định tâm lý của nhà đầu tư”.
Còn lỗ lãi liên quan, Bộ trưởng cho rằng nếu phải tính trong một giai đoạn, tính từng thời điểm thì không thể hiện được, mà phải trong từng giai đoạn nhất định, khi nào bán ra thực sự mới tính lỗ, lãi, còn thị trường đương nhiên có lúc lên, lúc xuống.
“Về số liệu cung cấp cụ thể, theo quy định việc kinh doanh chứng khoán là số liệu tuyệt mật, xin phép Quốc hội cho chúng tôi không công bố”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói.
Nguyên do được Bộ trưởng giải thích là trong bối cảnh thị trường hiện nay, nếu công bố có thể tác động bất lợi đến thị trường, ảnh hưởng xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô và tình hình chung.
Trước đó, từ ngày 7/3, SCIC bắt đầu thực hiện mua vào cổ phiếu trên sàn niêm yết nhằm hỗ trợ thị trường phục hồi cũng như góp phần củng cố tâm lý nhà đầu tư.
Sự tham gia của SCIC đã tạo phản ứng tích cực tức thì của thị trường, tuy nhiên, những ảnh hưởng từ tình hình kinh tế vĩ mô, tác động của kinh tế toàn cầu…, đà sụt giảm lại tái diễn, dẫn đến những nhận định khả năng SCIC phải chịu lỗ, xét theo thị giá hiện tại.
Tuy nhiên, những dữ liệu liên quan để khẳng định nhận định trên vẫn chưa được công bố. Theo ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC, có 5 loại thông tin liên quan đến những giao dịch trên được giữ bí mật là tổng khối lượng tiền SCIC có thể dùng để mua cổ phiếu, tên cổ phiếu được mua, giá mua vào, thời gian dự kiến mua và tỷ trọng phân bổ.
Trao đổi bên lề kỳ họp Quốc hội lần này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết khoản đầu tư vừa qua của SCIC sẽ được hạch toán riêng.
Dư luận đang quan tâm đến số liệu liên quan đến giao dịch mua vào hỗ trợ thị trường của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đề cập đến tại phiên chất vấn chiều 30/5.
Chất vấn Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, một đại biểu đưa ra yêu cầu thông tin về hoạt động mua vào của SCIC, về các mức lỗ, lãi liên quan cũng như mục đích của những giao dịch đó.
Trả lời những yêu cầu trên, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết SCIC có chức năng kinh doanh trên các lĩnh vực, trong đó có chức năng đầu tư kinh doanh vốn và có chức năng đầu tư tài chính; việc tham gia vào thị trường vốn này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổng công ty.
Mục đích mua vào của SCIC, theo Bộ trưởng, là khi thị trường chứng khoán có những biến động đặc biệt, thị trường đang đi xuống, cá biệt có những cổ phiếu đã đi xuống thấp hơn giá trị thực, tổng công ty này tham gia đầu tư vào thị trường vốn có mục đích “chủ yếu mua lại cổ phần, cổ phiếu của bản thân Tổng công ty và công ty mà SCIC đã tham gia cổ phần trong đó để giữ giá cổ phần của chính mình, bởi thấy doanh nghiệp SCIC tham gia đang có hiệu quả, đang tốt thì mình giữ giá doanh nghiệp của mình, thông qua đó có tác động rất lớn đến ổn định tâm lý của nhà đầu tư”.
Còn lỗ lãi liên quan, Bộ trưởng cho rằng nếu phải tính trong một giai đoạn, tính từng thời điểm thì không thể hiện được, mà phải trong từng giai đoạn nhất định, khi nào bán ra thực sự mới tính lỗ, lãi, còn thị trường đương nhiên có lúc lên, lúc xuống.
“Về số liệu cung cấp cụ thể, theo quy định việc kinh doanh chứng khoán là số liệu tuyệt mật, xin phép Quốc hội cho chúng tôi không công bố”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói.
Nguyên do được Bộ trưởng giải thích là trong bối cảnh thị trường hiện nay, nếu công bố có thể tác động bất lợi đến thị trường, ảnh hưởng xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô và tình hình chung.
Trước đó, từ ngày 7/3, SCIC bắt đầu thực hiện mua vào cổ phiếu trên sàn niêm yết nhằm hỗ trợ thị trường phục hồi cũng như góp phần củng cố tâm lý nhà đầu tư.
Sự tham gia của SCIC đã tạo phản ứng tích cực tức thì của thị trường, tuy nhiên, những ảnh hưởng từ tình hình kinh tế vĩ mô, tác động của kinh tế toàn cầu…, đà sụt giảm lại tái diễn, dẫn đến những nhận định khả năng SCIC phải chịu lỗ, xét theo thị giá hiện tại.
Tuy nhiên, những dữ liệu liên quan để khẳng định nhận định trên vẫn chưa được công bố. Theo ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC, có 5 loại thông tin liên quan đến những giao dịch trên được giữ bí mật là tổng khối lượng tiền SCIC có thể dùng để mua cổ phiếu, tên cổ phiếu được mua, giá mua vào, thời gian dự kiến mua và tỷ trọng phân bổ.
Trao đổi bên lề kỳ họp Quốc hội lần này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết khoản đầu tư vừa qua của SCIC sẽ được hạch toán riêng.