Lượng tiền giả polymer đã giảm mạnh
Lượng tiền giả polymer thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đã giảm mạnh so với tiền giả cotton trước đây
Lượng tiền giả polymer thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đã giảm mạnh so với tiền giả cotton trước đây.
Theo số liệu thống kê của Cục Phát hành và kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước) công bố sáng nay (13/9), tổng số tiền giả đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trong năm 2009 giảm 3% so với năm 2008 và giảm 20,5% so với năm 2007. Trong lượng tiền giả thu giữ nói trên, tiền giả polymer chiếm trên 90%, chủ yếu là mệnh giá 100.000 đồng (chiếm 42%) và 50.000 đồng (chiếm 29%).
6 năm trước khi phát hành tiền polymer (từ năm 1999-2004), hệ thống ngân hàng thu giữ hơn 1.000.000 tờ tiền giả cotton, từ mệnh giá 5.000 đến 100.000 đồng. Sau 6 năm phát hành tiền polymer (từ năm 2004-2009), tổng lượng tiền giả polymer thu giữ qua hệ thống ngân hàng giảm gần 80% so với tổng lượng tiền giả cotton thu giữ trong giai đoạn từ năm 1999-2004.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay các loại tiền giả polymer đều có kỹ thuật làm giả chưa cao, dễ dàng kiểm tra bằng tay và mắt thường. Người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an trên tiền thật và kiểm tra đồng tiền khi giao dịch để tránh rủi ro nhận phải tiền giả.
Cụ thể, qua phân tích, giám định của Ngân hàng Nhà nước và Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, cho đến nay, các loại tiền giả polymer đều có kỹ thuật làm giả chưa cao và có một số đặc điểm chủ yếu như: chất liệu nilon dễ bị bai giãn hoặc rách khi kéo nhẹ ở cạnh tờ tiền giả (chất liệu polymer in tiền thật rất khó bai giãn); không có các yếu tố bảo an hoặc có làm giả một số yếu tố nhưng không tinh xảo như tiền thật (ví dụ: hình bóng chìm tối hơn nền giấy, không sắc nét…); mực in dễ bong tróc.
“Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro nhận phải tiền giả, người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền khi giao dịch tiền mặt theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Cục Phát hành và kho quỹ khuyến nghị.
Theo số liệu thống kê của Cục Phát hành và kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước) công bố sáng nay (13/9), tổng số tiền giả đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trong năm 2009 giảm 3% so với năm 2008 và giảm 20,5% so với năm 2007. Trong lượng tiền giả thu giữ nói trên, tiền giả polymer chiếm trên 90%, chủ yếu là mệnh giá 100.000 đồng (chiếm 42%) và 50.000 đồng (chiếm 29%).
6 năm trước khi phát hành tiền polymer (từ năm 1999-2004), hệ thống ngân hàng thu giữ hơn 1.000.000 tờ tiền giả cotton, từ mệnh giá 5.000 đến 100.000 đồng. Sau 6 năm phát hành tiền polymer (từ năm 2004-2009), tổng lượng tiền giả polymer thu giữ qua hệ thống ngân hàng giảm gần 80% so với tổng lượng tiền giả cotton thu giữ trong giai đoạn từ năm 1999-2004.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay các loại tiền giả polymer đều có kỹ thuật làm giả chưa cao, dễ dàng kiểm tra bằng tay và mắt thường. Người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an trên tiền thật và kiểm tra đồng tiền khi giao dịch để tránh rủi ro nhận phải tiền giả.
Cụ thể, qua phân tích, giám định của Ngân hàng Nhà nước và Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, cho đến nay, các loại tiền giả polymer đều có kỹ thuật làm giả chưa cao và có một số đặc điểm chủ yếu như: chất liệu nilon dễ bị bai giãn hoặc rách khi kéo nhẹ ở cạnh tờ tiền giả (chất liệu polymer in tiền thật rất khó bai giãn); không có các yếu tố bảo an hoặc có làm giả một số yếu tố nhưng không tinh xảo như tiền thật (ví dụ: hình bóng chìm tối hơn nền giấy, không sắc nét…); mực in dễ bong tróc.
“Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro nhận phải tiền giả, người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền khi giao dịch tiền mặt theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Cục Phát hành và kho quỹ khuyến nghị.