Lương tối thiểu 2018 sẽ được quyết vào đầu tháng 8 tới
Đại diện cho phía người lao động cho rằng, tất cả các chỉ số kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm nay đều khá nên lương tối thiểu vùng năm 2018 không thể thấp hơn năm 2017
Cho dù đại diện cho giới chủ và người lao động đã có những động thái thể hiện sự thiện chí, song vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung sau 2 phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Tại phiên họp lần thứ 2 ngày 28/7 của Hội đồng Tiền lương quốc gia, phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2018, khoảng cách chênh lệch giữa mức đề xuất của đại diện người sử dụng lao động và người lao động đã được rút ngắn.
Trong phiên họp đầu tiên, đại diện người lao động đề xuất tăng lương khoảng 13%, đại diện người sử dụng lao động đề xuất tăng 4%. Đến phiên họp lần thứ 2, mỗi bên đều đã có sự điều chỉnh về mức tăng lương tối thiểu, phía đại diện người lao động đã giảm phương án tăng lương tối thiểu vùng xuống 8% còn đại diện người sử dụng lao động cũng tăng mức đề xuất là 5%. Tuy vậy, các bên vẫn chưa thống nhất được phương án chung.
Lý giải về mức đề xuất của cơ quan đại diện người lao động, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính, cho biết: “Mức đề xuất 13,3% mà chúng tôi đưa ra là kỳ vọng để chấm dứt lộ trình tiền lương tối thiểu phải chạy đuổi theo mức sống tối thiểu.
Đại diện cho phía người lao động cho rằng, tất cả các chỉ số kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm đều khá hơn năm 2016. Vì thế, lương tối thiểu vùng năm 2018 không thể thấp hơn năm 2017.
Tuy nhiên, theo ông Mai Đức Chính, để xem xét đến các yếu tố khác và đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp, trong đó có tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, Tổng liên đoàn Lao động đã cân nhắc đưa ra mức 8% để đảm bảo hài hòa khả năng chi trả của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo lợi ích của người lao động được cải thiện”.
Bên cạnh đó, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại 17 tỉnh, thành, kết quả chỉ hơn 51% người lao động có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống; hơn 20% phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% thu nhập không đủ sống và chỉ 16% người lao động có thể có tích lũy.
Về phía chủ sử dụng lao động, giải thích lý do đưa ra đề xuất tăng 5 %, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng cho rằng quyết định tăng lương tối thiểu ở mức trên dựa vào năng suất lao động thực tế, chỉ số CPI và chất lượng việc làm, khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Theo ông Phòng, trong điều kiện hiện nay, khả năng của doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng phần lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng đông lao động trong ngành dệt may, da giày, thuỷ sản và lắp ráp điện tử…
Mặc dù cả 2 bên đã “nâng lên, hạ xuống” nhưng do khoảng cách giữa vẫn ở mức 3% nên Hội đồng Tiền lương đã quyết định dừng thảo luận để các bên củng cố thêm cứ liệu, dẫn chiếu thuyết phục hơn, bảo vệ luận điểm của mình.
Dự kiến ngày 7/8, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 3 để quyết định mức lương tối thiểu.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Doãn Mậu Diệp, với việc tăng lương tối thiểu vùng, người lao động kỳ vọng cải thiện lợi ích tiền lương cao nhất nhưng doanh nghiệp mong muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tích lũy phục vụ sản xuất, tạo giá trị thặng dư. Nhà nước mong muốn thị trường lao động vận hành lành mạnh, người lao động có thu nhập và doanh nghiệp phát triển.
Chính vì sự khác biệt đó, các phương án đưa ra chênh nhau là bình thường và việc thương lượng để tìm đến điểm cân bằng.
“Tất nhiên, Luật Lao động khẳng định lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu”, ông Diệp nói.
Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế quản lý hành chính vào thương lượng là không phù hợp mà phải dựa vào nguyên tắc đồng thuận.
Trong quy chế của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, nếu các bên không tìm được điểm chung thì các thành viên bắt buộc phải tham gia bỏ phiếu, dù là phiếu trắng và phải chịu trách nhiệm với tập thể mà mình đại diện.
Dự kiến ngày 7/8 tới, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ 3 để quyết định mức lương tối thiểu.
Tại phiên họp lần thứ 2 ngày 28/7 của Hội đồng Tiền lương quốc gia, phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2018, khoảng cách chênh lệch giữa mức đề xuất của đại diện người sử dụng lao động và người lao động đã được rút ngắn.
Trong phiên họp đầu tiên, đại diện người lao động đề xuất tăng lương khoảng 13%, đại diện người sử dụng lao động đề xuất tăng 4%. Đến phiên họp lần thứ 2, mỗi bên đều đã có sự điều chỉnh về mức tăng lương tối thiểu, phía đại diện người lao động đã giảm phương án tăng lương tối thiểu vùng xuống 8% còn đại diện người sử dụng lao động cũng tăng mức đề xuất là 5%. Tuy vậy, các bên vẫn chưa thống nhất được phương án chung.
Lý giải về mức đề xuất của cơ quan đại diện người lao động, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính, cho biết: “Mức đề xuất 13,3% mà chúng tôi đưa ra là kỳ vọng để chấm dứt lộ trình tiền lương tối thiểu phải chạy đuổi theo mức sống tối thiểu.
Đại diện cho phía người lao động cho rằng, tất cả các chỉ số kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm đều khá hơn năm 2016. Vì thế, lương tối thiểu vùng năm 2018 không thể thấp hơn năm 2017.
Tuy nhiên, theo ông Mai Đức Chính, để xem xét đến các yếu tố khác và đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp, trong đó có tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, Tổng liên đoàn Lao động đã cân nhắc đưa ra mức 8% để đảm bảo hài hòa khả năng chi trả của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo lợi ích của người lao động được cải thiện”.
Bên cạnh đó, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại 17 tỉnh, thành, kết quả chỉ hơn 51% người lao động có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống; hơn 20% phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% thu nhập không đủ sống và chỉ 16% người lao động có thể có tích lũy.
Về phía chủ sử dụng lao động, giải thích lý do đưa ra đề xuất tăng 5 %, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng cho rằng quyết định tăng lương tối thiểu ở mức trên dựa vào năng suất lao động thực tế, chỉ số CPI và chất lượng việc làm, khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Theo ông Phòng, trong điều kiện hiện nay, khả năng của doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng phần lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng đông lao động trong ngành dệt may, da giày, thuỷ sản và lắp ráp điện tử…
Mặc dù cả 2 bên đã “nâng lên, hạ xuống” nhưng do khoảng cách giữa vẫn ở mức 3% nên Hội đồng Tiền lương đã quyết định dừng thảo luận để các bên củng cố thêm cứ liệu, dẫn chiếu thuyết phục hơn, bảo vệ luận điểm của mình.
Dự kiến ngày 7/8, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 3 để quyết định mức lương tối thiểu.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Doãn Mậu Diệp, với việc tăng lương tối thiểu vùng, người lao động kỳ vọng cải thiện lợi ích tiền lương cao nhất nhưng doanh nghiệp mong muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tích lũy phục vụ sản xuất, tạo giá trị thặng dư. Nhà nước mong muốn thị trường lao động vận hành lành mạnh, người lao động có thu nhập và doanh nghiệp phát triển.
Chính vì sự khác biệt đó, các phương án đưa ra chênh nhau là bình thường và việc thương lượng để tìm đến điểm cân bằng.
“Tất nhiên, Luật Lao động khẳng định lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu”, ông Diệp nói.
Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế quản lý hành chính vào thương lượng là không phù hợp mà phải dựa vào nguyên tắc đồng thuận.
Trong quy chế của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, nếu các bên không tìm được điểm chung thì các thành viên bắt buộc phải tham gia bỏ phiếu, dù là phiếu trắng và phải chịu trách nhiệm với tập thể mà mình đại diện.
Dự kiến ngày 7/8 tới, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ 3 để quyết định mức lương tối thiểu.