Mặt bằng bán lẻ Hà Nội: Trên 90% đã được lấp đầy
Cushman & Wakefield Việt Nam vừa công bố báo cáo khảo sát thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội tính đến quý 3/2010
Công ty Tiếp thị và Quản lý bất động sản Cushman & Wakefield Việt Nam vừa công bố báo cáo khảo sát thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội tính đến quý 3/2010.
Kết quả khảo sát của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, đến hết quý 3/2010, Hà Nội đã có 8 trung tâm thương mại, 2 trung tâm bán buôn, 3 đại siêu thị, 12 mặt bằng bán lẻ tại các tầng đế và khoảng 80 siêu thị và trung tâm điện máy với tổng diện tích khoảng 374.000 m2 trong đó 101.000m2 là trung tâm thương mại.
Hanoi Grand Plaza trên đường Trần Duy Hưng là trung tâm thương mại thứ 6 khai trương trong quý 3, cung cấp thêm cho thị trường 16.000m2.
Quá trình khảo sát chỉ ra rằng, phần lớn trung tâm bán lẻ ở Hà Nội được mở dưới dạng cửa hàng tại các phố lớn, ở chợ truyền thống và xu hướng chuyển đổi một phần từ truyền thống sang hiện đại. Tuy nhiên xu hướng này diễn ra chậm hơn so với Tp.HCM.
Đặc biệt, các trung tâm thương mại lớn ở trung tâm và các vùng phụ cận như Tràng Tiền Plaza, Vincom City Towers và Vincom Galleries hiện đã được lấp đầy với tỷ lệ gần 100%.
Còn nếu tình trung bình, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại hiện nay là 93%, thậm chí Trung tâm thương mại Grand Plaza chỉ sau hơn 2 tháng khai trương, 90% diện tích nơi đây đã được cho thuê.
Về giá thuê hiện dao động từ 20 – 120 USD/m2, tùy thuộc vào vị trí, đơn vị thuê và điều khoản thuê. Giá thuê có xu hướng giảm ở những tầng cao hơn so với những tầng thấp. Đồng thời, tại cùng một trung tâm mua sắm, giá thuê với những mặt bằng diện tích lớn thường nhỏ hơn những diện tích bán lẻ nhỏ.
Theo bà Nguyễn Thị Yến, (Phòng Nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield Việt Nam), nhu cầu mua sắm của người trẻ Việt Nam tại những thành phố lớn rất cao trong khi nguồn cung của các trung tâm bán lẻ còn giới hạn chính là cơ hội lớn cho phát triển thị trường bán lẻ tại Hà Nội,
Ngoài ra, một điểm quan trọng làm cho thị trường bán lẻ trở nên hấp dẫn hơn dưới con mắt của nhiều nhà đầu tư là hình thức cho thuê lâu dài, thay vì ký hợp đồng 2 – 3 năm như trước đây.
Bà Yến cho hay, với tư cách là đại diện phân phối độc quyền mặt bằng bán lẻ khu căn hộ của dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower, Cushman & Wakefield Việt Nam sẽ đứng ra cho khách hàng thuê lâu dài 5.000m2 trên tổng số 11.000 m2 mặt bằng bán lẻ tại đây, với thời hạn thuê có thể lên tới 40 – 50 năm với giá trung bình chỉ 10 USD/m2, thay vì phải thuê tới 90 USD – 150 USD/m2 nếu thuê ngắn hạn.
Về nguồn cung trong tương lai, trong quý 4 này, Trung tâm thương mại Pico và chợ Hàng Da sẽ hoàn thiện và cung cấp thêm 33.000 m2 mặt bằng bán lẻ cho thị trường. Như vậy dự kiến sẽ có khoảng hơn 1.000.000m2 mặt bằng bán lẻ tham gia thị trường từ nay đến năm 2013, gấp 3 lần so với mức cung của thị trường hiện nay.
Trong số những dự án sắp được đưa vào khai thác có thể kể đến như Royal City (200.000 m2), U-Silk City (146.896m2), Ciputra Hanoi Mall (120.000m2), Keangnam Hanoi Landmark Tower (62.786m2) và Savico Shopping Center (60.000 m2)… Hầu hết những dự án với mặt bằng bán lẻ lớn này không nằm ở trung tâm mà ở khu ngoại ô nơi còn quỹ đất và giá không quá đắt.
Cushman & Wakefield dự báo, trong tương lai, chợ truyền thống sẽ dần được thay thế bởi mô hình bán lẻ hiện đại. 4 đại siêu thị hiện tại và các trung tâm bán buôn sẽ phục vụ không những dân cư Hà Nội mà còn dân cư ở những khu vực lân cận nên cầu về mặt bằng bán lẻ sẽ ngày càng tăng mạnh.
Kết quả khảo sát của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, đến hết quý 3/2010, Hà Nội đã có 8 trung tâm thương mại, 2 trung tâm bán buôn, 3 đại siêu thị, 12 mặt bằng bán lẻ tại các tầng đế và khoảng 80 siêu thị và trung tâm điện máy với tổng diện tích khoảng 374.000 m2 trong đó 101.000m2 là trung tâm thương mại.
Hanoi Grand Plaza trên đường Trần Duy Hưng là trung tâm thương mại thứ 6 khai trương trong quý 3, cung cấp thêm cho thị trường 16.000m2.
Quá trình khảo sát chỉ ra rằng, phần lớn trung tâm bán lẻ ở Hà Nội được mở dưới dạng cửa hàng tại các phố lớn, ở chợ truyền thống và xu hướng chuyển đổi một phần từ truyền thống sang hiện đại. Tuy nhiên xu hướng này diễn ra chậm hơn so với Tp.HCM.
Đặc biệt, các trung tâm thương mại lớn ở trung tâm và các vùng phụ cận như Tràng Tiền Plaza, Vincom City Towers và Vincom Galleries hiện đã được lấp đầy với tỷ lệ gần 100%.
Còn nếu tình trung bình, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại hiện nay là 93%, thậm chí Trung tâm thương mại Grand Plaza chỉ sau hơn 2 tháng khai trương, 90% diện tích nơi đây đã được cho thuê.
Về giá thuê hiện dao động từ 20 – 120 USD/m2, tùy thuộc vào vị trí, đơn vị thuê và điều khoản thuê. Giá thuê có xu hướng giảm ở những tầng cao hơn so với những tầng thấp. Đồng thời, tại cùng một trung tâm mua sắm, giá thuê với những mặt bằng diện tích lớn thường nhỏ hơn những diện tích bán lẻ nhỏ.
Theo bà Nguyễn Thị Yến, (Phòng Nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield Việt Nam), nhu cầu mua sắm của người trẻ Việt Nam tại những thành phố lớn rất cao trong khi nguồn cung của các trung tâm bán lẻ còn giới hạn chính là cơ hội lớn cho phát triển thị trường bán lẻ tại Hà Nội,
Ngoài ra, một điểm quan trọng làm cho thị trường bán lẻ trở nên hấp dẫn hơn dưới con mắt của nhiều nhà đầu tư là hình thức cho thuê lâu dài, thay vì ký hợp đồng 2 – 3 năm như trước đây.
Bà Yến cho hay, với tư cách là đại diện phân phối độc quyền mặt bằng bán lẻ khu căn hộ của dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower, Cushman & Wakefield Việt Nam sẽ đứng ra cho khách hàng thuê lâu dài 5.000m2 trên tổng số 11.000 m2 mặt bằng bán lẻ tại đây, với thời hạn thuê có thể lên tới 40 – 50 năm với giá trung bình chỉ 10 USD/m2, thay vì phải thuê tới 90 USD – 150 USD/m2 nếu thuê ngắn hạn.
Về nguồn cung trong tương lai, trong quý 4 này, Trung tâm thương mại Pico và chợ Hàng Da sẽ hoàn thiện và cung cấp thêm 33.000 m2 mặt bằng bán lẻ cho thị trường. Như vậy dự kiến sẽ có khoảng hơn 1.000.000m2 mặt bằng bán lẻ tham gia thị trường từ nay đến năm 2013, gấp 3 lần so với mức cung của thị trường hiện nay.
Trong số những dự án sắp được đưa vào khai thác có thể kể đến như Royal City (200.000 m2), U-Silk City (146.896m2), Ciputra Hanoi Mall (120.000m2), Keangnam Hanoi Landmark Tower (62.786m2) và Savico Shopping Center (60.000 m2)… Hầu hết những dự án với mặt bằng bán lẻ lớn này không nằm ở trung tâm mà ở khu ngoại ô nơi còn quỹ đất và giá không quá đắt.
Cushman & Wakefield dự báo, trong tương lai, chợ truyền thống sẽ dần được thay thế bởi mô hình bán lẻ hiện đại. 4 đại siêu thị hiện tại và các trung tâm bán buôn sẽ phục vụ không những dân cư Hà Nội mà còn dân cư ở những khu vực lân cận nên cầu về mặt bằng bán lẻ sẽ ngày càng tăng mạnh.