Máy bay chở khách do Trung Quốc sản xuất sắp bay chuyến đầu tiên
Trung Quốc thiết kế chiếc C919 với mục tiêu cạnh tranh với các loại máy bay một lối đi khác như Airbus A320 hay Boeing 737
Máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất sẽ có chuyến bay chính thức đầu tiên trước tháng 7 năm nay, theo tin từ CNBC.
Tháng 11/2015, Tổng công ty Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) trình làng C919, khiến giới phân tích đặt câu hỏi liệu chiếc máy bay chở khách “đầu tay” của nước này có thể cạnh tranh được với máy bay của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Airbus và Boeing.
C919 là chiếc máy bay một lối đi, có thể chở 168 hành khách. Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 7/2 cho biết chiếc máy bay đã được lắp đặt đầy đủ hệ thống bên trong khoang và thực hiện một loạt cuộc kiểm tra có tải.
Tờ báo trên cũng cho biết kết quả kiểm tra xác nhận “khung của chiếc máy bay đủ khỏe để vận hành trong tương lai”.
Ban đầu, C919 được kỳ vọng sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2015. Tuy nhiên, thời hạn này đã được lùi lại để thực hiện thêm các cuộc kiểm tra.
COMAC thiết kế chiếc C919 với mục tiêu cạnh tranh với các loại máy bay một lối đi khác như Airbus A320 hay Boeing 737.
Hồi năm 2015, Giám đốc điều hành (CEO) hãng hàng không Qatar Airways, ông Akbar Al Baker nói ông sẽ “không ngại mua máy bay Trung Quốc”, miễn là máy bay đó áp ứng được tiêu chuẩn mà ông mong muốn.
“Chẳng có gì sai khi mua hàng Trung Quốc cả. Bạn sử dụng điện thoại iPhone cũng là hàng sản xuất ở Trung Quốc dù được thiết kế ở nơi khác. Tôi cho rằng sẽ là việc tốt nếu thế độc quyền (của Boeing và Airbus) bị phá vỡ”, ông Al Baker nói.
Tháng 11/2016, COMAC nói với giới truyền thông là đã nhận được 570 đơn đặt hàng chiếc C919 từ 23 khác hàng, bao gồm những hãng hàng không quốc gia như Air China, China Southern, hay China Eastern Airlines.
Nhu cầu máy bay tăng mạnh của Trung Quốc đang đưa nước này trở thành một “chiến trường” cho các nhà sản xuất máy bay chở khách. Airbus ước tính các hãng hàng không Trung Quốc sẽ cần 6.000 máy bay mới với tổng trị giá 945 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới.
Ngoài C919, COMAC còn phát triển một máy bay khu vực loại nhỏ hơn, chiếc ARJ21, và chiếc máy bay này đã bắt đầu bay vào tháng 6/2016.
Tháng 11/2015, Tổng công ty Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) trình làng C919, khiến giới phân tích đặt câu hỏi liệu chiếc máy bay chở khách “đầu tay” của nước này có thể cạnh tranh được với máy bay của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Airbus và Boeing.
C919 là chiếc máy bay một lối đi, có thể chở 168 hành khách. Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 7/2 cho biết chiếc máy bay đã được lắp đặt đầy đủ hệ thống bên trong khoang và thực hiện một loạt cuộc kiểm tra có tải.
Tờ báo trên cũng cho biết kết quả kiểm tra xác nhận “khung của chiếc máy bay đủ khỏe để vận hành trong tương lai”.
Ban đầu, C919 được kỳ vọng sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2015. Tuy nhiên, thời hạn này đã được lùi lại để thực hiện thêm các cuộc kiểm tra.
COMAC thiết kế chiếc C919 với mục tiêu cạnh tranh với các loại máy bay một lối đi khác như Airbus A320 hay Boeing 737.
Hồi năm 2015, Giám đốc điều hành (CEO) hãng hàng không Qatar Airways, ông Akbar Al Baker nói ông sẽ “không ngại mua máy bay Trung Quốc”, miễn là máy bay đó áp ứng được tiêu chuẩn mà ông mong muốn.
“Chẳng có gì sai khi mua hàng Trung Quốc cả. Bạn sử dụng điện thoại iPhone cũng là hàng sản xuất ở Trung Quốc dù được thiết kế ở nơi khác. Tôi cho rằng sẽ là việc tốt nếu thế độc quyền (của Boeing và Airbus) bị phá vỡ”, ông Al Baker nói.
Tháng 11/2016, COMAC nói với giới truyền thông là đã nhận được 570 đơn đặt hàng chiếc C919 từ 23 khác hàng, bao gồm những hãng hàng không quốc gia như Air China, China Southern, hay China Eastern Airlines.
Nhu cầu máy bay tăng mạnh của Trung Quốc đang đưa nước này trở thành một “chiến trường” cho các nhà sản xuất máy bay chở khách. Airbus ước tính các hãng hàng không Trung Quốc sẽ cần 6.000 máy bay mới với tổng trị giá 945 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới.
Ngoài C919, COMAC còn phát triển một máy bay khu vực loại nhỏ hơn, chiếc ARJ21, và chiếc máy bay này đã bắt đầu bay vào tháng 6/2016.