Mía đường Lam Sơn lên sàn
Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LASUCO) đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm
Trong số những “ứng cử viên” tham gia niêm yết trên sàn giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) mở đầu năm 2008, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LASUCO) đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo báo cáo mới nhất của ngành mía đường Việt Nam tại Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2006-2007, cả nước hiện có 36 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 87.500 tấn mía/ngày, sản lượng đường công nghiệp đạt 1.144.000 tấn.
Trong đó, LASUCO có công suất chế biến 7.000 tấn mía/ngày, sản lượng đường là 115.850 tấn, chiếm 10,18% tổng sản lượng đường cả nước. Chưa dừng lại con số này, hiện nay Công ty đang triển khai dự án nâng công suất nhà máy đường số 2 từ 4.500 tấn mía/ngày lên 8.000 tấn mía/ngày, nâng công suất ép của 2 nhà máy từ 7.000 tấn mía/ngày lên 10.500 tấn mía/ngày.
Năm 1986, Công ty đi vào sản xuất với một loại sản phẩm đường vàng và chỉ có một phân xưởng đường. Đến nay, các sản phẩm của công ty đã mở rộng, gồm: đường (3 loại RE, RS, A), bánh kẹo, mạch nha, cồn, sữa, cơ khí, phân bón, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải... Phương hướng sản xuất của công ty đang có sự chuyển dịch mới theo hướng mở rộng qui mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động.
Với nguồn vốn khá dồi dào, công ty mở rộng hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp trong các lĩnh vực phụ trợ với ngành sản xuất đường, nhằm tạo nên mô hình công ty mẹ - công ty con có qui trình sản xuất - thương mại khép kín, nhằm khai thác hết thế mạnh của “nhóm công ty LASUCO”. Gồm công ty mẹ “LASUCO” và các công ty con, như công ty cổ phần: phân bón, vận tải, thương mại, cơ giới nông nghiệp, sữa Vinamilk - Lam Sơn... và 8 nhà máy, xí nghiệp trực thuộc.
Ngoài đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, công ty còn đầu tư tài chính trên 300 tỷ đồng mua cổ phần của một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, như mua cổ phần của các công ty: Du lịch Thanh Hoá, Giấy Lam Sơn, Bảo hiểm Viễn Đông (Tp.HCM), Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và các ngân hàng thương mại; góp vốn liên doanh với các công ty TNHH như Công ty Lam Sơn - Sao Vàng, Công ty TNHH Lam Thành (Sài Gòn).
Sự đầu tư đúng đắn đã đưa đến kết quả khả quan, làm phấn khích nhà đầu tư, công ty đạt tốc độ tăng trưởng 18-20%/năm. Các chỉ tiêu chủ yếu như giá trị sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách đều tăng cao. Chỉ nói 3 năm gần đây, từ 2005 đến 2007, tính bình quân một năm, công ty đạt doanh thu đạt 929 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 75 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 55 tỷ đồng. Đời sống của cán bộ công nhân viên lao động được cải thiện, cổ tức được đảm bảo, bình quân từ 17-20%.
Từ đầu thập kỷ 90 công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng thương hiệu; xây dựng và phát triển hệ thống các nhà phân phối đến các đại lý bán sản phẩm; sản phẩm đường các loại, cồn thực phẩm, bánh kẹo... mang thương hiệu LASUCO đã được người tiêu dùng trên thị trường tín nhiệm, sản lượng tiêu thụ ngày càng nhiều.Đặc biệt, công ty đã trở thành nhà cung cấp truyền thống, tin cậy của các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn như Coca Cola, sữa, rượu, bia, nước giải khát...
Công ty đã tổ chức tiêu thụ rộng rãi sản phẩm trên thị trường cả nước. Nhiều năm sản phẩm của công ty được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao; được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001, HACCP, TQM (quản lý chất lượng toàn diện) và được tặng nhiều giải thưởng lớn về thương hiệu, về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, về môi trường của quốc gia, quốc tế.
Năm 2000 khi công ty tiến hành cổ phần hoá, LASUCO đã góp phần biến những người nông dân trồng mía trở thành những cổ đông chiến lược lâu dài, đồng thời tăng cường đầu tư để “dân có giàu nhà máy mới phát triển và ngược lại nhà máy có phát triển thì dân mới có thực lực vươn lên làm giàu” - ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty nói.
Trong 5 năm đầu (2001-2006) công ty đã đầu tư cho nông dân với tổng số tiền trên 500 tỷ đồng (trong đó đầu tư không hoàn lại trên 80 tỷ đồng), gấp 3 lần so với thời kỳ trước (1995-2000). Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ xây trụ sở, trường học, trạm xá một số xã trong vùng 10 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập huấn kỹ thuật 12 tỷ.
Vụ ép 2006-2007 toàn vùng có trên 16.000 ha mía, đạt sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây, đáp ứng đủ công suất chế biến của 2 nhà máy đường 7.000 tấn mía/ngày. Theo số liệu của Cục Thống kê Thanh Hoá, thu nhập một người một năm của người dân vùng mía từ hơn 3,1 triệu đồng năm 2001 tăng lên 4,3 triệu đồng năm 2006.
Trong nhiều năm qua LASUCO luôn là con chim đầu đàn của ngành mía đường Việt Nam, là đơn vị có vùng nguyên liệu ổn định nhất và có chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành. Vì vậy, trong điều kiện ngành đường trên thế giới và trong nước không ổn định, gặp nhiều khó khăn thì LASUCO vẫn hoạt động có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao, qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong vùng kinh tế Lam Sơn.
Mục tiêu 2006-2015 của LASUCO là xây dựng vùng mía Lam Sơn thành một vùng động lực phát triển công, nông nghiệp sản xuất, chế biến nông - lâm sản có qui mô lớn tập trung, đảm bảo mức tăng trưởng bình quân 20%/năm trở lên.
Sản phẩm chủ yếu là: mía - đường - cồn - điện; công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; đầu tư tài chính, chứng khoán và các dịch vụ du lịch - thương mại. Với định hướng hoạt động và mục tiêu tăng trưởng rõ ràng, cổ phiếu của LASUCO đang được các nhà đầu tư đánh giá cao.
Theo báo cáo mới nhất của ngành mía đường Việt Nam tại Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2006-2007, cả nước hiện có 36 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 87.500 tấn mía/ngày, sản lượng đường công nghiệp đạt 1.144.000 tấn.
Trong đó, LASUCO có công suất chế biến 7.000 tấn mía/ngày, sản lượng đường là 115.850 tấn, chiếm 10,18% tổng sản lượng đường cả nước. Chưa dừng lại con số này, hiện nay Công ty đang triển khai dự án nâng công suất nhà máy đường số 2 từ 4.500 tấn mía/ngày lên 8.000 tấn mía/ngày, nâng công suất ép của 2 nhà máy từ 7.000 tấn mía/ngày lên 10.500 tấn mía/ngày.
Năm 1986, Công ty đi vào sản xuất với một loại sản phẩm đường vàng và chỉ có một phân xưởng đường. Đến nay, các sản phẩm của công ty đã mở rộng, gồm: đường (3 loại RE, RS, A), bánh kẹo, mạch nha, cồn, sữa, cơ khí, phân bón, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải... Phương hướng sản xuất của công ty đang có sự chuyển dịch mới theo hướng mở rộng qui mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động.
Với nguồn vốn khá dồi dào, công ty mở rộng hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp trong các lĩnh vực phụ trợ với ngành sản xuất đường, nhằm tạo nên mô hình công ty mẹ - công ty con có qui trình sản xuất - thương mại khép kín, nhằm khai thác hết thế mạnh của “nhóm công ty LASUCO”. Gồm công ty mẹ “LASUCO” và các công ty con, như công ty cổ phần: phân bón, vận tải, thương mại, cơ giới nông nghiệp, sữa Vinamilk - Lam Sơn... và 8 nhà máy, xí nghiệp trực thuộc.
Ngoài đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, công ty còn đầu tư tài chính trên 300 tỷ đồng mua cổ phần của một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, như mua cổ phần của các công ty: Du lịch Thanh Hoá, Giấy Lam Sơn, Bảo hiểm Viễn Đông (Tp.HCM), Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và các ngân hàng thương mại; góp vốn liên doanh với các công ty TNHH như Công ty Lam Sơn - Sao Vàng, Công ty TNHH Lam Thành (Sài Gòn).
Sự đầu tư đúng đắn đã đưa đến kết quả khả quan, làm phấn khích nhà đầu tư, công ty đạt tốc độ tăng trưởng 18-20%/năm. Các chỉ tiêu chủ yếu như giá trị sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách đều tăng cao. Chỉ nói 3 năm gần đây, từ 2005 đến 2007, tính bình quân một năm, công ty đạt doanh thu đạt 929 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 75 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 55 tỷ đồng. Đời sống của cán bộ công nhân viên lao động được cải thiện, cổ tức được đảm bảo, bình quân từ 17-20%.
Từ đầu thập kỷ 90 công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng thương hiệu; xây dựng và phát triển hệ thống các nhà phân phối đến các đại lý bán sản phẩm; sản phẩm đường các loại, cồn thực phẩm, bánh kẹo... mang thương hiệu LASUCO đã được người tiêu dùng trên thị trường tín nhiệm, sản lượng tiêu thụ ngày càng nhiều.Đặc biệt, công ty đã trở thành nhà cung cấp truyền thống, tin cậy của các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn như Coca Cola, sữa, rượu, bia, nước giải khát...
Công ty đã tổ chức tiêu thụ rộng rãi sản phẩm trên thị trường cả nước. Nhiều năm sản phẩm của công ty được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao; được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001, HACCP, TQM (quản lý chất lượng toàn diện) và được tặng nhiều giải thưởng lớn về thương hiệu, về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, về môi trường của quốc gia, quốc tế.
Năm 2000 khi công ty tiến hành cổ phần hoá, LASUCO đã góp phần biến những người nông dân trồng mía trở thành những cổ đông chiến lược lâu dài, đồng thời tăng cường đầu tư để “dân có giàu nhà máy mới phát triển và ngược lại nhà máy có phát triển thì dân mới có thực lực vươn lên làm giàu” - ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty nói.
Trong 5 năm đầu (2001-2006) công ty đã đầu tư cho nông dân với tổng số tiền trên 500 tỷ đồng (trong đó đầu tư không hoàn lại trên 80 tỷ đồng), gấp 3 lần so với thời kỳ trước (1995-2000). Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ xây trụ sở, trường học, trạm xá một số xã trong vùng 10 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập huấn kỹ thuật 12 tỷ.
Vụ ép 2006-2007 toàn vùng có trên 16.000 ha mía, đạt sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây, đáp ứng đủ công suất chế biến của 2 nhà máy đường 7.000 tấn mía/ngày. Theo số liệu của Cục Thống kê Thanh Hoá, thu nhập một người một năm của người dân vùng mía từ hơn 3,1 triệu đồng năm 2001 tăng lên 4,3 triệu đồng năm 2006.
Trong nhiều năm qua LASUCO luôn là con chim đầu đàn của ngành mía đường Việt Nam, là đơn vị có vùng nguyên liệu ổn định nhất và có chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành. Vì vậy, trong điều kiện ngành đường trên thế giới và trong nước không ổn định, gặp nhiều khó khăn thì LASUCO vẫn hoạt động có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao, qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong vùng kinh tế Lam Sơn.
Mục tiêu 2006-2015 của LASUCO là xây dựng vùng mía Lam Sơn thành một vùng động lực phát triển công, nông nghiệp sản xuất, chế biến nông - lâm sản có qui mô lớn tập trung, đảm bảo mức tăng trưởng bình quân 20%/năm trở lên.
Sản phẩm chủ yếu là: mía - đường - cồn - điện; công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; đầu tư tài chính, chứng khoán và các dịch vụ du lịch - thương mại. Với định hướng hoạt động và mục tiêu tăng trưởng rõ ràng, cổ phiếu của LASUCO đang được các nhà đầu tư đánh giá cao.