Miền Bắc sẽ hình thành các dải siêu đô thị
Tại Bắc Bộ, sẽ hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Lạc, Hải Phòng - Hạ Long
Tại Bắc Bộ, sẽ hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Lạc, Hải Phòng - Hạ Long...
Đây là nội dung đáng chú ý trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 vùng trọng điểm Bắc Bộ, mà Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất.
Theo đó, Hà Nội là thành phố trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 15.488km2.
Cũng theo quy hoạch này, các đô thị vệ tinh trực tiếp của Hà Nội sẽ được xây dựng theo các hướng sau:
- Nội Bài trở thành khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
- Tại Vĩnh Phúc, Mê Linh trở thành khu công nghiệp - dịch vụ; Thị Xã Phúc Yên thành khu du lịch, đào tạo; Đại Lải là khu du Lịch, nghỉ dưỡng; Anh Khánh thành khu trung tâm thương mại - dịch vụ.
- Tại Hà Tây, Hòa Lạc thành khu vực dành cho các trường đại học, khu công nghệ cao; Hà Đông thành khu thương mại, dịch vụ, y tế; Đồng Mô, Suối Hai thành khu du lịch, nghỉ dưỡng; Thường Tín thành khu hành chính, thương mại; Sơn Tây thành khu thương mại; Trạm Trôi thành khu hành chính, thương mại;
- Tại Hưng Yên, Phố Nối, Hưng Yên thành khu công nghiệp, dịch vụ; Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng yên thành khu dịch vụ, du lịch; Văn Giang, Hưng Yên thành khu dịch vụ du lịch;
- Tại Bắc Ninh, Từ Sơn trở thành khu hành chính dịch vụ; Yên Phong, Bắc Ninh thành khu công nghiệp dịch vụ; Tiên Sơn, Bắc Ninh thành khu công nghiệp, dịch vụ.
- Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia.
Các khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng được tập trung tại : Khu Đông Anh, Sóc Sơn - Hà Nội; khu Đò Nống - Chợ Nỗ, Nam cầu Kiều, Tràng Duệ, An Hồng (Hải Phòng), Đông Mai, Cái Lân (Quảng Ninh); Nam Sơn - Hạp Lĩnh, yên Phong II, Quế Võ II, Thuận Thành (Bắc Ninh); Việt Hòa, Phú Thái, Cộng Hòa, Lai Vu (Hải Dương); Thị xã Hưng Yên, Vĩnh Khúc, Minh Đức (Hưng Yên), Khai Quang, Chấn Hưng, Bà Thiện (Vĩnh Phúc).
Về giao thông, sẽ phát triển mạng lưới cao tốc trong bán kính 100-200km từ Hà Nội; nâng cấp 100% quốc lộ đạt cấp II, III và 100% đường tỉnh đạt cấp IV trở lên. Hoàn chỉnh xây dựng đường vành đai III Hà Nội trước năm 2010. Phát triển hệ thống đường sắt liên tỉnh; mở rộng và xây mới một số sân bay quốc tế, cảng biển...
Đây là nội dung đáng chú ý trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 vùng trọng điểm Bắc Bộ, mà Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất.
Theo đó, Hà Nội là thành phố trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 15.488km2.
Cũng theo quy hoạch này, các đô thị vệ tinh trực tiếp của Hà Nội sẽ được xây dựng theo các hướng sau:
- Nội Bài trở thành khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
- Tại Vĩnh Phúc, Mê Linh trở thành khu công nghiệp - dịch vụ; Thị Xã Phúc Yên thành khu du lịch, đào tạo; Đại Lải là khu du Lịch, nghỉ dưỡng; Anh Khánh thành khu trung tâm thương mại - dịch vụ.
- Tại Hà Tây, Hòa Lạc thành khu vực dành cho các trường đại học, khu công nghệ cao; Hà Đông thành khu thương mại, dịch vụ, y tế; Đồng Mô, Suối Hai thành khu du lịch, nghỉ dưỡng; Thường Tín thành khu hành chính, thương mại; Sơn Tây thành khu thương mại; Trạm Trôi thành khu hành chính, thương mại;
- Tại Hưng Yên, Phố Nối, Hưng Yên thành khu công nghiệp, dịch vụ; Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng yên thành khu dịch vụ, du lịch; Văn Giang, Hưng Yên thành khu dịch vụ du lịch;
- Tại Bắc Ninh, Từ Sơn trở thành khu hành chính dịch vụ; Yên Phong, Bắc Ninh thành khu công nghiệp dịch vụ; Tiên Sơn, Bắc Ninh thành khu công nghiệp, dịch vụ.
- Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia.
Các khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng được tập trung tại : Khu Đông Anh, Sóc Sơn - Hà Nội; khu Đò Nống - Chợ Nỗ, Nam cầu Kiều, Tràng Duệ, An Hồng (Hải Phòng), Đông Mai, Cái Lân (Quảng Ninh); Nam Sơn - Hạp Lĩnh, yên Phong II, Quế Võ II, Thuận Thành (Bắc Ninh); Việt Hòa, Phú Thái, Cộng Hòa, Lai Vu (Hải Dương); Thị xã Hưng Yên, Vĩnh Khúc, Minh Đức (Hưng Yên), Khai Quang, Chấn Hưng, Bà Thiện (Vĩnh Phúc).
Về giao thông, sẽ phát triển mạng lưới cao tốc trong bán kính 100-200km từ Hà Nội; nâng cấp 100% quốc lộ đạt cấp II, III và 100% đường tỉnh đạt cấp IV trở lên. Hoàn chỉnh xây dựng đường vành đai III Hà Nội trước năm 2010. Phát triển hệ thống đường sắt liên tỉnh; mở rộng và xây mới một số sân bay quốc tế, cảng biển...