Mở công viên phần mềm, rồi chờ... quy hoạch
Hàng trăm hecta đất đang để xây dựng công viên phần mềm lại sử dụng không đúng mục đích
Việt Nam đang thiếu nhân lực trầm trọng cho ngành công nghiệp phần mềm, một trong những điều kiện để hình thành khu công viên phần mềm tập trung.
Vậy mà, hàng trăm hecta đất đang để xây dựng công viên phần mềm lại sử dụng không đúng mục đích.
Trước nguy cơ phát triển ồ ạt nhưng không hiệu quả, các cơ quan chức năng đang xem xét việc quy hoạch các công viên phần mềm theo hướng: chậm mà chắc.
Tính từ khi Saigon Sofware Park (SSP) ra đời vào tháng 6/2000 đến nay, có trên 10 công viên, trung tâm phần mềm trong cả nước hoạt động. Xét vào thời điểm hiện nay, chỉ có một vài công viên, trung tâm tại Tp.HCM như Quang Trung, REE, SSP được xem là hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả ở đây được hiểu là diện tích văn phòng đã hết chỗ.
Đua nhau mở
Trao đổi với chúng tôi, ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Phát triển công viên phần mềm Quang Trung, cho biết, mặt bằng đã hết, nên đơn vị này phải lập dự án mở rộng thêm 7 hecta và đã được chấp thuận trên nguyên tắc. Cũng theo ông Dũng, dự án trên phải chờ vài năm nữa mới bắt đầu tiến hành.
Khác với công viên phần mềm Quang Trung, khu cao ốc văn phòng của REE do hội đủ các yếu tố thuận lợi như trong khu vực nội thành, giao thông thuận lợi nên thu hút được các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong và ngoài nước thuê mặt bằng.
Còn tại Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, thậm chí ngay tại Hà Nội, các mô hình được gọi là công viên hay trung tâm phần mềm vẫn đang chờ doanh nghiệp đến thuê mặt bằng. Có nơi vì hoạt động không có hiệu quả, buộc phải trả lại mặt bằng để sử dụng vào mục đích khác như công viên phần mềm Huế.
Có nhiều nguyên nhân để tạm đánh giá các công viên phần mềm tại Tp.HCM “thành công”. Trước hết, Tp.HCM là “vùng trũng” của ngành công nghệ thông tin và điện tử. Không chỉ doanh nghiệp lớn trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài đều góp mặt tại đây.
Dù chưa có những dự án lớn (có giá trị từ 10 triệu USD trở lên) nhưng những doanh nghiệp này có sẵn (hoặc dễ dàng kiếm) các dự án nhỏ một vài triệu USD để làm quanh năm, thậm chí là vài năm như TMA, FPT Sofware, Global Cybersoft…
Tp.HCM cũng là nơi có hệ thống các trường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm để đáp ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Cũng có thể nói thêm, giá thuê mặt bằng trong khu vực nội thành đắt, chật hẹp nên buộc các doanh nghiệp phải tìm đến các khu công viên phần mềm tập trung, vừa thoả mãn diện tích làm việc, giá thuê thấp cũng như những ưu đãi về lãi suất vốn vay (được hỗ trợ từ 50 – 100% lãi suất)...
Theo số liệu tổng hợp từ các dự án đang triển khai, đến năm 2012, Việt Nam sẽ có thêm 180 hecta ở các trung tâm – công viên phần mềm. Trong đó, có các dự án lớn như công viên phần mềm (thuộc khu công nghệ cao Hoà Lạc) với diện tích 76 hecta, công viên phần mềm FPT Đà Nẵng (33ha), công viên tri thức Việt Nhật (44ha), công viên phần mềm Thủ Thiêm (16ha).
Rồi chờ quy hoạch lại
Gọi là “hết đất” nhưng trên thực tế, tại khu công viên phần mềm Quang Trung vẫn còn nhiều lô đất trong tình trạng đã được các nhà đầu tư “xí chỗ”. Hiện nay có trên 10 chủ đầu tư vào khu công viên phần mềm Quang Trung có khả năng sẽ bị thu hồi lại đất vì chậm trễ triển khai dự án. “Chúng tôi đang thúc họ phải triển khai nhanh, nếu không sẽ thu hồi lại đất”, ông Dũng giải thích.
Tuy nhiên, ông Dũng từ chối công bố tổng diện tích đất có chủ nhưng chưa đầu tư cũng như thời hạn cuối cùng để thu hồi quỹ đất này.
Trong khi các tỉnh khác có công viên phần mềm đang ngồi chờ khách đến thì tại Tp.HCM, đầu tư vào các khu công viên phần mềm, nhìn từ góc độ nào đó, đang là miếng “bánh ngọt” vì có sự hỗ trợ khá mạnh từ phía Nhà nước như hỗ trợ thủ tục cấp đất cùng nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia.
Chính vì vậy, trong hội thảo về tính hiệu quả của các khu công viên phần mềm Việt Nam vừa được tổ chức tại Tp.HCM, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Tp.HCM Lê Mạnh Hà đã hỏi các nhà đầu tư về lý do đầu tư xây dựng tại khu công viên phần mềm và kỳ vọng về sự thành công. Chẳng có nhà đầu tư nào trả lời một cách thoả đáng các câu hỏi trên.
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đánh giá: các khu công viên phần mềm tập trung, dù được hưởng với mức ưu đãi cao nhất nhưng kết quả chưa như mong đợi.
“Phải chăng, mức ưu đãi của Nhà nước chưa đủ để thu hút doanh nghiệp tham gia hay là quy hoạch hệ thống này chưa chuẩn?”, Thứ trưởng Hồng đặt vấn đề.
Vì vậy, vào tháng 12 năm nay, Bộ Thông tin Truyền thông sẽ trình Chính phủ về quy hoạch các khu công nghiệp phần mềm cũng như cơ chế quản lý các khu công viên này để mô hình này hoạt động có hiệu quả hơn.
Gia Vinh (SGTT)
Vậy mà, hàng trăm hecta đất đang để xây dựng công viên phần mềm lại sử dụng không đúng mục đích.
Trước nguy cơ phát triển ồ ạt nhưng không hiệu quả, các cơ quan chức năng đang xem xét việc quy hoạch các công viên phần mềm theo hướng: chậm mà chắc.
Tính từ khi Saigon Sofware Park (SSP) ra đời vào tháng 6/2000 đến nay, có trên 10 công viên, trung tâm phần mềm trong cả nước hoạt động. Xét vào thời điểm hiện nay, chỉ có một vài công viên, trung tâm tại Tp.HCM như Quang Trung, REE, SSP được xem là hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả ở đây được hiểu là diện tích văn phòng đã hết chỗ.
Đua nhau mở
Trao đổi với chúng tôi, ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Phát triển công viên phần mềm Quang Trung, cho biết, mặt bằng đã hết, nên đơn vị này phải lập dự án mở rộng thêm 7 hecta và đã được chấp thuận trên nguyên tắc. Cũng theo ông Dũng, dự án trên phải chờ vài năm nữa mới bắt đầu tiến hành.
Khác với công viên phần mềm Quang Trung, khu cao ốc văn phòng của REE do hội đủ các yếu tố thuận lợi như trong khu vực nội thành, giao thông thuận lợi nên thu hút được các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong và ngoài nước thuê mặt bằng.
Còn tại Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, thậm chí ngay tại Hà Nội, các mô hình được gọi là công viên hay trung tâm phần mềm vẫn đang chờ doanh nghiệp đến thuê mặt bằng. Có nơi vì hoạt động không có hiệu quả, buộc phải trả lại mặt bằng để sử dụng vào mục đích khác như công viên phần mềm Huế.
Có nhiều nguyên nhân để tạm đánh giá các công viên phần mềm tại Tp.HCM “thành công”. Trước hết, Tp.HCM là “vùng trũng” của ngành công nghệ thông tin và điện tử. Không chỉ doanh nghiệp lớn trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài đều góp mặt tại đây.
Dù chưa có những dự án lớn (có giá trị từ 10 triệu USD trở lên) nhưng những doanh nghiệp này có sẵn (hoặc dễ dàng kiếm) các dự án nhỏ một vài triệu USD để làm quanh năm, thậm chí là vài năm như TMA, FPT Sofware, Global Cybersoft…
Tp.HCM cũng là nơi có hệ thống các trường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm để đáp ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Cũng có thể nói thêm, giá thuê mặt bằng trong khu vực nội thành đắt, chật hẹp nên buộc các doanh nghiệp phải tìm đến các khu công viên phần mềm tập trung, vừa thoả mãn diện tích làm việc, giá thuê thấp cũng như những ưu đãi về lãi suất vốn vay (được hỗ trợ từ 50 – 100% lãi suất)...
Theo số liệu tổng hợp từ các dự án đang triển khai, đến năm 2012, Việt Nam sẽ có thêm 180 hecta ở các trung tâm – công viên phần mềm. Trong đó, có các dự án lớn như công viên phần mềm (thuộc khu công nghệ cao Hoà Lạc) với diện tích 76 hecta, công viên phần mềm FPT Đà Nẵng (33ha), công viên tri thức Việt Nhật (44ha), công viên phần mềm Thủ Thiêm (16ha).
Rồi chờ quy hoạch lại
Gọi là “hết đất” nhưng trên thực tế, tại khu công viên phần mềm Quang Trung vẫn còn nhiều lô đất trong tình trạng đã được các nhà đầu tư “xí chỗ”. Hiện nay có trên 10 chủ đầu tư vào khu công viên phần mềm Quang Trung có khả năng sẽ bị thu hồi lại đất vì chậm trễ triển khai dự án. “Chúng tôi đang thúc họ phải triển khai nhanh, nếu không sẽ thu hồi lại đất”, ông Dũng giải thích.
Tuy nhiên, ông Dũng từ chối công bố tổng diện tích đất có chủ nhưng chưa đầu tư cũng như thời hạn cuối cùng để thu hồi quỹ đất này.
Trong khi các tỉnh khác có công viên phần mềm đang ngồi chờ khách đến thì tại Tp.HCM, đầu tư vào các khu công viên phần mềm, nhìn từ góc độ nào đó, đang là miếng “bánh ngọt” vì có sự hỗ trợ khá mạnh từ phía Nhà nước như hỗ trợ thủ tục cấp đất cùng nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia.
Chính vì vậy, trong hội thảo về tính hiệu quả của các khu công viên phần mềm Việt Nam vừa được tổ chức tại Tp.HCM, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Tp.HCM Lê Mạnh Hà đã hỏi các nhà đầu tư về lý do đầu tư xây dựng tại khu công viên phần mềm và kỳ vọng về sự thành công. Chẳng có nhà đầu tư nào trả lời một cách thoả đáng các câu hỏi trên.
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đánh giá: các khu công viên phần mềm tập trung, dù được hưởng với mức ưu đãi cao nhất nhưng kết quả chưa như mong đợi.
“Phải chăng, mức ưu đãi của Nhà nước chưa đủ để thu hút doanh nghiệp tham gia hay là quy hoạch hệ thống này chưa chuẩn?”, Thứ trưởng Hồng đặt vấn đề.
Vì vậy, vào tháng 12 năm nay, Bộ Thông tin Truyền thông sẽ trình Chính phủ về quy hoạch các khu công nghiệp phần mềm cũng như cơ chế quản lý các khu công viên này để mô hình này hoạt động có hiệu quả hơn.
Gia Vinh (SGTT)