Một chiếc Boeing 777 có thể biến mất như thế nào?
Đã từng có một máy bay phản lực hiện đại rơi từ trên trời khi đang trong hành trình bay
Tại sao một chiếc Boeing 777-200ER có thể biến mất đột ngột khi đang trong hành trình bay mà không để lại dấu vết gì? Theo các chuyên gia trong ngành hàng không, đi tìm câu trả lời cho sự mất tích đầy bí ẩn của chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh của hãng Malaysia Airlines hôm 8/3 sẽ không phải là việc dễ dàng.
Chiếc máy bay mất tích thuộc dòng máy bay phản lực hiện đại hàng đầu thế giới, sở hữu sải cánh rộng gần 200 feet (khoảng gần 61 m) và chiều dài thân hơn 209 feet (khoảng gần 64 m). Ngoài ra, máy bay này còn được trang bị đầy đủ các thiết bị liên lạc, bao gồm radio, đèn báo tự động, định vị toàn cầu và một hệ thống liên lạc máy tính.
Ngoài radio UHF và VHF, loại máy bay có giá hơn 250 triệu này còn được trang bị công nghệ hệ thống liên lạc và báo tin hàng không (ACRS). Được cài đặt bên trong những chiếc máy tính của máy bay, hệ thống này cho biết máy bay đang hoạt động ra sao, về tốc độ, mức nhiên liệu, lực đẩy…
“Nếu có bất kỳ điều gì đó bất thường, hệ thống này sẽ gửi tín hiệu tới Malaysia Airlines”, nhà báo Richard Quest chuyên về lĩnh vực hàng không của hãng tin CNN phát biểu. Cho dù các nhà chức trách chưa phát hiện được điều gì đã xảy ra với MH370, thì chuyện đã xảy ra chắc chắn là một thảm họa mà chuyến bay không thể vượt qua được.
“Máy bay không tự nhiên rơi xuống từ trên trời ở độ cao 36.000 feet (gần 11 km)”, ông Quest cho biết.
Khi được hỏi về chi tiết các thiết bị liên lạc trên chiếc máy bay mất tích, phát ngôn viên Doug Alder của Boeing nói: “Chúng tôi chưa thể bàn vấn đề đó vào lúc này”.
Tuy vậy, theo ông Quest, đã có tiền lệ về một chiếc máy bay phản lực hiện đại rơi từ trên trời khi đang trong hành trình bay, và sự bí ẩn về tai nạn này phải mất hàng năm trời mới được vén màn.
Vào ngày 1/6/2009, chuyến bay 447 của hãng hàng không Pháp Air France trên đường bay từ Rio De Janeiro tới sân bay quốc tế Charles de Gaulle của Pháp đã đột ngột mất liên lạc. Chiếc máy bay dùng cho chuyến đi này, Airbus A330, cũng là một máy bay phản lực hiện đại hàng đầu thế giới.
“Một trong những điều đầu tiên mà chúng ta có được khi đó, là một loạt tin nhắn cho thấy trục trặc của máy bay và các hệ thống bị hỏng”, ông Quest nói. “Điều mà chúng ta không thể biết đó là nguyên nhân tại sao. Chúng ta biết điều gì đã xảy ra, chúng ta biết là đã có chuyện, nhưng không thể biết tại sao điều đó lại xảy ra”.
Sau bốn đợt tìm kiếm trong gần hai năm, người ta mới xác định được vị trí của chiếc máy bay rơi và phần lớn trong thi thể của 228 người bị thiệt mạng tại một dãy núi nằm sâu dưới đáy đại dương. Phải mất thời gian lâu hơn nữa, mới tìm ra được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
Vào tháng 5/2011, máy ghi âm và ghi dữ liệu chuyến bay đã được trục vớt từ đáy đại dương sau một cuộc tìm kiếm mở rộng với sự tham gia của các loại tàu ngầm mini. Đến tận tháng 7/2012, các nhà điều tra mới công bố báo cáo cho rằng, vụ tai nạn là kết quả một loạt lỗi do phi công điều khiển chuyến bay mắc phải và việc họ không thể phản ứng phù hợp với các vấn đề kỹ thuật.
Cục Điều tra và Phân tích Pháp đã đưa ra những chi tiết cho thấy, phi công điều khiển chuyến bay đã phản ứng thất bại khi máy bay gặp vấn đề về cảm ứng tốc độ, rồi tiếp đó là sự lan truyền của vấn đề này khiến mọi chuyện trở nên phức tạp.
Khi các tinh thể băng bao quanh ống pitot, một phần của hệ thống dùng để xác định tốc độ không khi, chế độ lái tự động của máy bay bị gián đoạn và phi công không biết phản ứng thế nào - bản báo cáo cho hay.
“Trục trặc xảy ra khi máy bay đang trong hành trình bay, khiến toàn bộ phi hành đoàn của AF447 sửng sốt”, báo cáo cho biết. Theo báo cáo, do mất bình tĩnh, phi hành đoàn đã có những phản ứng thái quá, khiến máy bay trệch khỏi hướng bay và dẫn tới sự xuất hiện những dữ liệu khiến họ càng thêm phần hoang mang.
“Trong phút đầu tiên sau khi chế độ lái tự động bị ngắt, nỗ lực tìm hiểu tình hình bất thành và sự phối hợp bị đứt quãng giữa các thành viên trong phi hành đoàn đã gây ra một loạt hiệu ứng, bao gồm mất toàn bộ kiểm soát nhận thức về tình huống”, báo cáo viết.
Theo báo cáo, tiếp đó, chiếc Airbus A330 đã đứng khựng lại - thể hiện qua một tin nhắn cảnh báo vào lúc máy bay bị rung lắc mạnh.
“Bất chấp những dấu hiệu này, phi hành đoàn của chuyến bay vẫn không hiểu được là máy bay đã dừng lại, và họ không có bất kỳ một hành động nào để điều khiển cho máy bay di chuyển trở lại”.
Các phi công chỉ điều khiển cho máy bay hướng đầu lên trên, trong khi để phục hồi trạng thái di chuyển, máy bay phải được điều khiển cho chúc đầu xuống dưới, theo báo cáo.
“Bản báo cáo đã cho chúng ta hiểu được điều gì có thể xảy ra ở những vụ tai nạn máy bay lớn như vậy. Trên chuyến bay 447, máy bay chỉ gặp một trục trặc nhỏ, nhưng phi công đã phản ứng theo cách khiến máy bay rơi”, ông Quest nói.
Chiếc máy bay mất tích thuộc dòng máy bay phản lực hiện đại hàng đầu thế giới, sở hữu sải cánh rộng gần 200 feet (khoảng gần 61 m) và chiều dài thân hơn 209 feet (khoảng gần 64 m). Ngoài ra, máy bay này còn được trang bị đầy đủ các thiết bị liên lạc, bao gồm radio, đèn báo tự động, định vị toàn cầu và một hệ thống liên lạc máy tính.
Ngoài radio UHF và VHF, loại máy bay có giá hơn 250 triệu này còn được trang bị công nghệ hệ thống liên lạc và báo tin hàng không (ACRS). Được cài đặt bên trong những chiếc máy tính của máy bay, hệ thống này cho biết máy bay đang hoạt động ra sao, về tốc độ, mức nhiên liệu, lực đẩy…
“Nếu có bất kỳ điều gì đó bất thường, hệ thống này sẽ gửi tín hiệu tới Malaysia Airlines”, nhà báo Richard Quest chuyên về lĩnh vực hàng không của hãng tin CNN phát biểu. Cho dù các nhà chức trách chưa phát hiện được điều gì đã xảy ra với MH370, thì chuyện đã xảy ra chắc chắn là một thảm họa mà chuyến bay không thể vượt qua được.
“Máy bay không tự nhiên rơi xuống từ trên trời ở độ cao 36.000 feet (gần 11 km)”, ông Quest cho biết.
Khi được hỏi về chi tiết các thiết bị liên lạc trên chiếc máy bay mất tích, phát ngôn viên Doug Alder của Boeing nói: “Chúng tôi chưa thể bàn vấn đề đó vào lúc này”.
Tuy vậy, theo ông Quest, đã có tiền lệ về một chiếc máy bay phản lực hiện đại rơi từ trên trời khi đang trong hành trình bay, và sự bí ẩn về tai nạn này phải mất hàng năm trời mới được vén màn.
Vào ngày 1/6/2009, chuyến bay 447 của hãng hàng không Pháp Air France trên đường bay từ Rio De Janeiro tới sân bay quốc tế Charles de Gaulle của Pháp đã đột ngột mất liên lạc. Chiếc máy bay dùng cho chuyến đi này, Airbus A330, cũng là một máy bay phản lực hiện đại hàng đầu thế giới.
“Một trong những điều đầu tiên mà chúng ta có được khi đó, là một loạt tin nhắn cho thấy trục trặc của máy bay và các hệ thống bị hỏng”, ông Quest nói. “Điều mà chúng ta không thể biết đó là nguyên nhân tại sao. Chúng ta biết điều gì đã xảy ra, chúng ta biết là đã có chuyện, nhưng không thể biết tại sao điều đó lại xảy ra”.
Sau bốn đợt tìm kiếm trong gần hai năm, người ta mới xác định được vị trí của chiếc máy bay rơi và phần lớn trong thi thể của 228 người bị thiệt mạng tại một dãy núi nằm sâu dưới đáy đại dương. Phải mất thời gian lâu hơn nữa, mới tìm ra được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
Vào tháng 5/2011, máy ghi âm và ghi dữ liệu chuyến bay đã được trục vớt từ đáy đại dương sau một cuộc tìm kiếm mở rộng với sự tham gia của các loại tàu ngầm mini. Đến tận tháng 7/2012, các nhà điều tra mới công bố báo cáo cho rằng, vụ tai nạn là kết quả một loạt lỗi do phi công điều khiển chuyến bay mắc phải và việc họ không thể phản ứng phù hợp với các vấn đề kỹ thuật.
Cục Điều tra và Phân tích Pháp đã đưa ra những chi tiết cho thấy, phi công điều khiển chuyến bay đã phản ứng thất bại khi máy bay gặp vấn đề về cảm ứng tốc độ, rồi tiếp đó là sự lan truyền của vấn đề này khiến mọi chuyện trở nên phức tạp.
Khi các tinh thể băng bao quanh ống pitot, một phần của hệ thống dùng để xác định tốc độ không khi, chế độ lái tự động của máy bay bị gián đoạn và phi công không biết phản ứng thế nào - bản báo cáo cho hay.
“Trục trặc xảy ra khi máy bay đang trong hành trình bay, khiến toàn bộ phi hành đoàn của AF447 sửng sốt”, báo cáo cho biết. Theo báo cáo, do mất bình tĩnh, phi hành đoàn đã có những phản ứng thái quá, khiến máy bay trệch khỏi hướng bay và dẫn tới sự xuất hiện những dữ liệu khiến họ càng thêm phần hoang mang.
“Trong phút đầu tiên sau khi chế độ lái tự động bị ngắt, nỗ lực tìm hiểu tình hình bất thành và sự phối hợp bị đứt quãng giữa các thành viên trong phi hành đoàn đã gây ra một loạt hiệu ứng, bao gồm mất toàn bộ kiểm soát nhận thức về tình huống”, báo cáo viết.
Theo báo cáo, tiếp đó, chiếc Airbus A330 đã đứng khựng lại - thể hiện qua một tin nhắn cảnh báo vào lúc máy bay bị rung lắc mạnh.
“Bất chấp những dấu hiệu này, phi hành đoàn của chuyến bay vẫn không hiểu được là máy bay đã dừng lại, và họ không có bất kỳ một hành động nào để điều khiển cho máy bay di chuyển trở lại”.
Các phi công chỉ điều khiển cho máy bay hướng đầu lên trên, trong khi để phục hồi trạng thái di chuyển, máy bay phải được điều khiển cho chúc đầu xuống dưới, theo báo cáo.
“Bản báo cáo đã cho chúng ta hiểu được điều gì có thể xảy ra ở những vụ tai nạn máy bay lớn như vậy. Trên chuyến bay 447, máy bay chỉ gặp một trục trặc nhỏ, nhưng phi công đã phản ứng theo cách khiến máy bay rơi”, ông Quest nói.