Một loạt tin xấu dìm chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á rời mức đỉnh của 3 tháng sau khi đón nhận một loạt thông tin kinh tế bất lợi phát đi từ Mỹ và Trung Quốc
Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay đã rời mức đỉnh của 3 tháng thiết lập vào ngày hôm qua sau khi đón nhận một loạt thông tin kinh tế bất lợi phát đi từ Mỹ và Trung Quốc.
Trái với tâm lý lạc quan có được trong phiên trước, giới đầu tư đã trở nên thận trọng hơn trong phiên này, khi mà triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu kém đi phần tươi sáng.
Tính tới lúc 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1%, còn 116,49 điểm. Sắc đỏ phủ khắp các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực, với mức giảm của các hàn thử biểu phổ biến trong khoảng 1-2%.
Ngay khi thị trường bắt đầu đi vào giao dịch sáng nay, xu thế giảm điểm đã ngự trị do ảnh hưởng từ phiên mất điểm đêm trước ở thị trường Phố Wall và những dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm qua đã khiến giới đầu tư Phố Wall hoang mang khi bất ngờ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2010 xuống 3-3,5% từ mức dự báo 3,2-3,7% công bố trước đó. Bộ Thương mại Mỹ cho hay, doanh số bán lẻ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 6 đã giảm tháng thứ hai liên tục, với mức giảm 0,5%, nhiều hơn dự báo trước đó.
Sau đó, giá cổ phiếu ở châu Á càng giảm thêm khi Trung Quốc công bố con số tăng trưởng GDP quý 2 của nước này. Chính phủ Trung Quốc cho hay, tăng trưởng GDP của nước này đã giảm về mức 10,3% trong quý 2, từ mức 11,9% trong quý 1.
Trong chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương hôm nay, số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng giá. Dẫn đầu cho xu thế trượt giá là các cổ phiếu thuộc khối hàng hóa cơ bản - đối tượng phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế.
Tại thị trường Tokyo, cổ phiếu của công ty giao dịch hàng hóa lớn nhất Nhật bản là Mitsubishi Corp mất giá 1,9%. Cổ phiếu của Inpex, công ty thăm dò dầu khí lớn nhất Nhật Bản Inpex, giảm giá tới 5,1%.
Tại thị trường Hồng Kông cổ phiếu của CNOOC - hãng thăm dò dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc - giảm 3,1%. Đáng chú ý, trong ngày giao dịch đầu tiên trên thị trường Thượng Hải, cổ phiếu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) đã gây thất vọng khi chỉ tăng giá có 0,4%. ABC vừa trải qua một đợi IPO quy mô khổng lồ, trị giá hơn 19 tỷ USD cách đây ít ngày.
Giới phân tích cho rằng, nỗi lo về sự giảm tốc tăng trưởng đã khiến cổ phiếu của ABC trở nên kém sức hấp dẫn trong mắt giới đầu tư.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn sang thị trường Bắc Mỹ hôm nay cũng giảm giá khá mạnh. Cổ phiếu của hãng xe Nhật Nissan đã kết thúc ngày giao dịch với mức giảm 3,3%.
Sự đảo chiều chóng vánh của thị trường trong ngày hôm qua và hôm nay được giới phân tích lý giải là do ảnh hưởng cùng lúc của những báo cáo kết quả kinh doanh tốt và những thông tin kinh tế kém lạc quan. Hôm qua, chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh, đạt mức cao nhất trong 3 tháng.
“Một mặt, chúng ta có những báo cáo kinh doanh tốt. Mặt khác, chúng ta cũng có những mối nghi ngờ về tốc độ phục hồi kinh tế”, ông Luc Van Hecka, Chuyên gia kinh tế trưởng của KBC Securities ở Tokyo, nói với Reuters.
Cùng chung quan điểm, ông Masayuki Kubota, nhà quản lý quỹ thuộc công ty Daiwa SB Investments ở Tokyo, cho rằng: “Giai đoạn tồi tệ nhất đã qua, nhưng sức phục hồi kinh tế thế giới là yếu. Thị trường đang lo ngại về tương lai một khi những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng bị rút đi”.
Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Thượng Hải hôm nay giảm 1,4% số điểm. Chỉ số này đã mất 25% trong năm 2010, trở thành chỉ số có mức giảm điểm tệ nhất ở châu Á. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,3%, Nikkei 225 của Tokyo giảm 1,1%, mạnh nhất trong 2 tuần.
Từ đầu năm tới nay, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 3,3%, chủ yếu do tác động từ các biện pháp kiềm chế thị trường địa ốc của Trung Quốc và nỗi lo về khủng hoảng nợ châu Âu. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 của Phố Wall đã tăng 0,8%.
Trái với tâm lý lạc quan có được trong phiên trước, giới đầu tư đã trở nên thận trọng hơn trong phiên này, khi mà triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu kém đi phần tươi sáng.
Tính tới lúc 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1%, còn 116,49 điểm. Sắc đỏ phủ khắp các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực, với mức giảm của các hàn thử biểu phổ biến trong khoảng 1-2%.
Ngay khi thị trường bắt đầu đi vào giao dịch sáng nay, xu thế giảm điểm đã ngự trị do ảnh hưởng từ phiên mất điểm đêm trước ở thị trường Phố Wall và những dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm qua đã khiến giới đầu tư Phố Wall hoang mang khi bất ngờ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2010 xuống 3-3,5% từ mức dự báo 3,2-3,7% công bố trước đó. Bộ Thương mại Mỹ cho hay, doanh số bán lẻ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 6 đã giảm tháng thứ hai liên tục, với mức giảm 0,5%, nhiều hơn dự báo trước đó.
Sau đó, giá cổ phiếu ở châu Á càng giảm thêm khi Trung Quốc công bố con số tăng trưởng GDP quý 2 của nước này. Chính phủ Trung Quốc cho hay, tăng trưởng GDP của nước này đã giảm về mức 10,3% trong quý 2, từ mức 11,9% trong quý 1.
Trong chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương hôm nay, số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng giá. Dẫn đầu cho xu thế trượt giá là các cổ phiếu thuộc khối hàng hóa cơ bản - đối tượng phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế.
Tại thị trường Tokyo, cổ phiếu của công ty giao dịch hàng hóa lớn nhất Nhật bản là Mitsubishi Corp mất giá 1,9%. Cổ phiếu của Inpex, công ty thăm dò dầu khí lớn nhất Nhật Bản Inpex, giảm giá tới 5,1%.
Tại thị trường Hồng Kông cổ phiếu của CNOOC - hãng thăm dò dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc - giảm 3,1%. Đáng chú ý, trong ngày giao dịch đầu tiên trên thị trường Thượng Hải, cổ phiếu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) đã gây thất vọng khi chỉ tăng giá có 0,4%. ABC vừa trải qua một đợi IPO quy mô khổng lồ, trị giá hơn 19 tỷ USD cách đây ít ngày.
Giới phân tích cho rằng, nỗi lo về sự giảm tốc tăng trưởng đã khiến cổ phiếu của ABC trở nên kém sức hấp dẫn trong mắt giới đầu tư.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn sang thị trường Bắc Mỹ hôm nay cũng giảm giá khá mạnh. Cổ phiếu của hãng xe Nhật Nissan đã kết thúc ngày giao dịch với mức giảm 3,3%.
Sự đảo chiều chóng vánh của thị trường trong ngày hôm qua và hôm nay được giới phân tích lý giải là do ảnh hưởng cùng lúc của những báo cáo kết quả kinh doanh tốt và những thông tin kinh tế kém lạc quan. Hôm qua, chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh, đạt mức cao nhất trong 3 tháng.
“Một mặt, chúng ta có những báo cáo kinh doanh tốt. Mặt khác, chúng ta cũng có những mối nghi ngờ về tốc độ phục hồi kinh tế”, ông Luc Van Hecka, Chuyên gia kinh tế trưởng của KBC Securities ở Tokyo, nói với Reuters.
Cùng chung quan điểm, ông Masayuki Kubota, nhà quản lý quỹ thuộc công ty Daiwa SB Investments ở Tokyo, cho rằng: “Giai đoạn tồi tệ nhất đã qua, nhưng sức phục hồi kinh tế thế giới là yếu. Thị trường đang lo ngại về tương lai một khi những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng bị rút đi”.
Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Thượng Hải hôm nay giảm 1,4% số điểm. Chỉ số này đã mất 25% trong năm 2010, trở thành chỉ số có mức giảm điểm tệ nhất ở châu Á. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,3%, Nikkei 225 của Tokyo giảm 1,1%, mạnh nhất trong 2 tuần.
Từ đầu năm tới nay, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 3,3%, chủ yếu do tác động từ các biện pháp kiềm chế thị trường địa ốc của Trung Quốc và nỗi lo về khủng hoảng nợ châu Âu. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 của Phố Wall đã tăng 0,8%.