16:38 12/06/2019

Mùa vịt chạy đồng, nhắc lại những cấm kỵ

Băng Hảo

Năm nào cũng vậy, cứ tu hú kêu xong, lúa chín vàng ngoài ruộng chờ thu hoạch, cũng là lúc những con vịt béo mầm, thịt mềm thơm trở thành thứ đặc sản của mùa hè.


Từ xưa, người dân Việt đã gọi tháng 6 là "mùa vịt chạy đồng". Mùa gặt lúa rụng nhiều, đàn vịt mót lúa ăn nên thịt săn chắc, ngọt, béo hơn thịt gà. Vào những ngày thời tiết nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Chúng ta thường làm vịt om sấu, nấu canh măng chua dịu… cả cái oi ả của mùa hè như dịu lại. Nhưng không đơn giản là món ăn, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực hữu ích trong Đông y.Theo Đông y, thịt vịt giàu chất đạm, vị ngọt, tính hàn, rất tốt cho sức khỏe. Sách "Nhật dụng bản thảo" của Trung Quốc nói: "Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần...". Sách "Danh y biệt lục" còn nói: "Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vật động của nước trong cơ thể"...Trong Đông y, thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.
Mùa vịt chạy đồng, nhắc lại những cấm kỵ - Ảnh 1.
BS Doãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cũng nhận định, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cũng lưu ý rằng lượng cholesterol có trong thịt vịt là khá cao, cứ mỗi 1kg thịt vịt thì có khoảng 25mg cholesterol. Ngoài ra thịt vịt cũng có nhiều chất béo bão hòa. Vì vậy, khi ăn thịt vịt bạn nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ngực, không nên ăn da và những phần nhiều mỡ, điều này sẽ giúp bạn giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.Ngoài ra, những người mắc các bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn:- Người có thể chất hàn, lạnh: Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh hoặc những người đang bị cảm lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Mùa vịt chạy đồng, nhắc lại những cấm kỵ - Ảnh 2.
- Người mới phẫu thuật: Thịt vịt có tính hàn (lạnh) nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn. Người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó làm cho vết thương lâu lành.- Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt. Lý do, thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể. Người mắc chứng huyết áp thấp cũng không nên ăn vì thịt vịt tính hàn cao sẽ làm tụt huyết áp…- Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn nên người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ - xương - khớp.- Người bị bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch: Nhóm người bệnh cuối cùng nên tránh thịt vịt, đó là người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính. Theo Đông y, thịt vịt có tính ngọt vị mặn, ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn. Những người đang mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.
Mùa vịt chạy đồng, nhắc lại những cấm kỵ - Ảnh 3.
Khi kết hợp thực phẩm hoặc gia vị, hãy ghi nhớ những cấm kỵ và xung khắc của thịt vịt như sau:- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, mộc nhĩ… vì dễ gây tiêu chảy.- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt baba, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.- Không nên ăn thịt vịt cùng trái mận, trái vải, sầu riêng, mít… bởi những trái cây này tính nóng trong khi thịt vịt tính hàn, ăn cùng nhau dễ sinh nóng ruột.
Vịt dù đã làm sạch lông cũng vẫn còn mùi hôi do tuyến nang lông sót lại. Hãy dùng rượu trắng và muối xát đều lên da vịt, sau đó xả dưới vòi nước - vịt sẽ trắng và sạch.Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt