Mục tiêu phủ sóng di động 100% vùng biên giới với Lào và Campuchia
Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu hiện đại hóa dịch vụ bưu chính viễn thông tuyến biên giới giáp Lào và Campuchia
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức lấy ý kiến về kế hoạch phát triển và hiện đại hóa dịch vụ bưu chính viễn thông tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đến năm 2010.
Theo nội dung dự thảo, mục tiêu từ nay đến năm 2010, 252 xã trên toàn tuyến biên giới dài khoảng 2155 km thuộc 19 tỉnh từ Điện Biên đến Kiên Giang, sẽ được đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, viễn thông, phát thanh, truyền hình và cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Cụ thể, sẽ mở rộng vùng phủ sóng như, phấn đấu đạt mục tiêu năm 2010 sóng di động phủ 100% các xã trong vùng, cũng sẽ phủ sóng phát thanh, truyền hình, lắp đặt điện thoại,… tới toàn bộ các xã còn lại chưa có; đảm bảo 100% người sử dụng được truy cập miễn phí các dịch vụ viễn thông bắt buộc: thông tin cứu hỏa, cấp cứu y tế, thông tin khẩn cấp về an ninh, thông tin tìm kiếm cứu nạn và phòng chống thiên tai…
Đồng thời, dự thảo cũng đưa ra định hướng phát triển dịch vụ điện thoại cố định không dây tại các xã có địa hình khó khăn, phức tạp không phát triển được mạng cố định; đẩy mạnh đầu tư trang bị cơ sở vật chất, máy tính, đường truyền, kết nối internet băng thông rộng đến các điểm văn hóa xã; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các khu vực cửa khẩu với Lào và Campuchia phục vụ phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu thương mại qua biên giới.
Hiện tại, theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, toàn tuyến này có 194/252 được phủ sóng điện thoại di động, đạt tỷ lệ 77% số xã được phủ sóng; có 902/252 xã, dân có điện thoại (đạt 82,94%); 193/252 xã được phủ sóng truyền hình, 222/252 xã được phủ sóng phát thanh; tổng thuê bao internet toàn vùng là hơn 170 nghìn thuê bao, đạt mật độ 1,04 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người sử dụng Internet là 4%...
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, với chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đầu tư, xây dựng hạ tầng bưu chính viễn thông và phát triển dịch vụ tại các xã trên tuyến biên giới này, song do cơ sở giao thông, điện nước khó khăn, dân cư sống theo nhóm trên địa bàn, thu nhập thấp nên hiện trạng hạ tầng bưu chính viễn thông và phát triển dịch vụ vẫn chưa được phát triển như mong muốn và còn nhiều hạn chế.
Theo nội dung dự thảo, mục tiêu từ nay đến năm 2010, 252 xã trên toàn tuyến biên giới dài khoảng 2155 km thuộc 19 tỉnh từ Điện Biên đến Kiên Giang, sẽ được đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, viễn thông, phát thanh, truyền hình và cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Cụ thể, sẽ mở rộng vùng phủ sóng như, phấn đấu đạt mục tiêu năm 2010 sóng di động phủ 100% các xã trong vùng, cũng sẽ phủ sóng phát thanh, truyền hình, lắp đặt điện thoại,… tới toàn bộ các xã còn lại chưa có; đảm bảo 100% người sử dụng được truy cập miễn phí các dịch vụ viễn thông bắt buộc: thông tin cứu hỏa, cấp cứu y tế, thông tin khẩn cấp về an ninh, thông tin tìm kiếm cứu nạn và phòng chống thiên tai…
Đồng thời, dự thảo cũng đưa ra định hướng phát triển dịch vụ điện thoại cố định không dây tại các xã có địa hình khó khăn, phức tạp không phát triển được mạng cố định; đẩy mạnh đầu tư trang bị cơ sở vật chất, máy tính, đường truyền, kết nối internet băng thông rộng đến các điểm văn hóa xã; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các khu vực cửa khẩu với Lào và Campuchia phục vụ phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu thương mại qua biên giới.
Hiện tại, theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, toàn tuyến này có 194/252 được phủ sóng điện thoại di động, đạt tỷ lệ 77% số xã được phủ sóng; có 902/252 xã, dân có điện thoại (đạt 82,94%); 193/252 xã được phủ sóng truyền hình, 222/252 xã được phủ sóng phát thanh; tổng thuê bao internet toàn vùng là hơn 170 nghìn thuê bao, đạt mật độ 1,04 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người sử dụng Internet là 4%...
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, với chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đầu tư, xây dựng hạ tầng bưu chính viễn thông và phát triển dịch vụ tại các xã trên tuyến biên giới này, song do cơ sở giao thông, điện nước khó khăn, dân cư sống theo nhóm trên địa bàn, thu nhập thấp nên hiện trạng hạ tầng bưu chính viễn thông và phát triển dịch vụ vẫn chưa được phát triển như mong muốn và còn nhiều hạn chế.