Muốn “bán nhà trên giấy”, phải có giấy phép xây dựng
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đã siết chặt hơn hoạt động kinh doanh bất động sản
Thay vì chỉ quy định một số giấy tờ, thủ tục nhất định, tới đây dự án bất động sản muốn được phép đưa vào kinh doanh phải có thêm giấy phép xây dựng.
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng công bố đã bổ sung nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản.
Ngoài một số quy định hiện hành về điều kiện để đưa dự án vào kinh doanh như không có tranh chấp, không nằm trong khu vực cấm, có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng…đối với công trình có sẵn. Đối với dự án thì phải có hồ sơ, bản vẽ thi công, tiến độ phê duyệt..
Đặc biệt, theo luật hiện hành, với các dự án, chủ đầu tư chỉ cần có giấy phép xây dựng hoặc các giấy tớ nói trên là có thể đưa vào kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, theo dự thảo luật sửa đổi buộc chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai phải có hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, thay vì chữ “hoặc” như luật hiện hành.
Dự thảo luật cũng bắt chủ đầu tư phải ký quỹ cam kết trước khi thực hiện dự án, trừ một số trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để triển khai.
Ngoài ra, thay vì công khai thông tin tại các sàn giao dịch hoặc trên báo chí như luật hiện hành, dự thảo luật sửa đổi còn quy định các chủ đầu phải công khai thông tin tại dự án bất động sản, trụ sở làm việc và trang tin điện tử của doanh nghiệp mình. Trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản thì còn phải công khai tại sàn giao dịch bất động sản và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, tình trạng bán nhà ở hình thành trong tương lại hiện đang được nhiều chủ đầu tư tại Hà Nội và các đô thị lớn áp dụng dưới nhiều hình thức như huy động vốn, góp vốn thực hiện dự án hay vay vốn từ khách hàng.
Tuy nhiên, tại không ít dự án, dù chưa được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư vẫn tiến hành các hoạt động “kinh doanh” nhà trong tương lai, thậm chí vẫn triển khai dự án bình thường như VnEconomy đã từng phản ánh.
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng công bố đã bổ sung nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản.
Ngoài một số quy định hiện hành về điều kiện để đưa dự án vào kinh doanh như không có tranh chấp, không nằm trong khu vực cấm, có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng…đối với công trình có sẵn. Đối với dự án thì phải có hồ sơ, bản vẽ thi công, tiến độ phê duyệt..
Đặc biệt, theo luật hiện hành, với các dự án, chủ đầu tư chỉ cần có giấy phép xây dựng hoặc các giấy tớ nói trên là có thể đưa vào kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, theo dự thảo luật sửa đổi buộc chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai phải có hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, thay vì chữ “hoặc” như luật hiện hành.
Dự thảo luật cũng bắt chủ đầu tư phải ký quỹ cam kết trước khi thực hiện dự án, trừ một số trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để triển khai.
Ngoài ra, thay vì công khai thông tin tại các sàn giao dịch hoặc trên báo chí như luật hiện hành, dự thảo luật sửa đổi còn quy định các chủ đầu phải công khai thông tin tại dự án bất động sản, trụ sở làm việc và trang tin điện tử của doanh nghiệp mình. Trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản thì còn phải công khai tại sàn giao dịch bất động sản và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, tình trạng bán nhà ở hình thành trong tương lại hiện đang được nhiều chủ đầu tư tại Hà Nội và các đô thị lớn áp dụng dưới nhiều hình thức như huy động vốn, góp vốn thực hiện dự án hay vay vốn từ khách hàng.
Tuy nhiên, tại không ít dự án, dù chưa được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư vẫn tiến hành các hoạt động “kinh doanh” nhà trong tương lai, thậm chí vẫn triển khai dự án bình thường như VnEconomy đã từng phản ánh.