16:32 10/04/2015

Mượt như làn môi thiếu nữ…

PV

Mượt như làn môi thiếu nữ… - Ảnh 1
Bạn muốn luôn có được một làn môi mềm mịn, mượt mà, căng mọng đầy tươi trẻ vào bất kì lúc nào, bất kể mùa đông hay mùa hè, lúc mới ngủ dậy hay cuối ngày, thậm chí là kể cả khi mạnh khoẻ hay mệt mỏi…? Nếu câu trả lời là: “có”, bạn đừng nên bỏ lỡ những bí quyết dưỡng môi dưới đây nhé. Bí quyết 1: 1 ly nước nóng Bước 1: Thoa son dưỡng dạng kem (dạng “lip cream” hoặc “lip butter”) lên môi. Bạn cần lưu ý là không dùng kem dưỡng dạng sáp trong hũ hoặc thỏi. Bước 2: Hâm nóng một ly nước sạch tới mức nước đủ nóng để bốc hơi nhưng không cần sôi bùng. Dùng khăn mềm thấm vào nước và kiểm tra sao cho khăn không quá nóng gây bỏng môi. Chườm khăn lên môi trong khoảng vài giây. Tiếp tục nhúng lại khăn vào nước nóng và chườm môi thêm một vài lần nữa. Bước 3: Dùng bàn chải sạch mềm (hoặc dùng cây chuốt mascara sạch) để nhẹ nhàng chà môi, làm sạch lớp da bong tróc hoặc tế bào da chết. Bước 4: Lau sạch môi bằng khăn mềm, ấm, sạch rồi thoa son dưỡng dạng thỏi hoặc hũ lên môi. Chúng sẽ giúp khoá độ ẩm của môi và tạo lớp màng bảo vệ môi khỏi những tác động từ bên ngoài. Bước 5: Thoa thêm son bóng hoặc son màu quen thuộc của bạn, bạn sẽ ngay lập tức có được đôi môi căng mọng như chưa hề có bất kì vấn đề gì về môi. Bí quyết 2: Massage cho môi Bước 1: Rửa sạch môi rồi dùng khăn mềm chậm môi (không lau để môi vẫn giữ được một chút ẩm). Bước 2: Dùng son dưỡng tẩy tế bào chết (loại son dưỡng có hạt) để massage môi. Bạn có thể thoa theo chuyển động vòng tròn hoặc đơn giản chỉ là xoa môi theo chiều ngang, nhớ lưu ý xoa kĩ từng góc môi. Bước 3: Dùng khăn ẩm lau sạch lớp son tẩy tế bào chết. Bước 4: Thoa son dưỡng quen thuộc của bạn là bạn đã có được làn môi mềm mượt sẵn sàng để bạn ra đường hoặc trang điểm thêm tuỳ ý.

Mượt như làn môi thiếu nữ… - Ảnh 2

Những lưu ý để môi luôn căng mịn, mềm mại:    - Làn da môi không có chứa tế bào hắc sắc tố melanin để bảo vệ khi da tiếp xúc với ánh nắng. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn các loại son, kể cả son dưỡng, có chứa thành phần chống nắng để sử dụng mỗi khi ra đường nhằm chống lão hoá sớm cho da môi. Để tránh cho môi bị bỏng nắng, bạn nên chọn loại có cả thành phần chống tia UVB.    - Thành phần enzyme có trong nước bọt nếu dính vào môi thường xuyên sẽ “ăn mòn” môi dần dần, khiến môi bị khô và nứt nẻ nhiều hơn.    - Thói quen thở bằng miệng cũng sẽ làm môi bạ bị khô. Do đó, tốt nhất là bạn nên học cách khắc phục thói quen này.    - Các loại son dưỡng dạng sáp thường có tác dụng tạo lớp màng ngăn môi bị mất nước và hạn chế tác động từ bên ngoài vào môi nên độ dưỡng ẩm thường không cao. Thay vào đó, bạn nên chọn loại dạng kem hoặc dạng gel.    - Nếu muốn bổ sung nước cho môi, bạn nên lưu ý uống nước theo cách nhấp từng ngụm nhỏ một cách thường xuyên nhiều lần thay vì uống thật nhiều nước mỗi lần. Top 5 thành phần dưỡng môi tự nhiên    Dầu dừa
Dầu dừa được tạo nên bởi các chất béo chuỗi trung bình (MCFAs) với sự chuyển hoá hoàn toàn khác trong cơ thể so với chất béo chuỗi dài. Dầu dừa không tạo ra cholesterol và còn giúp làm giảm sự hiện diện của cholesterol trong các cơ quan nội tạng như gan…
Nhưng, quan trọng nhất, dầu dừa còn có khả năng giúp hàn gắn, hồi phục các tế bào da, bao gồm cả việc giúp làm cải thiện những làn môi khô. Vì chất béo MCFAs không chỉ dễ dàng thấm thấu vào da mà còn có tác dụng giúp làm mềm và dưỡng ẩm. Khả năng thẩm thấu của dầu dừa thậm chí còn được thẩm thấu nhanh hơn hẳn so với loại chất béo chống ôxy hoá mạnh như vitamin E.    Dưa chuột 
Dưa chuột là loại trái cây chứa rất nhiều nước (nước chiếm tới hơn 90% trọng lượng quả dưa chuột) nên bạn có thể dễ dàng dùng chúng như một vật trung gian để “truyền nước” cho da. Hơn thế, trong quả dưa chuột có chứa một hàm lượng đáng kể chất ascorbic acid (thường được biết tới là vitamin C). Chất này có khả năng thúc đẩy sự sản sinh collagen, một loại protein liên kết giúp bổ sung cấu trúc và phục hồi các mô da.
Ngoài ra, trong quả dưa chuột còn có thành phần caffeic acid, một chất chống ôxy hoá có khả năng ngăn ngừa các tác hại từ tia tử ngoại... Do đó, khi sử dụng dưa chuột cắt lát để dưỡng môi, bạn sẽ không chỉ cung cấp nước, dưỡng ẩm cho môi mà còn giúp môi trông đầy đặn hơn và chống nắng tốt hơn cho môi.    Bơ hoặc dầu chiết xuất từ xoài
Bơ/dầu xoài trên thực tế là thành phần chất béo được chiết xuất từ trái xoài, vốn đã được dùng làm chất làm mềm da từ nhiều thế kỉ nay. Các chất béo trong bơ/dầu xoài chủ yếu được cấu tạo từ oleic và stearic acid là thành phần có khả năng khôi phục độ ẩm rất tốt. Điều thú vị là chúng vừa có khả năng ưa nước đồng thời với kị nước. Nghĩa là khi dùng bơ/dầu xoài làm một thành phần trong các sản phẩm dưỡng môi, chúng sẽ vừa có tác dụng hấp thụ nước cho môi rất tốt, đồng thời cũng sẽ giúp chống lại sự tác động làm mất nước cho môi từ bên ngoài.
   Gel nha đam
Mọi người vẫn thường biết đến nha đam như một loại thực phẩm tuyệt vời giúp làm mát và dưỡng ẩm cho da. Bởi phần gel của cây nha đam cũng có tác dụng tương tự như chất oleic và stearic acid có trong trái xoài. Song hơn thế, chất gel nha đam lại có khả năng vượt trội trong việc hấp thụ nước từ mọi nguồn bên ngoài, kể cả độ ẩm trong không khí để làm ẩm cho chính bản thân chúng. Nghĩa là chất gel trong nha đam luôn giữ được độ ẩm (chứ không bị khô đi như các thành phần dưỡng ẩm khác). Khi dùng dưỡng môi, tác dụng dưỡng ẩm do đó cũng vượt trội hơn hẳn.
   Chất nhờn tự nhiên của… da
Có một cách chống khô môi thực sự tự nhiên, dễ dàng và rất… rẻ tiền mà không ai có thể ngờ được. Đó là dùng chính… chất dầu tiết ra từ da mình để dưỡng môi. Nghe thì có phần… hơi “kinh dị” song về thực chất, hiệu quả của chúng thì cũng chẳng hề thua kém khi so với các phương pháp dưỡng môi thông thường khác.
Khi cần, chỉ cần bạn đưa ngón tay miết dọc theo hai bên sống mũi để lớp dầu của da bám lên tay rồi thoa tay lên môi là đã có được một sản phẩm dưỡng ẩm cho môi hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho da. Lẽ đương nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bạn cần đảm bảo là đôi bàn tay bạn hoàn toàn sạch cho mỗi lần dùng.

Lan Hương