Mỹ cáo buộc 6 người Trung Quốc làm gián điệp kinh tế
Nếu bị kết án, các bị cáo trong vụ này có thể lĩnh án lên tới 50 năm tù giam
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 19/5 cáo buộc 6 công dân Trung Quốc làm gián điệp kinh tế, đánh cắp bí quyết phát triển công nghệ quân sự từ hai công ty của Mỹ, hãng tin Reuters cho biết.
Đây là lần thứ ba trong vòng mấy năm trở lại đây Washington đưa ra những cáo buộc gián điệp kinh tế nhằm vào Trung Quốc. Động thái này là một tín hiệu cho thấy Mỹ ngày càng chú trọng tấn công vào hoạt động gián điệp kinh tế, vấn đề mà nước này xem là một mối lo an ninh quốc gia hàng đầu.
Một trong những nghi phạm mà Bộ Tư pháp Mỹ vừa cáo buộc là giáo sư Hao Zhang, 36 tuổi. Người này đã bị bắt ở Los Angeles vào hôm thứ Bảy tuần trước sau khi hạ cánh xuống thành phố này sau một chuyến bay từ Trung Quốc. 5 nghi phạm còn lại được cho là vẫn đang ở Trung Quốc.
Zhang cùng với hai giáo sư khác từ Đại học Thiên Tân bị cáo buộc đánh cắp mã nguồn và các thông tin mật khác từ hai công ty sản xuất con chip Mỹ có tên Avago Technologies và Skywords Solutions. Hai giáo sư còn lại trong vụ này được xác định là Wei Pang, 35 tuổi, và Jinping Chen, 41 tuổi.
Zhang, một cựu nhân viên của Skyworks, cùng với hai giáo sư nói trên đã thành lập công ty ROFS Microsystems có trụ sở ở Thiên Tân bằng những bí quyết đánh cắp được từ 2 công ty Mỹ.
Theo tài liệu của tòa, Pang và Zhang gặp nhau khi cả hai cùng theo học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Nam California và trở thành kỹ sư làm việc cho Avago và Skyworks. Cả hai công ty này cùng chuyên về công nghệ FBAR dùng cho các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng và định vị, đồng thời có các ứng dụng dùng trong quân sự.
Năm 2006-2007, Pang và Zhang đã lên kế hoạch sản xuất công nghệ này ở Trung Quốc và gặp gỡ các quan chức của Đại học Thiên Tân. Năm 2009, cả hai rời khỏi hai công ty Mỹ và trở thành giáo sư tại Đại học Thiên Tân.
Nếu bị kết án, các bị cáo trong vụ này có thể lĩnh án lên tới 50 năm tù giam.
Cáo buộc nhằm vào 6 công dân Trung Quốc được Mỹ công bố vào thời điểm Washington và Bắc Kinh có nhiều hoạt động ngoại giao.
Ngoại trường Mỹ John Kerry vừa thăm Trung Quốc vào cuối tuần vừa rồi, một phần nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 năm nay. Phủ bóng lên chuyến thăm Trung Quốc của ông Kerry lần này là những quan ngại về tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đây là lần thứ ba trong vòng mấy năm trở lại đây Washington đưa ra những cáo buộc gián điệp kinh tế nhằm vào Trung Quốc. Động thái này là một tín hiệu cho thấy Mỹ ngày càng chú trọng tấn công vào hoạt động gián điệp kinh tế, vấn đề mà nước này xem là một mối lo an ninh quốc gia hàng đầu.
Một trong những nghi phạm mà Bộ Tư pháp Mỹ vừa cáo buộc là giáo sư Hao Zhang, 36 tuổi. Người này đã bị bắt ở Los Angeles vào hôm thứ Bảy tuần trước sau khi hạ cánh xuống thành phố này sau một chuyến bay từ Trung Quốc. 5 nghi phạm còn lại được cho là vẫn đang ở Trung Quốc.
Zhang cùng với hai giáo sư khác từ Đại học Thiên Tân bị cáo buộc đánh cắp mã nguồn và các thông tin mật khác từ hai công ty sản xuất con chip Mỹ có tên Avago Technologies và Skywords Solutions. Hai giáo sư còn lại trong vụ này được xác định là Wei Pang, 35 tuổi, và Jinping Chen, 41 tuổi.
Zhang, một cựu nhân viên của Skyworks, cùng với hai giáo sư nói trên đã thành lập công ty ROFS Microsystems có trụ sở ở Thiên Tân bằng những bí quyết đánh cắp được từ 2 công ty Mỹ.
Theo tài liệu của tòa, Pang và Zhang gặp nhau khi cả hai cùng theo học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Nam California và trở thành kỹ sư làm việc cho Avago và Skyworks. Cả hai công ty này cùng chuyên về công nghệ FBAR dùng cho các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng và định vị, đồng thời có các ứng dụng dùng trong quân sự.
Năm 2006-2007, Pang và Zhang đã lên kế hoạch sản xuất công nghệ này ở Trung Quốc và gặp gỡ các quan chức của Đại học Thiên Tân. Năm 2009, cả hai rời khỏi hai công ty Mỹ và trở thành giáo sư tại Đại học Thiên Tân.
Nếu bị kết án, các bị cáo trong vụ này có thể lĩnh án lên tới 50 năm tù giam.
Cáo buộc nhằm vào 6 công dân Trung Quốc được Mỹ công bố vào thời điểm Washington và Bắc Kinh có nhiều hoạt động ngoại giao.
Ngoại trường Mỹ John Kerry vừa thăm Trung Quốc vào cuối tuần vừa rồi, một phần nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 năm nay. Phủ bóng lên chuyến thăm Trung Quốc của ông Kerry lần này là những quan ngại về tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.