Mỹ đối mặt vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất từ đầu năm
Hãng truyền hình cáp lớn thứ tư của Mỹ vừa cho biết sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ
Charter Communications, hãng truyền hình cáp lớn thứ tư của Mỹ, vừa cho biết sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ lên tới 21 tỷ USD.
Với tài sản trị giá 15 tỷ USD, Charter có thể đánh dấu vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ từ đầu năm tới nay. Lượng tiền mặt còn trong bảng cân đối kế toán của Charter tính tới ngày 11/2 này chỉ là 800 triệu USD.
Tuy nhiên, theo kế hoạch mà Charter cùng một số chủ nợ mới vạch ra, hãng có thể cắt giảm 8 tỷ USD trong số nợ nói trên.
Tại Mỹ, Charter hiện là hãng dịch vụ truyền hình cáp có quy mô đứng sau các đối thủ Comcast, Time Warner Cable và Cox. Hãng hiện có 5,5 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình cáp. Ngoài ra, hãng còn cung cấp các dịch vụ video trực tuyến, video kỹ thuật số, Internet tốc độ cao và điện thoại cho hàng triệu khách hàng.
Chủ tịch, đồng thời là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35% cổ phần của Charter là người đồng sáng lập hãng phần mềm Microsoft, ông Paul Allen.
Charter cho biết, đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 - Luật Phá sản Mỹ, sẽ được hãng nộp lên toàn án trong thời gian từ nay tới ngày 1/4 tới đây.
Theo đề nghị xin tái cơ cấu nợ của đơn này, nhiều chủ nợ và người nắm giữ trái phiếu do Charter phát hành sẽ được thanh toán bằng một số loại giấy tờ có giá mới, cổ phiếu, và tiền mặt, tùy thuộc vào thứ hạng của họ trong danh sách chủ nợ của tập đoàn.
Đối tượng sẽ mất trắng là những cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông của Charter vì cổ phiếu phổ thông đã phát hành của hãng sẽ bị hủy hoàn toàn.
Nhiều khả năng số nợ ngân hàng trị giá 10 tỷ USD của Charter sẽ được tập đoàn này thanh toán đầy đủ, trong khi số nợ 11 tỷ USD đối với người nắm giữ trái phiếu do Charter phát hành sẽ được cắt giảm xuống còn 3 tỷ USD.
Phần lớn số trái phiếu của Charter do các trái chủ nắm giữ sẽ được chuyển đổi sang trái phiếu mới, cổ phiếu phổ thông mới hoặc chứng quyền để mua cổ phiếu phổ thông của hãng.
Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay ở Mỹ, Charter chịu ảnh hưởng khá mạnh, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của lượng khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của hãng sụt mạnh. Việc Charter xin bảo hộ phá sản phản ánh tình trạng khó khăn nói chung của các doanh nghiệp Mỹ hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông.
Riêng trong năm 2008, giá cổ phiếu của Charter đã sụt giảm 96%. Hiện giá trị thị trường của hãng chỉ còn khoảng 15 triệu USD, so với mức 5 tỷ USD vào năm 2001.
(Theo New York Times, Reuters)
Với tài sản trị giá 15 tỷ USD, Charter có thể đánh dấu vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ từ đầu năm tới nay. Lượng tiền mặt còn trong bảng cân đối kế toán của Charter tính tới ngày 11/2 này chỉ là 800 triệu USD.
Tuy nhiên, theo kế hoạch mà Charter cùng một số chủ nợ mới vạch ra, hãng có thể cắt giảm 8 tỷ USD trong số nợ nói trên.
Tại Mỹ, Charter hiện là hãng dịch vụ truyền hình cáp có quy mô đứng sau các đối thủ Comcast, Time Warner Cable và Cox. Hãng hiện có 5,5 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình cáp. Ngoài ra, hãng còn cung cấp các dịch vụ video trực tuyến, video kỹ thuật số, Internet tốc độ cao và điện thoại cho hàng triệu khách hàng.
Chủ tịch, đồng thời là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35% cổ phần của Charter là người đồng sáng lập hãng phần mềm Microsoft, ông Paul Allen.
Charter cho biết, đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 - Luật Phá sản Mỹ, sẽ được hãng nộp lên toàn án trong thời gian từ nay tới ngày 1/4 tới đây.
Theo đề nghị xin tái cơ cấu nợ của đơn này, nhiều chủ nợ và người nắm giữ trái phiếu do Charter phát hành sẽ được thanh toán bằng một số loại giấy tờ có giá mới, cổ phiếu, và tiền mặt, tùy thuộc vào thứ hạng của họ trong danh sách chủ nợ của tập đoàn.
Đối tượng sẽ mất trắng là những cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông của Charter vì cổ phiếu phổ thông đã phát hành của hãng sẽ bị hủy hoàn toàn.
Nhiều khả năng số nợ ngân hàng trị giá 10 tỷ USD của Charter sẽ được tập đoàn này thanh toán đầy đủ, trong khi số nợ 11 tỷ USD đối với người nắm giữ trái phiếu do Charter phát hành sẽ được cắt giảm xuống còn 3 tỷ USD.
Phần lớn số trái phiếu của Charter do các trái chủ nắm giữ sẽ được chuyển đổi sang trái phiếu mới, cổ phiếu phổ thông mới hoặc chứng quyền để mua cổ phiếu phổ thông của hãng.
Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay ở Mỹ, Charter chịu ảnh hưởng khá mạnh, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của lượng khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của hãng sụt mạnh. Việc Charter xin bảo hộ phá sản phản ánh tình trạng khó khăn nói chung của các doanh nghiệp Mỹ hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông.
Riêng trong năm 2008, giá cổ phiếu của Charter đã sụt giảm 96%. Hiện giá trị thị trường của hãng chỉ còn khoảng 15 triệu USD, so với mức 5 tỷ USD vào năm 2001.
(Theo New York Times, Reuters)