Mỹ khép lại kỷ nguyên lãi suất siêu thấp
FED tăng lãi suất cơ bản đồng USD lên khoảng 0,25-0,5%, từ khoảng 0-0,25% trước đó
Đúng như nhiều dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 16/12 đã có động thái tăng lãi suất lần đầu tiên sau gần một thập niên. Chủ tịch FED Janet Yellen tuyên bố kể từ nay, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương này sẽ được thắt chặt dần tùy theo tốc độ lạm phát.
Theo tin từ Bloomberg, các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), bộ phận quyết định lãi suất của FED, đã bỏ 100% phiếu thuận tăng lãi suất cơ bản đồng USD (federal funds rate) lên khoảng 0,25-0,5%, từ khoảng 0-0,25% trước đó.
Trong tuyên bố kết thúc cuộc họp, FED dự báo lãi suất đồng bạc xanh vào cuối năm 2016 sẽ là 1,375%, đồng nghĩa với trong năm tới ngân hàng trung ương này có khả năng sẽ tăng lãi suất 4 lần và mức tăng của mỗi lần là 0,25%.
“Sự phục hồi kinh tế rõ ràng đang diễn ra, cho dù chưa phải là một sự phục hồi hoàn toàn”, bà Yellen phát biểu trong cuộc họp báo khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của FED tại Washington.
Theo tin từ Bloomberg, các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), bộ phận quyết định lãi suất của FED, đã bỏ 100% phiếu thuận tăng lãi suất cơ bản đồng USD (federal funds rate) lên khoảng 0,25-0,5%, từ khoảng 0-0,25% trước đó.
Trong tuyên bố kết thúc cuộc họp, FED dự báo lãi suất đồng bạc xanh vào cuối năm 2016 sẽ là 1,375%, đồng nghĩa với trong năm tới ngân hàng trung ương này có khả năng sẽ tăng lãi suất 4 lần và mức tăng của mỗi lần là 0,25%.
“Sự phục hồi kinh tế rõ ràng đang diễn ra, cho dù chưa phải là một sự phục hồi hoàn toàn”, bà Yellen phát biểu trong cuộc họp báo khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của FED tại Washington.
“Ủy ban hiện đang kỳ vọng rằng cùng với sự điều chỉnh dần dần trong lập trường chính sách tiền tệ, hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục tăng với tốc độ vừa phải và thị trường lao động sẽ tiếp tục mạnh lên”.
Động thái tăng lãi suất của FED khép lại kỷ nguyên lãi suất siêu thấp chưa từng có tiền lệ của đồng USD. Lãi suất 0% là một phần trong chính sách bất thường và gây tranh cãi của FED nhằm kích cầu nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính.
FED đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về khoảng 0-0,25% vào tháng 12/2008, tức 3 tháng sau vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và 10 tháng trước khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đạt đỉnh ở 10%.
“Một câu [trong tuyên bố của FED] mà tôi cho là quan trọng là FED tin lạm phát sẽ tăng lên, và đó chính là sự thay đổi chủ yếu nhất”, ông Guy LeBas, chiến lược gia trái phiếu thuộc công ty Janney Montgomery Scott, đánh giá.
Phản ứng sau quyết định tăng lãi suất của FED, chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall chốt phiên tăng 1,5%, đánh dấu ngày tăng đầu tiên sau 3 ngày giảm liên tiếp.
Tỷ giá đồng USD vào cuối ngày tăng 0,3% so với đồng Euro, đạt mức hơn 1,09 USD đổi 1 Euro.
Giá vàng cũng tăng khá mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch tại New York, giá vàng giao ngay tăng 11,1 USD/oz, tương đương tăng gần 1,1%, đạt 1.073 USD/oz.
Theo giới phân tích, sở dĩ chứng khoán và vàng vẫn tăng giá sau khi FED tăng lãi suất là do hầu hết áp lực từ sự điều chỉnh chính sách này đã được phản ánh từ trước vào giá các tài sản.
“Ủy ban kỳ vọng các điều kiện kinh tế sẽ diễn biến theo hướng chỉ đảm bảo cho sự tăng lên chậm chạp của lãi suất. Đường đi thực sự của lãi suất sẽ tùy thuộc vào triển vọng kinh tế theo các dữ liệu được công bố trong thời gian tới”, tuyên bố của FED có đoạn viết.
Chủ tịch FED phát biểu rằng động thái tăng lãi suất là sự thể hiện niềm tin vào nền kinh tế Mỹ. “Người Mỹ nên nhận thấy rằng quyết định ngày hôm nay của FED phản ánh sự tin tưởng của chúng tôi vào nền kinh tế Mỹ. Mặc dù kinh tế tăng trưởng không đều tại các khu vực khác nhau và các ngành khác nhau của đất nước, chúng tôi nhận thấy nền kinh tế đang đi theo hường phục hồi bền vững”, bà Yellen nói.
Tuy vậy, sự phục hồi này vẫn khiến nhiều người thất vọng. Thu nhập của các hộ gia đình ở Mỹ vẫn thấp hơn mức cách đây một thập niên nếu tính cả yếu tố lạm phát. Trong 7 năm qua, thu nhập bình quân theo giờ của người lao động Mỹ chỉ tăng khoảng 2,2% mỗi năm, so với mức tăng 3,3% mỗi năm trong vòng 20 năm tính đến năm 2008.
FED cũng thừa nhận tình trạng lạm phát thấp và cho biết sẽ theo dõi thận trọng quá trình tiến tới đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Động thái tăng lãi suất của FED khép lại kỷ nguyên lãi suất siêu thấp chưa từng có tiền lệ của đồng USD. Lãi suất 0% là một phần trong chính sách bất thường và gây tranh cãi của FED nhằm kích cầu nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính.
FED đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về khoảng 0-0,25% vào tháng 12/2008, tức 3 tháng sau vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và 10 tháng trước khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đạt đỉnh ở 10%.
“Một câu [trong tuyên bố của FED] mà tôi cho là quan trọng là FED tin lạm phát sẽ tăng lên, và đó chính là sự thay đổi chủ yếu nhất”, ông Guy LeBas, chiến lược gia trái phiếu thuộc công ty Janney Montgomery Scott, đánh giá.
Phản ứng sau quyết định tăng lãi suất của FED, chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall chốt phiên tăng 1,5%, đánh dấu ngày tăng đầu tiên sau 3 ngày giảm liên tiếp.
Tỷ giá đồng USD vào cuối ngày tăng 0,3% so với đồng Euro, đạt mức hơn 1,09 USD đổi 1 Euro.
Giá vàng cũng tăng khá mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch tại New York, giá vàng giao ngay tăng 11,1 USD/oz, tương đương tăng gần 1,1%, đạt 1.073 USD/oz.
Theo giới phân tích, sở dĩ chứng khoán và vàng vẫn tăng giá sau khi FED tăng lãi suất là do hầu hết áp lực từ sự điều chỉnh chính sách này đã được phản ánh từ trước vào giá các tài sản.
“Ủy ban kỳ vọng các điều kiện kinh tế sẽ diễn biến theo hướng chỉ đảm bảo cho sự tăng lên chậm chạp của lãi suất. Đường đi thực sự của lãi suất sẽ tùy thuộc vào triển vọng kinh tế theo các dữ liệu được công bố trong thời gian tới”, tuyên bố của FED có đoạn viết.
Chủ tịch FED phát biểu rằng động thái tăng lãi suất là sự thể hiện niềm tin vào nền kinh tế Mỹ. “Người Mỹ nên nhận thấy rằng quyết định ngày hôm nay của FED phản ánh sự tin tưởng của chúng tôi vào nền kinh tế Mỹ. Mặc dù kinh tế tăng trưởng không đều tại các khu vực khác nhau và các ngành khác nhau của đất nước, chúng tôi nhận thấy nền kinh tế đang đi theo hường phục hồi bền vững”, bà Yellen nói.
Tuy vậy, sự phục hồi này vẫn khiến nhiều người thất vọng. Thu nhập của các hộ gia đình ở Mỹ vẫn thấp hơn mức cách đây một thập niên nếu tính cả yếu tố lạm phát. Trong 7 năm qua, thu nhập bình quân theo giờ của người lao động Mỹ chỉ tăng khoảng 2,2% mỗi năm, so với mức tăng 3,3% mỗi năm trong vòng 20 năm tính đến năm 2008.
FED cũng thừa nhận tình trạng lạm phát thấp và cho biết sẽ theo dõi thận trọng quá trình tiến tới đạt mục tiêu lạm phát 2%.