Mỹ lại ép Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ
Thâm hụt thương mại liên tục gia tăng với Trung Quốc là nguyên nhân Mỹ gây áp lực trong việc tăng giá Nhân dân tệ
Nhiều nghị sỹ Mỹ cảnh báo có thể sớm thông qua những dự luật mới để gây sức ép với Trung Quốc trong việc tăng giá Nhân dân tệ.
Từ trước đến nay, Mỹ luôn cho rằng Trung Quốc cố tình duy trì tỉ giá có lợi của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, tạo ra thâm hụt thương mại lớn, bất lợi cho kinh tế Mỹ.
Ngay sau đó, ngày 30/3, các nghị sỹ đã gây sức ép, khiến Chính phủ phải ra thông báo tăng thuế đánh vào các mặt hàng giấy nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại phiên điều trần trước Quốc hội về chính sách tiền tệ của Trung Quốc ngày 28/3, một số nghị sỹ đã đề xuất lên Thượng viện Mỹ một dự luật yêu cầu Chính phủ phối hợp với các nước khác để ngăn chặn việc Trung Quốc thao túng đồng nội tệ của mình.
Dự luật này có điều khoản quy định việc áp đặt trừng phạt về thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ “nóng” trên nghị trường Mỹ
Trong phiên điều trần ngày 28/3, hai thượng nghị sỹ, Charles Schumer (Đảng Dân chủ) và Lindsey Graham (Đảng Cộng hòa), cho rằng dự luật sẽ gửi đến chính quyền của Tổng thống Bush và Chính phủ Trung Quốc một thông điệp về sự bất bình trong Quốc hội Mỹ trước những khiếu nại cho rằng Trung Quốc đang định giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực tới 40%, khiến hàng hoá Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh không lành mạnh với hàng hoá Mỹ trên thị trường quốc tế.
Năm ngoái, 2 thượng nghị sỹ trên đã đưa ra một dự luật nhằm áp đặt mức thuế trừng phạt 27,5% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, nếu nước này không định giá lại đồng Nhân dân tệ.
Dự luật này đã bất ngờ nhận được 2/3 số phiếu ủng hộ trong Thượng viện, nhưng cuối cùng hai thượng nghị sỹ này lại không theo đuổi đến cùng với lý do muốn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson thêm thời gian để thuyết phục Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 232,5 tỷ USD trong năm 2006, mức thâm hụt lớn nhất mà Mỹ từng có đối với một đối tác thương mại.
Trước sức ép liên tục của các nghị sỹ Quốc hội về mức thâm hụt buôn bán ngày càng tăng với Trung Quốc, ngày 30/3, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ tăng thuế đánh vào các mặt hàng giấy nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10,9% tới 20,4%, với lý do trừng phạt các biện pháp trợ cấp của Bắc Kinh dành cho các công ty trong nước.
Đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện biện pháp này đối với một nền kinh tế vẫn chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Quyết định áp đặt trừng phạt này là kết quả của vụ kiện của công ty sản xuất giấy NewPage Corp của Mỹ.
Giới phân tích dự đoán vụ kiện này có thể sẽ là chất xúc tác cho các công ty khác của Mỹ, từ các công ty thép tới các công ty đồ gia dụng, khởi kiện Trung Quốc.
Tờ Financial Times của Anh cũng cho biết, Washington đang chuẩn bị đưa ra quy định mới cho phép các công ty Mỹ yêu cầu đánh thuế trừng phạt đối với một loạt sản phẩm mà họ cho là được Nhà nước Trung Quốc trợ giá, trong đó nổi lên sẽ là sản phẩm thép và hàng tiêu dùng...
Tuy nhiên, quyết định trên bị đánh giá là đi ngược lại chính sách mà Nhà Trắng đã theo đuổi trong 23 năm qua.
Theo chính sách này, các công ty Mỹ không được quyền khởi kiện các khoản trợ cấp của các chính phủ nước ngoài cho các công ty của họ nếu các công ty đó thuộc một nền kinh tế chưa được công nhận là kinh tế thị trường như Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ không thay đổi lộ trình tăng giá Nhân dân tệ
Nhiều nhà kinh tế Mỹ cho rằng những quy định, giải pháp nêu trên, nếu được ban hành, thực thi, sẽ là biện pháp bảo vệ rất hữu hiệu đối với các nhà sản xuất cũng như công nhân nước Mỹ trước sự đe dọa của hàng hoá Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, đây sẽ là rào cản rất khó khăn với một loạt sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc.
Phía Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với động thái trên của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Thương mại nước này nêu rõ "việc Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trái với thỏa thuận về việc giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trước đó. Trung Quốc kiên quyết yêu cầu Mỹ cân nhắc và ngay lập tức sửa đổi quyết định trên".
Ngay tại cuộc họp báo ngày 29/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cũng khẳng định, việc các nghị sỹ Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ lên để tránh gây tổn thất cho nền kinh tế là đề nghị vô lý và không xác đáng.
Ông Tần Cương nói Mỹ không nên gây áp lực buộc Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ hoặc đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề kinh tế nội bộ của họ.
Trung Quốc luôn duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái độc lập và có trách nhiệm, căn cứ vào lợi ích kinh tế-xã hội, vào sự ổn định của cục diện kinh tế và chính trị khu vực và thế giới để lựa chọn, duy trì chính sách tỷ giá hối đoái đúng đắn và tỷ giá đồng Nhân dân tệ hợp lý.
Từ tháng 7/2005, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện quá trình tăng giá đồng Nhân dân tệ theo yêu cầu của thị trường và sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã liên tục tăng giá trong thời gian gần đây, với mức kỷ lục là tăng giá 3 lần/tuần, trong tuần đầu tháng 2 vừa qua.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc có chủ định tăng nhanh giá đồng tiền này để giảm mức xuất siêu khổng lồ nhất là trong buôn bán với Mỹ.
Tuy nhiên, chắc chắn Trung Quốc sẽ bảo đảm tăng giá đồng nội tệ của mình theo lộ trình có tính toán, chứ không không tăng giá theo ý muốn của Mỹ, bất chấp Mỹ có gây sức ép đến đâu.
Trong năm nay, dự báo tỷ giá đồng Nhân dân tệ được Chính phủ cho phép dao động trong khoảng hơn 0,3% mỗi ngày, sẽ tăng từ 5% đến 6%. Nếu Nhân dân tệ tăng giá quá nhanh, có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc.
Từ trước đến nay, Mỹ luôn cho rằng Trung Quốc cố tình duy trì tỉ giá có lợi của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, tạo ra thâm hụt thương mại lớn, bất lợi cho kinh tế Mỹ.
Ngay sau đó, ngày 30/3, các nghị sỹ đã gây sức ép, khiến Chính phủ phải ra thông báo tăng thuế đánh vào các mặt hàng giấy nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại phiên điều trần trước Quốc hội về chính sách tiền tệ của Trung Quốc ngày 28/3, một số nghị sỹ đã đề xuất lên Thượng viện Mỹ một dự luật yêu cầu Chính phủ phối hợp với các nước khác để ngăn chặn việc Trung Quốc thao túng đồng nội tệ của mình.
Dự luật này có điều khoản quy định việc áp đặt trừng phạt về thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ “nóng” trên nghị trường Mỹ
Trong phiên điều trần ngày 28/3, hai thượng nghị sỹ, Charles Schumer (Đảng Dân chủ) và Lindsey Graham (Đảng Cộng hòa), cho rằng dự luật sẽ gửi đến chính quyền của Tổng thống Bush và Chính phủ Trung Quốc một thông điệp về sự bất bình trong Quốc hội Mỹ trước những khiếu nại cho rằng Trung Quốc đang định giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực tới 40%, khiến hàng hoá Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh không lành mạnh với hàng hoá Mỹ trên thị trường quốc tế.
Năm ngoái, 2 thượng nghị sỹ trên đã đưa ra một dự luật nhằm áp đặt mức thuế trừng phạt 27,5% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, nếu nước này không định giá lại đồng Nhân dân tệ.
Dự luật này đã bất ngờ nhận được 2/3 số phiếu ủng hộ trong Thượng viện, nhưng cuối cùng hai thượng nghị sỹ này lại không theo đuổi đến cùng với lý do muốn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson thêm thời gian để thuyết phục Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 232,5 tỷ USD trong năm 2006, mức thâm hụt lớn nhất mà Mỹ từng có đối với một đối tác thương mại.
Trước sức ép liên tục của các nghị sỹ Quốc hội về mức thâm hụt buôn bán ngày càng tăng với Trung Quốc, ngày 30/3, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ tăng thuế đánh vào các mặt hàng giấy nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10,9% tới 20,4%, với lý do trừng phạt các biện pháp trợ cấp của Bắc Kinh dành cho các công ty trong nước.
Đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện biện pháp này đối với một nền kinh tế vẫn chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Quyết định áp đặt trừng phạt này là kết quả của vụ kiện của công ty sản xuất giấy NewPage Corp của Mỹ.
Giới phân tích dự đoán vụ kiện này có thể sẽ là chất xúc tác cho các công ty khác của Mỹ, từ các công ty thép tới các công ty đồ gia dụng, khởi kiện Trung Quốc.
Tờ Financial Times của Anh cũng cho biết, Washington đang chuẩn bị đưa ra quy định mới cho phép các công ty Mỹ yêu cầu đánh thuế trừng phạt đối với một loạt sản phẩm mà họ cho là được Nhà nước Trung Quốc trợ giá, trong đó nổi lên sẽ là sản phẩm thép và hàng tiêu dùng...
Tuy nhiên, quyết định trên bị đánh giá là đi ngược lại chính sách mà Nhà Trắng đã theo đuổi trong 23 năm qua.
Theo chính sách này, các công ty Mỹ không được quyền khởi kiện các khoản trợ cấp của các chính phủ nước ngoài cho các công ty của họ nếu các công ty đó thuộc một nền kinh tế chưa được công nhận là kinh tế thị trường như Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ không thay đổi lộ trình tăng giá Nhân dân tệ
Nhiều nhà kinh tế Mỹ cho rằng những quy định, giải pháp nêu trên, nếu được ban hành, thực thi, sẽ là biện pháp bảo vệ rất hữu hiệu đối với các nhà sản xuất cũng như công nhân nước Mỹ trước sự đe dọa của hàng hoá Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, đây sẽ là rào cản rất khó khăn với một loạt sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc.
Phía Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với động thái trên của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Thương mại nước này nêu rõ "việc Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trái với thỏa thuận về việc giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trước đó. Trung Quốc kiên quyết yêu cầu Mỹ cân nhắc và ngay lập tức sửa đổi quyết định trên".
Ngay tại cuộc họp báo ngày 29/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cũng khẳng định, việc các nghị sỹ Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ lên để tránh gây tổn thất cho nền kinh tế là đề nghị vô lý và không xác đáng.
Ông Tần Cương nói Mỹ không nên gây áp lực buộc Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ hoặc đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề kinh tế nội bộ của họ.
Trung Quốc luôn duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái độc lập và có trách nhiệm, căn cứ vào lợi ích kinh tế-xã hội, vào sự ổn định của cục diện kinh tế và chính trị khu vực và thế giới để lựa chọn, duy trì chính sách tỷ giá hối đoái đúng đắn và tỷ giá đồng Nhân dân tệ hợp lý.
Từ tháng 7/2005, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện quá trình tăng giá đồng Nhân dân tệ theo yêu cầu của thị trường và sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã liên tục tăng giá trong thời gian gần đây, với mức kỷ lục là tăng giá 3 lần/tuần, trong tuần đầu tháng 2 vừa qua.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc có chủ định tăng nhanh giá đồng tiền này để giảm mức xuất siêu khổng lồ nhất là trong buôn bán với Mỹ.
Tuy nhiên, chắc chắn Trung Quốc sẽ bảo đảm tăng giá đồng nội tệ của mình theo lộ trình có tính toán, chứ không không tăng giá theo ý muốn của Mỹ, bất chấp Mỹ có gây sức ép đến đâu.
Trong năm nay, dự báo tỷ giá đồng Nhân dân tệ được Chính phủ cho phép dao động trong khoảng hơn 0,3% mỗi ngày, sẽ tăng từ 5% đến 6%. Nếu Nhân dân tệ tăng giá quá nhanh, có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc.