Mỹ lần đầu ngỏ ý muốn đàm phán FTA với Nhật
Đề xuất về đàm phán FTA được Mỹ đưa ra vào một thời điểm khó khăn đối với Nhật Bản, khi Tokyo đối mặt với nguy cơ từ Bình Nhưỡng
Chính quyền Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên nói với Nhật Bản rằng Washington “rất quan tâm” đến việc khởi động đàm phán về một thỏa thuận tự do thương mại (FTA) song phương.
Theo tờ báo Nhật Nikkei, một quan chức chính phủ Nhật Bản nói rằng phía Mỹ đã đề cập đến vấn đề FTA song phương trong vòng thứ hai của đối thoại kinh tế Nhật-Mỹ diễn ra tại Washington ngày 16/10. Chủ trì vòng đối thoại này là Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso.
Trong vòng đầu tiên của đối thoại kinh tế Nhật-Mỹ diễn ra tại Tokyo hồi tháng 4, chủ đề FTA song phương đã không được nhắc đến. Vấn đề này cũng không hề được đề cập trong các cuộc gặp đã diễn ra giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bởi vậy, đây là lần đầu tiên Mỹ chính thức đề nghị mở đàm phán FTA với Nhật.
Chính quyền Trump không hề giấu giếm việc họ cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật là một vấn đề trong quan hệ giữa hai nước, đồng thời kêu gọi Nhật tìm giải pháp thông qua đàm phán song phương. Năm ngoái, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật là 70 tỷ USD.
Trong khi đó, Tokyo vẫn đang thận trọng về một FTA với Mỹ, bởi trong một thỏa thuận như vậy, nhiều khả năng Nhật sẽ phải mở cửa thị trường nông nghiệp và thịt gia súc vốn đang được bảo hộ nghiêm ngặt của nước này. Một quan chức cấp cao từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 16/10 nói rằng Nhật sẽ “không tham gia đàm phán [FTA với Mỹ] ngay tức khắc”.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ có chuyến thăm Nhật đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ vafod đầu tháng 11 này. Việc mở đàm phán FTA Mỹ-Nhật có thể sẽ là một chủ đề trong chuyến thăm.
Kéo dài chưa đầy 2 giờ đồng hồ, cuộc đối thoại giữa ông Pence và ông Aso một phần nhằm mở đường cho chuyến thăm Nhật của ông Trump. Tham dự đối thoại còn có Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross, và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer.
Theo một thông cáo báo chí chung, Nhật Bản đã nhất trí nới lỏng các thủ tục về kiểm tra đối với xe hơi nhập khẩu, một trong những nhân tố lớn nhất dẫn tới thâm hụt thương mại của Mỹ với nước này. Ngoài ra, hai nước cũng ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác hệ thống giao thông thông minh và phát triển hạ tầng, đồng thời tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm tăng cường nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ cho Nhật.
Bên cạnh đó, Mỹ đang kêu gọi Nhật rà soát lại các biện pháp hạn chế nhập khẩu khẩn cấp đối với thịt bò đông lạnh của Mỹ, nhưng phía Nhật chưa đưa ra quyết định trong vòng đối thọi vừa diễn ra.
Về lĩnh vực nông nghiệp, Nhật đã nới hạn chế nhập khẩu đối với khoai tây từ bang Idaho của Mỹ hồi tháng 9, đổi lại Mỹ nới hạn chế đối với nhập khẩu quả hồng từ Nhật. Cả hai Chính phủ kết luận rằng “đã có một số tiến bộ trong thương mại song phương” trong những tháng gần đây.
Ông Pence và ông Aso cũng bàn về tăng cường hợp tác để ứng phó với mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhất trí gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng bằng lệnh trừng phạt và nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Đề xuất về đàm phán FTA được Mỹ đưa ra vào một thời điểm khó khăn đối với Nhật Bản, khi Tokyo đối mặt với nguy cơ từ Bình Nhưỡng. Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào chiếc ô an ninh của Mỹ, và Washington có thể nhân tình thế này để “mặc cả”, khiến Nhật phải có những nhượng bộ trong một FTA tiềm năng giữa hai bên - Nikkei đánh giá.
Theo tờ báo Nhật Nikkei, một quan chức chính phủ Nhật Bản nói rằng phía Mỹ đã đề cập đến vấn đề FTA song phương trong vòng thứ hai của đối thoại kinh tế Nhật-Mỹ diễn ra tại Washington ngày 16/10. Chủ trì vòng đối thoại này là Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso.
Trong vòng đầu tiên của đối thoại kinh tế Nhật-Mỹ diễn ra tại Tokyo hồi tháng 4, chủ đề FTA song phương đã không được nhắc đến. Vấn đề này cũng không hề được đề cập trong các cuộc gặp đã diễn ra giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bởi vậy, đây là lần đầu tiên Mỹ chính thức đề nghị mở đàm phán FTA với Nhật.
Chính quyền Trump không hề giấu giếm việc họ cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật là một vấn đề trong quan hệ giữa hai nước, đồng thời kêu gọi Nhật tìm giải pháp thông qua đàm phán song phương. Năm ngoái, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật là 70 tỷ USD.
Trong khi đó, Tokyo vẫn đang thận trọng về một FTA với Mỹ, bởi trong một thỏa thuận như vậy, nhiều khả năng Nhật sẽ phải mở cửa thị trường nông nghiệp và thịt gia súc vốn đang được bảo hộ nghiêm ngặt của nước này. Một quan chức cấp cao từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 16/10 nói rằng Nhật sẽ “không tham gia đàm phán [FTA với Mỹ] ngay tức khắc”.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ có chuyến thăm Nhật đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ vafod đầu tháng 11 này. Việc mở đàm phán FTA Mỹ-Nhật có thể sẽ là một chủ đề trong chuyến thăm.
Kéo dài chưa đầy 2 giờ đồng hồ, cuộc đối thoại giữa ông Pence và ông Aso một phần nhằm mở đường cho chuyến thăm Nhật của ông Trump. Tham dự đối thoại còn có Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross, và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer.
Theo một thông cáo báo chí chung, Nhật Bản đã nhất trí nới lỏng các thủ tục về kiểm tra đối với xe hơi nhập khẩu, một trong những nhân tố lớn nhất dẫn tới thâm hụt thương mại của Mỹ với nước này. Ngoài ra, hai nước cũng ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác hệ thống giao thông thông minh và phát triển hạ tầng, đồng thời tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm tăng cường nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ cho Nhật.
Bên cạnh đó, Mỹ đang kêu gọi Nhật rà soát lại các biện pháp hạn chế nhập khẩu khẩn cấp đối với thịt bò đông lạnh của Mỹ, nhưng phía Nhật chưa đưa ra quyết định trong vòng đối thọi vừa diễn ra.
Về lĩnh vực nông nghiệp, Nhật đã nới hạn chế nhập khẩu đối với khoai tây từ bang Idaho của Mỹ hồi tháng 9, đổi lại Mỹ nới hạn chế đối với nhập khẩu quả hồng từ Nhật. Cả hai Chính phủ kết luận rằng “đã có một số tiến bộ trong thương mại song phương” trong những tháng gần đây.
Ông Pence và ông Aso cũng bàn về tăng cường hợp tác để ứng phó với mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhất trí gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng bằng lệnh trừng phạt và nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Đề xuất về đàm phán FTA được Mỹ đưa ra vào một thời điểm khó khăn đối với Nhật Bản, khi Tokyo đối mặt với nguy cơ từ Bình Nhưỡng. Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào chiếc ô an ninh của Mỹ, và Washington có thể nhân tình thế này để “mặc cả”, khiến Nhật phải có những nhượng bộ trong một FTA tiềm năng giữa hai bên - Nikkei đánh giá.