Mỹ liên tục dọa xóa thoả thuận thương mại với Canada, Mexico
Mối quan hệ giữa Mỹ với Canada và Mexico đã chuyển xấu từ khi ông Trump lên cầm quyền
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/10 tuyên bố để ngỏ khả năng chỉ ký thỏa thuận thương mại song phương với Canada và Mexico nếu ba nước không đạt được thỏa thuận điều chỉnh Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Khi được một nhà báo hỏi liệu Mỹ có duy trì tự do thương mại với Canada nếu cuộc đàm phán nhằm điều chỉnh NAFTA thất bại, ông Trump đáp: “Chắc chắn là thế rồi. Có thể chúng tôi sẽ không đạt được thỏa thuận với một trong hai nước, nhưng khi đó chúng tôi sẽ ký thỏa thuận với mỗi nước” - Reuters đưa tin.
Tuyên bố này được ông Trump đưa ra tại một cuộc gặp tại Nhà Trắng với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Trong chuyến công du Mỹ này, ông Trudeau nhấn mạnh những lợi ích của NAFTA, cùng lúc một vòng đàm phán mới nhằm điều chỉnh NAFTA bắt đầu ở Washington.
Trong một cuộc họp báo khác, khi được hỏi về những gì ông Trump nói, ông Trudeau cho biết ông lạc quan về cơ hội hiện đại hóa NAFTA, thỏa thuận thương mại được Canada, Mỹ và Mexico ký kết vào năm 1994. “Tôi vẫn tin vào NAFTA. Bởi vậy chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ điều gì và sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo vệ các lợi ích của Canada”, ông nói.
Nhà lãnh đạo Canada cũng cho biết nước này nhận thức rất rõ về sự khó lường của ông Trump. “Đó là điều mà chúng tôi rất hiểu vào lúc này”, ông Trudeau phát biểu.
Hôm thứ Ba, Hội đồng Thương mại Mỹ cáo buộc chính quyền Trump tìm cách phá hoại cuộc đàm phán lại NAFTA bằng “những đề xuất độc hại”, bao gồm yêu cầu gia tăng ưu đãi đối với ngành sản xuất ôtô Mỹ.
Trong khi đó, các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và Mexico đang có mặt ở Mexico City nói rằng họ thà không có NAFTA còn hơn gánh chịu một “thỏa thuận tồi”. Các chuyên gia thương mại nói rằng cuộc đàm phán lại NAFTA có thể rơi vào bế tắc do những yêu cầu khắt khe của Mỹ đối với lĩnh vực ôtô và phụ tùng ôtô.
Nguồn thạo tin nói rằng Washington đang muốn tăng mạnh yêu cầu về hàm lượng linh kiện Bắc Mỹ trong lĩnh vực sản xuất ôtô, lên mức 85% từ 62,5% hiện tại. Ngoài ra, Mỹ còn muốn bổ sung thêm yêu cầu hàm lượng linh kiện riêng của Mỹ ở mức 50%, một điều khoản không hề có trong thỏa thuận hiện tại.
“Những yêu cầu này sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Canada và Mexico. Tôi cho rằng các bên sẽ rất khó kết nối”, nhận định của bà Wendy Cutler, Giám đốc về chính sách Mỹ thuộc tổ chức Asia Society, cựu trưởng đoàn đàm phán Mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - thỏa thuận mà ông Trump đã rút lui.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray ngày 10/10 cảnh báo việc chấm dứt NAFTA sẽ phá hỏng quan hệ Mỹ-Mexico. Ông Videgaray cũng cho biết Mexico đang chuẩn bị "các kịch bản khác nhau" để đàm phán và sẽ không tham gia hiệp định nếu các lợi ích của nước này không được đảm bảo.
Kể từ khi tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm ngoái, ông Trump luôn đe dọa sẽ hủy bỏ NAFTA nếu hiệp định không được điều chỉnh theo hướng có lợi hơn cho Mỹ. Ông nói thâm hụt thương mại với Mexico là không công bằng đối với Mỹ.
Mối quan hệ giữa Mỹ với Canada và Mexico đã chuyển xấu từ khi ông Trump lên cầm quyền. Gần đây, Mỹ đã áp thuế hãng sản xuất máy bay Bombardier và xuất khẩu gỗ của Canada. Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Mexico vẫn căng thẳng vì thâm hụt thương mại của Mỹ và kế hoạch xây tường biên giới của ông Trump.
Về phần Mỹ, sau khi quảng bá những lợi ích của NAFTA tại Mỹ, Thủ tướng Trudeau sẽ bay đến Mexico để thảo luận với Tổng thống Enrique Pena Nieto về thỏa thuận tự do mậu dịch này.
Khi được một nhà báo hỏi liệu Mỹ có duy trì tự do thương mại với Canada nếu cuộc đàm phán nhằm điều chỉnh NAFTA thất bại, ông Trump đáp: “Chắc chắn là thế rồi. Có thể chúng tôi sẽ không đạt được thỏa thuận với một trong hai nước, nhưng khi đó chúng tôi sẽ ký thỏa thuận với mỗi nước” - Reuters đưa tin.
Tuyên bố này được ông Trump đưa ra tại một cuộc gặp tại Nhà Trắng với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Trong chuyến công du Mỹ này, ông Trudeau nhấn mạnh những lợi ích của NAFTA, cùng lúc một vòng đàm phán mới nhằm điều chỉnh NAFTA bắt đầu ở Washington.
Trong một cuộc họp báo khác, khi được hỏi về những gì ông Trump nói, ông Trudeau cho biết ông lạc quan về cơ hội hiện đại hóa NAFTA, thỏa thuận thương mại được Canada, Mỹ và Mexico ký kết vào năm 1994. “Tôi vẫn tin vào NAFTA. Bởi vậy chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ điều gì và sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo vệ các lợi ích của Canada”, ông nói.
Nhà lãnh đạo Canada cũng cho biết nước này nhận thức rất rõ về sự khó lường của ông Trump. “Đó là điều mà chúng tôi rất hiểu vào lúc này”, ông Trudeau phát biểu.
Hôm thứ Ba, Hội đồng Thương mại Mỹ cáo buộc chính quyền Trump tìm cách phá hoại cuộc đàm phán lại NAFTA bằng “những đề xuất độc hại”, bao gồm yêu cầu gia tăng ưu đãi đối với ngành sản xuất ôtô Mỹ.
Trong khi đó, các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và Mexico đang có mặt ở Mexico City nói rằng họ thà không có NAFTA còn hơn gánh chịu một “thỏa thuận tồi”. Các chuyên gia thương mại nói rằng cuộc đàm phán lại NAFTA có thể rơi vào bế tắc do những yêu cầu khắt khe của Mỹ đối với lĩnh vực ôtô và phụ tùng ôtô.
Nguồn thạo tin nói rằng Washington đang muốn tăng mạnh yêu cầu về hàm lượng linh kiện Bắc Mỹ trong lĩnh vực sản xuất ôtô, lên mức 85% từ 62,5% hiện tại. Ngoài ra, Mỹ còn muốn bổ sung thêm yêu cầu hàm lượng linh kiện riêng của Mỹ ở mức 50%, một điều khoản không hề có trong thỏa thuận hiện tại.
“Những yêu cầu này sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Canada và Mexico. Tôi cho rằng các bên sẽ rất khó kết nối”, nhận định của bà Wendy Cutler, Giám đốc về chính sách Mỹ thuộc tổ chức Asia Society, cựu trưởng đoàn đàm phán Mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - thỏa thuận mà ông Trump đã rút lui.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray ngày 10/10 cảnh báo việc chấm dứt NAFTA sẽ phá hỏng quan hệ Mỹ-Mexico. Ông Videgaray cũng cho biết Mexico đang chuẩn bị "các kịch bản khác nhau" để đàm phán và sẽ không tham gia hiệp định nếu các lợi ích của nước này không được đảm bảo.
Kể từ khi tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm ngoái, ông Trump luôn đe dọa sẽ hủy bỏ NAFTA nếu hiệp định không được điều chỉnh theo hướng có lợi hơn cho Mỹ. Ông nói thâm hụt thương mại với Mexico là không công bằng đối với Mỹ.
Mối quan hệ giữa Mỹ với Canada và Mexico đã chuyển xấu từ khi ông Trump lên cầm quyền. Gần đây, Mỹ đã áp thuế hãng sản xuất máy bay Bombardier và xuất khẩu gỗ của Canada. Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Mexico vẫn căng thẳng vì thâm hụt thương mại của Mỹ và kế hoạch xây tường biên giới của ông Trump.
Về phần Mỹ, sau khi quảng bá những lợi ích của NAFTA tại Mỹ, Thủ tướng Trudeau sẽ bay đến Mexico để thảo luận với Tổng thống Enrique Pena Nieto về thỏa thuận tự do mậu dịch này.