Mỹ phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam
Sau khi được ông Obama phê chuẩn, thỏa thuận này sẽ được Quốc hội Mỹ xem xét trong vòng 90 ngày
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa nước này với Việt Nam. Hãng tin AP nhận định, thỏa thuận là một tín hiệu cho thấy sự tăng cường hợp tác song phương giữa hai quốc gia.
Văn kiện mang tên “Thỏa thuận 123” nói trên đã được ông Obama ký vào ngày hôm qua (24/2), cho phép các công ty Mỹ gia nhập thị trường năng lượng hạt nhân dân sự của Việt Nam, mở đường cho việc Mỹ bán lò phản ứng cho Việt Nam. Hiện các công ty đến từ Nga và Nhật Bản đều đã có kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam và Mỹ đã đạt thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự vào tháng 10 năm ngoái bên lề hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 23 diễn ra ở Brunei.
Sau khi được ông Obama phê chuẩn, thỏa thuận này sẽ được Quốc hội Mỹ xem xét trong vòng 90 ngày. Nếu các nhà làm luật ở Washington không có ý kiến gì, thỏa thuận sẽ chính thức có hiệu lực sau thời hạn này.
Theo thỏa thuận, Việt Nam cam kết sẽ sử dụng nguồn cung nhiên liệu hạt nhân từ thị trường quốc tế thay vì tự làm giàu uranium hay tái chế plutonium.
“Tôi đã xác định rằng, việc thực thi thỏa thuận này sẽ thúc đẩy, và sẽ không tạo ra bất kỳ rủi ro vô lý nào đối với quốc phòng và an ninh chung”, ông Obama viết trong biên bản ghi nhớ gửi Bộ Năng lượng Mỹ.
Theo ước tính mà hãng tin AFP đưa ra, thị trường điện hạt nhân của Việt Nam hiện lớn thứ nhì ở khu vực Đông Á, sau Trung Quốc, và có thể đạt quy mô 50 tỷ USD vào năm 2030.
Việt Nam đặt mục tiêu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ đi vào hoạt động thương mại vào năm 2020 và điện hạt nhân sẽ đáp ứng hơn 10% nhu cầu phát điện của cả nước vào năm 2030.
Văn kiện mang tên “Thỏa thuận 123” nói trên đã được ông Obama ký vào ngày hôm qua (24/2), cho phép các công ty Mỹ gia nhập thị trường năng lượng hạt nhân dân sự của Việt Nam, mở đường cho việc Mỹ bán lò phản ứng cho Việt Nam. Hiện các công ty đến từ Nga và Nhật Bản đều đã có kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam và Mỹ đã đạt thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự vào tháng 10 năm ngoái bên lề hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 23 diễn ra ở Brunei.
Sau khi được ông Obama phê chuẩn, thỏa thuận này sẽ được Quốc hội Mỹ xem xét trong vòng 90 ngày. Nếu các nhà làm luật ở Washington không có ý kiến gì, thỏa thuận sẽ chính thức có hiệu lực sau thời hạn này.
Theo thỏa thuận, Việt Nam cam kết sẽ sử dụng nguồn cung nhiên liệu hạt nhân từ thị trường quốc tế thay vì tự làm giàu uranium hay tái chế plutonium.
“Tôi đã xác định rằng, việc thực thi thỏa thuận này sẽ thúc đẩy, và sẽ không tạo ra bất kỳ rủi ro vô lý nào đối với quốc phòng và an ninh chung”, ông Obama viết trong biên bản ghi nhớ gửi Bộ Năng lượng Mỹ.
Theo ước tính mà hãng tin AFP đưa ra, thị trường điện hạt nhân của Việt Nam hiện lớn thứ nhì ở khu vực Đông Á, sau Trung Quốc, và có thể đạt quy mô 50 tỷ USD vào năm 2030.
Việt Nam đặt mục tiêu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ đi vào hoạt động thương mại vào năm 2020 và điện hạt nhân sẽ đáp ứng hơn 10% nhu cầu phát điện của cả nước vào năm 2030.