Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra
Mức thuế đối với Công ty Hùng Vương là 2,15 USD/kg, Công ty Vĩnh Hoàn là 0,42 USD/kg
Với Quyết định sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 9 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012 vừa công bố, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng gần gấp đôi so với đợt rà soát hồi tháng 8 cho 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc.
Cụ thể, mức thuế đối với Công ty Hùng Vương là 2,15 USD/kg, Công ty Vĩnh Hoàn là 0,42 USD/kg. Riêng các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện tham gia đợt rà soát này tuy có thấp hơn nhưng cũng lên tới 0,99 USD/kg, còn các công ty khác là 2,11 USD/kg.
Mức thuế tăng cao vô lý
Việc DOC quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế để tính toán biên độ phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá dành cho doanh nghiệp Việt Nam là một quyết định khá bất ngờ và mâu thuẫn.
Điều này đã dẫn đến mức thuế chống bán phá giá trong quyết định sơ bộ lần này tăng cao một cách vô lý và gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệpViệt Nam cũng như hàng triệu nông dân nuôi cá tra vùng ĐBSCL.
Trong các đợt xem xét hành chính trước đó, DOC đã liên tục phản đối chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam. Hơn nữa, Indonesia chỉ là nước nhập khẩu ròng philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới.
Quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế đã mâu thuẫn với chính quyết định của DOC. Trước đó vào ngày 8/11/2012, khi công bố danh sách 6 quốc gia sẽ được sử dụng làm nước thay thế để tính toán mức thuế chống bán phá giá cho POR9, Indonesia không nằm trong danh sách này.
Chính DOC đã thừa nhận Indonesia không có đầy đủ dữ liệu về giá và thiếu các thông số cơ bản về tài chính, đồng thời không có sự “tương đồng về điều kiện kinh tế” với Việt Nam đối với hơn một nửa số tiêu chí của POR. Tuy nhiên, quyết định sơ bộ lần này vẫn chưa có hiệu lực cho tới khi quyết định cuối cùng được ban hành. Theo quy trình của DOC, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ có 120 ngày để xem xét khiếu nại POR9.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có thông cáo báo chí phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC đối với cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.
VASEP rất bất bình trước việc đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế và phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC.
Trước đó, VASEP cùng các doanh nghiệpxuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đã khiếu nại phán quyết cuối cùng POR8 của DOC lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US CIT), yêu cầu xem xét tính chính xác trong các tính toán và buộc DOC phải lựa chọn lại quốc gia thay thế hợp lý hơn và tính toán lại mức thuế.
CIT đã chấp nhận đơn khởi kiện và yêu cầu Hải quan Mỹ tạm dừng không thu thuế chống bán phá giá của các doanh nghiệp theo kết luận cuối cùng của POR8 cho tới khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án này.
Kiến nghị Bangladesh làm quốc gia thay thế
Phản ứng trước Quyết định sơ bộ POR9, ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP cho biết hết sức bất ngờ và bất bình trước việc thay đổi đột ngột cách tính và chọn lựa quốc gia thay thế của DOC.
Trước đây, DOC đã thông báo Indonesia không nằm trong danh sách các nước được chọn nhưng sau đó lại đưa vào. Cho dù đang bị áp lực lớn từ Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ nhưng DOC cần có cái nhìn khách quan và công bằng hơn trong quá trình xem xét vụ kiện chống bán phá giá cá tra Việt Nam.
Quyết định sơ bộ mang tính trừng phạt này của DOC khiến các doanh nghiệpVN nghi ngờ về tính công bằng trong quá trình xem xét của DOC. Chính vì các dữ liệu của Indonesia cao hơn so với dữ liệu nuôi cá ở Bangladesh đã khiến cho mức thuế chống bán phá giá lần này tăng cao vô lý.
Liên tiếp qua các kỳ xem xét hành chính, DOC luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt Nam và Bangladesh là tương đương nhau.
Chính vì vậy, không có lý do để Indonesia trở thành nước thay thế hoặc dữ liệu của nước này được coi là đáng tin cậy hơn trong đợt xem xét hành chính lần này cũng như trong quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 8 vừa qua.
Hiện tại, VASEP đang phân tích các dữ liệu của Indonesia đã được DOC sử dụng để làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược từ nay cho đến tháng 3/2014. Các hoạt động sắp tới của VASEP sẽ tập trung vào việc củng cố các dữ liệu của Bangladesh, bổ sung thêm các dữ liệu mà VASEP thu thập được từ Bangladesh.
Bên cạnh đó là tiếp tục nghiên cứu các dữ liệu của Indonesia. VASEP sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ và các nhà nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ để vận động và hy vọng kết quả cuối cùng của đợt POR9 sẽ có sự thay đổi.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Cụ thể, mức thuế đối với Công ty Hùng Vương là 2,15 USD/kg, Công ty Vĩnh Hoàn là 0,42 USD/kg. Riêng các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện tham gia đợt rà soát này tuy có thấp hơn nhưng cũng lên tới 0,99 USD/kg, còn các công ty khác là 2,11 USD/kg.
Mức thuế tăng cao vô lý
Việc DOC quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế để tính toán biên độ phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá dành cho doanh nghiệp Việt Nam là một quyết định khá bất ngờ và mâu thuẫn.
Điều này đã dẫn đến mức thuế chống bán phá giá trong quyết định sơ bộ lần này tăng cao một cách vô lý và gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệpViệt Nam cũng như hàng triệu nông dân nuôi cá tra vùng ĐBSCL.
Trong các đợt xem xét hành chính trước đó, DOC đã liên tục phản đối chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam. Hơn nữa, Indonesia chỉ là nước nhập khẩu ròng philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới.
Quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế đã mâu thuẫn với chính quyết định của DOC. Trước đó vào ngày 8/11/2012, khi công bố danh sách 6 quốc gia sẽ được sử dụng làm nước thay thế để tính toán mức thuế chống bán phá giá cho POR9, Indonesia không nằm trong danh sách này.
Chính DOC đã thừa nhận Indonesia không có đầy đủ dữ liệu về giá và thiếu các thông số cơ bản về tài chính, đồng thời không có sự “tương đồng về điều kiện kinh tế” với Việt Nam đối với hơn một nửa số tiêu chí của POR. Tuy nhiên, quyết định sơ bộ lần này vẫn chưa có hiệu lực cho tới khi quyết định cuối cùng được ban hành. Theo quy trình của DOC, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ có 120 ngày để xem xét khiếu nại POR9.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có thông cáo báo chí phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC đối với cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.
VASEP rất bất bình trước việc đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế và phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của DOC.
Trước đó, VASEP cùng các doanh nghiệpxuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đã khiếu nại phán quyết cuối cùng POR8 của DOC lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US CIT), yêu cầu xem xét tính chính xác trong các tính toán và buộc DOC phải lựa chọn lại quốc gia thay thế hợp lý hơn và tính toán lại mức thuế.
CIT đã chấp nhận đơn khởi kiện và yêu cầu Hải quan Mỹ tạm dừng không thu thuế chống bán phá giá của các doanh nghiệp theo kết luận cuối cùng của POR8 cho tới khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án này.
Kiến nghị Bangladesh làm quốc gia thay thế
Phản ứng trước Quyết định sơ bộ POR9, ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP cho biết hết sức bất ngờ và bất bình trước việc thay đổi đột ngột cách tính và chọn lựa quốc gia thay thế của DOC.
Trước đây, DOC đã thông báo Indonesia không nằm trong danh sách các nước được chọn nhưng sau đó lại đưa vào. Cho dù đang bị áp lực lớn từ Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ nhưng DOC cần có cái nhìn khách quan và công bằng hơn trong quá trình xem xét vụ kiện chống bán phá giá cá tra Việt Nam.
Quyết định sơ bộ mang tính trừng phạt này của DOC khiến các doanh nghiệpVN nghi ngờ về tính công bằng trong quá trình xem xét của DOC. Chính vì các dữ liệu của Indonesia cao hơn so với dữ liệu nuôi cá ở Bangladesh đã khiến cho mức thuế chống bán phá giá lần này tăng cao vô lý.
Liên tiếp qua các kỳ xem xét hành chính, DOC luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt Nam và Bangladesh là tương đương nhau.
Chính vì vậy, không có lý do để Indonesia trở thành nước thay thế hoặc dữ liệu của nước này được coi là đáng tin cậy hơn trong đợt xem xét hành chính lần này cũng như trong quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 8 vừa qua.
Hiện tại, VASEP đang phân tích các dữ liệu của Indonesia đã được DOC sử dụng để làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược từ nay cho đến tháng 3/2014. Các hoạt động sắp tới của VASEP sẽ tập trung vào việc củng cố các dữ liệu của Bangladesh, bổ sung thêm các dữ liệu mà VASEP thu thập được từ Bangladesh.
Bên cạnh đó là tiếp tục nghiên cứu các dữ liệu của Indonesia. VASEP sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ và các nhà nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ để vận động và hy vọng kết quả cuối cùng của đợt POR9 sẽ có sự thay đổi.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)