Mỹ yêu cầu Nhật, Trung tôn trọng an toàn bay
Máy bay và tàu chiến của Trung Quốc, Nhật Bản nhiều lần chạm trán nhau tại biển Hoa Đông gần khu vực xảy ra tranh chấp
Hôm 12/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã thúc giục Nhật Bản và Trung Quốc tôn trọng an toàn bay, sau khi máy bay của hai nước này bay sát nhau trên vùng trời biển Hoa Đông.
Theo báo Washington Post, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã nói rằng, tất cả các bên cần có những bước đi nhằm giải quyết những khác biệt một cách hòa bình và vạch ra quy trình quản lý khủng hoảng để tránh tính toán sai lầm hoặc làm nảy sinh những vụ việc khác trên biển hoặc trên không.
Trước đó, hôm 11/6, Nhật Bản tố cáo việc hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay áp sát một cách bất thường hai máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên vùng trời Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông qua những kênh ngoại giao gửi công hàm phản đối Trung Quốc về vụ việc trên.
Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tuần lễ, Tokyo lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh có những hành động nguy hiểm, uy hiếp an toàn bay trên vùng trời gần quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Hôm 24/5, Nhật Bản cũng cho biết hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bám sát và tiếp cận từ đằng sau máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với khoảng cách từng chiếc một là 50m và 30m. Phi cơ Trung Quốc không bắn súng cảnh cáo, cũng không phát sóng vô tuyến khi xuất kích khẩn cấp.
Trong phát biểu hôm 12/6, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã nói rằng, "sự việc xảy ra tương tự như trong tháng trước". Ông cho biết, "Chính phủ Nhật sẽ tiếp tục thúc giục Trung Quốc ngăn chặn sự việc kiểu này và tự kiềm chế. Nhật sẽ tiếp tục tìm kiếm hợp tác từ các nước liên quan".
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki triệu Đại sứ Trung Quốc ở Nhật Bản Cheng Yonghua đến để phản đối vụ trên. Ông Saiki nói với ông Cheng "không nên lặp lại hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới tai nạn không mong muốn trên biển hoặc trên vùng không phận gần Nhật Bản".
Tuy nhiên, điều bất ngờ là Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó đã tố ngược phía Nhật Bản, cho rằng chính các phi công Nhật Bản mới là người có hành động “nguy hiểm, khiêu khích” khi điều khiển máy bay đến gần phi cơ Trung Quốc. Theo bộ này, phản ứng của Nhật nhằm “đánh lừa cộng đồng quốc tế”.
Đài Truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) còn đưa tin, những hình ảnh mà Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố cho thấy hai máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản bay theo một chiếc máy bay phản lực Tu-154 của Trung Quốc ở vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tranh chấp giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông trở nên căng thẳng hơn, kể từ khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Kể từ đó, máy bay và tàu chiến của hai nước liên tục chạm trán nhau tại biển Hoa Đông gần khu vực xảy ra tranh chấp.
Theo báo Washington Post, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã nói rằng, tất cả các bên cần có những bước đi nhằm giải quyết những khác biệt một cách hòa bình và vạch ra quy trình quản lý khủng hoảng để tránh tính toán sai lầm hoặc làm nảy sinh những vụ việc khác trên biển hoặc trên không.
Trước đó, hôm 11/6, Nhật Bản tố cáo việc hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay áp sát một cách bất thường hai máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên vùng trời Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông qua những kênh ngoại giao gửi công hàm phản đối Trung Quốc về vụ việc trên.
Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tuần lễ, Tokyo lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh có những hành động nguy hiểm, uy hiếp an toàn bay trên vùng trời gần quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Hôm 24/5, Nhật Bản cũng cho biết hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bám sát và tiếp cận từ đằng sau máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với khoảng cách từng chiếc một là 50m và 30m. Phi cơ Trung Quốc không bắn súng cảnh cáo, cũng không phát sóng vô tuyến khi xuất kích khẩn cấp.
Trong phát biểu hôm 12/6, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã nói rằng, "sự việc xảy ra tương tự như trong tháng trước". Ông cho biết, "Chính phủ Nhật sẽ tiếp tục thúc giục Trung Quốc ngăn chặn sự việc kiểu này và tự kiềm chế. Nhật sẽ tiếp tục tìm kiếm hợp tác từ các nước liên quan".
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki triệu Đại sứ Trung Quốc ở Nhật Bản Cheng Yonghua đến để phản đối vụ trên. Ông Saiki nói với ông Cheng "không nên lặp lại hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới tai nạn không mong muốn trên biển hoặc trên vùng không phận gần Nhật Bản".
Tuy nhiên, điều bất ngờ là Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó đã tố ngược phía Nhật Bản, cho rằng chính các phi công Nhật Bản mới là người có hành động “nguy hiểm, khiêu khích” khi điều khiển máy bay đến gần phi cơ Trung Quốc. Theo bộ này, phản ứng của Nhật nhằm “đánh lừa cộng đồng quốc tế”.
Đài Truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) còn đưa tin, những hình ảnh mà Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố cho thấy hai máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản bay theo một chiếc máy bay phản lực Tu-154 của Trung Quốc ở vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tranh chấp giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông trở nên căng thẳng hơn, kể từ khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Kể từ đó, máy bay và tàu chiến của hai nước liên tục chạm trán nhau tại biển Hoa Đông gần khu vực xảy ra tranh chấp.