“Năm 2008, thị trường chứng khoán phải trả giá quá đắt!”
“Khi đứng ở thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008, người ta không ngờ được thị trường lại xuống quá sâu như hiện nay”
“Khi đứng ở thời điểm cuối năm 2007
đầu năm 2008, người ta không ngờ được thị trường lại xuống quá sâu như
hiện nay.
Có thể thấy cuối năm 2007 chiều hướng đã không tốt, nhưng ít ai nghĩ nó xấu đến như vậy. Sau Tết âm lịch cũng đã loáng thoáng thấy chiều hướng nó xấu rồi, nhận định có thể rõ nét hơn. Nhưng ngay cả ở thời điểm đó, người ta cũng không có ngờ”.
Trong câu chuyện cuối năm với VnEconomy, nhìn lại một năm đầy khó khăn với thị trường chứng khoán trong nước, ông Huy Nam, chuyên gia chứng khoán độc lập, đã nhận định như vậy.
“Năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007”
Vậy theo ông, đâu là những nguyên nhân khiến thị trường có một năm xấu như vậy?
Tôi cho là có hai nguyên nhân. Một là nội tại, “tại tôi”; hai mới là tại khách quan.
Giai đoạn “tại tôi”, có nhiều nguyên nhân cụ thể. Như khi thị trường chuyển từ năm 2007 qua 2008, cuối 2007 đã có những dấu hiệu cho thấy sẽ có sự điều chỉnh; thậm chí cuối 2007 đã có những đợt điều chỉnh mạnh. Tưởng rằng sau những đợt điều chỉnh đó, khả năng nó sẽ đứng lại. Lúc đó hầu như ai cũng hy vọng, cũng như nhiều chuyên gia trong đó có tôi, nó sẽ đứng ở mức 1.000 điểm cuối 2007.
Đó là mức điểm ở thời điểm mà nền kinh tế mình đang mạnh lên, tương đối mạnh. Và đối với một nền kinh tế phát triển mạnh như vậy thì các chỉ số có thể cao hơn mức trung bình của thế giới một chút. Dựa vào một số phân tích, chính bản thân tôi cũng nghĩ như vậy. Và dự tính năm 2008 nó sẽ lên xuống với sự duy trì ở mức tương đối lạc quan.
Nhưng tình hình xấu đi kể từ sau Tết Âm lịch. Nền kinh tế rơi vào lạm phát và chống lạm phát. Những biện pháp mạnh chống lạm phát nó làm ảnh hưởng tới thị trường. Đó là những giải pháp về tiền tệ, thắt chặt quá mạnh. Anh mạnh khỏe, anh ốm cũng phải chịu một liều thuốc mạnh và suy yếu chung.
Thứ hai là các biện pháp về tài khóa, nó cũng làm cho một số hoạt động liên quan đến chứng khoán giảm.
Sau khi thị trường chứng khoán giảm khá sâu, trước tiên là những tập đoàn, công ty nhà nước có tham gia thị trường bắt đầu rút vốn. Thị trường bị hẫng một lượng rất lớn. Điều đó ít ai dự liệu được trong năm 2007 để bước vào năm 2008. Kế tiếp là các tổ chức đầu tư, các doanh nghiệp không phải là những tập đoàn trên, cũng bắt đầu tính toán, cấu trúc lại và rút bớt nguồn tiền ra khỏi thị trường, do giá chứng khoán đi xuống mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của họ. Lực lượng rút tập trung đầu năm 2008 làm cho thị trường suy giảm mạnh, kế sau chuyện thắt chặt tiền tệ.
Đó là những vấn đề có tính chất phản ứng của thị trường. Còn nếu xét về những yếu tố mang tính kỹ thuật thì có thể nói thế này, thị trường của năm 2007 được định giá quá cao, nó thể hiện qua hai mặt.
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc niêm yết trên sàn, họ đều đưa ra những mức giá quá cao. Thứ hai, ở phía nhà đầu tư, người ta cũng kỳ vọng quá cao. Hai yếu tố này gặp nhau và đẩy thị trường lên khá cao. Và cuối năm 2007, thị trường đã nhận ra điều đó và có phản ứng.
Ở phía nhà đầu tư rõ ràng là có phản ứng, người ta không chịu mua cao nữa, trong khi cái quán tính hay sự chuẩn bị của rất nhiều công ty để phát hành tăng vốn hay cổ phần hóa thì vẫn tiếp tục triển khai, phát hành hoặc niêm yết giá cao. Khi mà thị trường không chấp nhận nữa mà anh vẫn tiếp tục đẩy ra giá cao như thế thì thị trường buộc phải kéo xuống. Chính lý do đó đã làm cho chỉ số giảm mạnh.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục tranh thủ, vì người ta tiếc, đưa ra thị trường với giá cao để gọi vốn. Đáng chú ý là càng về sau, như quý 4/2007, là những doanh nghiệp lớn như Vietcombank, Bảo Việt… nên mức độ chi phối lớn, kéo thị trường xuống rất nhanh.
Có thể kết luận là năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007, xét về vấn đề định giá cao. Đó là vấn đề mặc nhiên của thị trường, nhưng thêm vào đó nó phải nhận thêm cú bồi của các chính sách tiền tệ và tài khóa.
Còn những nguyên nhân khách quan thì sao, thưa ông?
Khi thị trường xuống sâu, nhiều người vẫn chờ đợi cơ hội, tính toán các kế hoạch đầu tư. Ví như hồi đầu tháng 3 JP Morgan tuyên bố sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 1 tỷ USD…
Và khi nó xuống dưới 500 điểm, biên độ bắt đầu bị siết lại xuống +/-1%. Thị trường lập tức phản ứng theo hướng tiêu cực. Thời điểm đó tôi cũng đã có nhận định rằng giải pháp đó không phù hợp, nó ảnh hưởng nặng tới thị trường, gần như thanh khoản mất. Nhà đầu tư lớn người ta không tham gia, bởi tham gia vào bị kẹt thì cửa thoát quá hẹp. Nó chặn luôn các dự định đầu tư của nhiều tổ chức khi thấy thị trường đã giảm xuống hấp dẫn.
Lúc đó tôi cũng có khuyến nghị là nên bỏ biện pháp siết biên độ vì thanh khoản kém, chứng khoán xuống những mức có thể xem là hấp dẫn rồi. Và khi biên độ được giãn ra từ từ thì thị trường bật lên khá mạnh. Tới cuối tháng 8, nó từ 366 điểm lên gần 570 điểm.
Như từ cuối tháng 8 và sang tháng 9 lúc đó mới tại khách quan. Thị trường mình vừa mới được hồi phục, một cơ thể vừa ốm dậy, chưa khỏe hẳn thì bị cơn bão khủng hoảng tài chính ập tới. Thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu suy giảm mạnh thì Việt Nam không tránh khỏi sự ảnh hưởng, cho tới giờ phút này.
Đó là cú đánh bồi làm thị trường xuống sâu, có lúc xuống còn khoảng 286 điểm và giờ đang lừng khừng trên dưới 300.
Tóm lại, năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải trả giá quá đắt. Một là nguyên nhân chủ quan đi đầu, hai là nguyên nhân khách quan. Nếu không có nguyên nhân chủ quan thì nó không nặng thế. Giảm khoảng 70%, quá nặng.
Ông đánh giá thế nào về những phản ứng của cơ quan quản lý trong năm 2008, như thu hẹp biên độ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào cuộc?
Theo tôi, nhà điều hành thị trường cần tính toán trước các kịch bản, tránh những giải pháp quá tình thế như thời gian qua. Những giải pháp quá tình thế đối với một thị trường nó quá ư nhạy cảm và chuyên biệt thế này đôi khi không giải quyết được vấn đề, đôi khi nó làm cho vấn đề sâu sắc hơn. Ví dụ như việc giảm biên độ như tôi đã đề cập ở trên, có thể đó là điều cần rút kinh nghiệm.
Rồi câu chuyện SCIC can thiệp. Lúc đó tôi cho rằng đó cũng không phải là giải pháp. Tại vì SCIC không phải là một tổ chức chuyên ngành, đặc biệt là xét về đầu tư chứng khoán. Họ là tổ chức quản lý tiền, tài sản của nhà nước. Tất nhiên là họ có chuyên môn về thị trường chứng khoán nhưng kinh nghiệm hạn chế.
Cái thứ hai, anh có tiền chưa chắc đã giải quyết được. SCIC dù sao cũng là một doanh nghiệp, không phải “cây cao bóng cả” để đi bình ổn thị trường. Như đến thời điểm này thì cái quan trọng nhất của họ vẫn là bảo toàn vốn. Họ cũng phải đặt mục tiêu kinh doanh hiệu quả, tối thiểu là phải bảo toàn vốn. Trong kinh tế, bảo toàn không có nghĩa anh giữ 1 đồng đầu năm và cuối năm vẫn là 1 đồng, mà anh phải tính toán để làm sao nó phải làm ra bao nhiêu.
Và khi thủy triều xuống…
Về “quán tính” phát hành mà ông nói đến, theo ông nó có ảnh hưởng đến chất lượng hàng của thị trường không?
Đúng là ngoài quán tính đó cần phải nói thêm về chất lượng. Nó liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc đánh giá mình quá cao trong chiều hướng thị trường đang lạc quan, doanh nghiệp đặt ra những kết quả huy động cao và bằng mọi cách để thực hiện được.
Trong năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã đạt được điều đó. Cho tới năm 2008, về chất lượng, người ta nói một câu rất đúng là khi thủy triều xuống thì sẽ biết ai tắm mặc đồ như thế nào.
Người ta nói nhiều về Bông Bạch Tuyết, nhưng đó cũng chỉ là một trường hợp thôi. Vì nó quá nặng. Nhưng từ đó cũng có thể đánh giá một vấn đề là sự quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đến chất lượng thực sự của hàng hóa thời gian thị trường lạc quan dường như đã bị xem nhẹ, cả từ ba phía.
Một là nhiều nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm, đó là lỗi mà tôi cho rằng phải đề cập đến một cách công bằng; nhiều người thấy người ta mua cũng mua theo. Hai là bản thân doanh nghiệp cũng tranh thủ có một lượng huy động cao, bằng mọi cách để đưa giá lên mà chưa đề cao sự xứng đáng hay không với giá trị thực sự của nó. Đó là trách nhiệm từ các doanh nghiệp phát hành. Và các bên khác, như các công ty chứng khoán, tư vấn cũng hầu như xem nhẹ nghiệp vụ đo lường giá trị hàng hóa. Bên cạnh đó là nhiều đơn vị cung cấp những thông tin chính xác, khách quan nhất, ví dụ như các công ty kiểm toán, cũng xem nhẹ vấn đề chất lượng. Bằng chứng là trường hợp của Bông Bạch Tuyết.
Những yếu tố đó đặt ra nỗi lo của thị trường là giá chứng khoán phát hành không phản ánh đúng giá trị đáng có. Năm 2008 cho thấy đến một thời điểm nào đó người ta sẽ quay lại xem giá trị đó một cách thận trọng.
Vẫn phải hỏi một câu cơ bản và đã được đề cập nhiều, theo ông phải làm sao để khắc phục những vấn đề trên, đặc biệt là ở khía cạnh bảo vệ nhà đầu tư?
Tôi tiếc là thời gian qua, khi chủ quan làm cho thị trường sụt giảm, đến khách quan làm cho thị trường lảo đảo, thì mình lại dừng lại nhiều dự tính, hay là những cải thiện hơn về chất lượng thị trường, hỗ trợ thị trường.
Có thể nói nhiều nghiệp vụ có tính chất chuyên ngành, chuyên nghiệp, mức độ cải thiện dường như đứng lại, thậm chí có nhiều tuyên bố của những người nghiên cứu chưa tới, tìm hiểu chưa sâu mà đã lo ngại, dừng lại trong khí đáng lẽ nó phải tiếp tục triển khai để làm cho thị trường tốt hơn.
Tôi lấy ví dụ như sau Chỉ thị 03, tiền vào thị trường bị thắt chặt nhưng không có một giải pháp nào để thay thế cái đó, trong khi đó ở thế giới người ta có, như Margin Trading (giao dịch cho phép nhà đầu tư mượn tiền trước của nhà môi giới - PV). Đó là một trong những công cụ rất tốt, nghiệp vụ tốt hỗ trợ cho thị trường và mang tính chuyên nghiệp cao. Mình cũng có dự tính đó rồi nhưng thấy thị trường trong và ngoài nước như thế nên mới lo và không mạnh dạn làm. Hay xa hơn là các công cụ phái sinh Options, Futures… trong chứng khoán.
Nhưng khi thấy thị trường thế giới như thế, có những người đưa ra những tuyên bố gây lo âu, trong khi cần phải nghiên cứu sâu những công cụ đó để có thể hỗ trợ thị trường. Bản thân con dao nó không có lỗi, khi mình không nghiên cứu kỹ hay hiểu nó thì công dụng của nó mình không dám dùng, thị trường theo đó vẫn cứ đơn điệu, 8 năm rồi nó vẫn cứ đơn điệu, mua rồi giữ đó chờ mai mốt bán, không có công cụ nào để bảo vệ nhà đầu tư hay để họ tự bảo vệ mình; hay các tổ chức có thể sử dụng để có thể bảo vệ thành quả đầu tư của họ, hay ngăn chặn lỗ…
Vẫn còn những thành kiến cản trở
Nhìn về năm 2009, ông có nhận định gì không?
Đoán thị trường theo một tình trạng bình thường thì không ai dám, có thể nó chỉ đúng trong ngắn hạn, dài hạn rất khó, do có nhiều thay đổi mình không thể lường trước được.
Với những yếu tố có thể nhìn được bây giờ thì chỉ có thể nói một cách cổ điển thôi: không thể có diễn biến chỉ một chiều, tới một mức độ nào đó nền kinh tế tự bản thân nó cũng phải tự điều chỉnh.
Những diễn biến của thị trường, theo tôi, tới giờ phút này cũng là quá đủ rồi. Trong chừng mực nào đó, mình thấy diễn biến của các chỉ số, sự tập trung phân tích của nhiều giới để tính toán lại cũng cho mình nhận định là có thể mức hiện nay là sự trả giá vừa đủ rồi.
Có một điều mà tôi có thể nói được là, tuy nó xấu trong năm 2008, nhưng với năm 2009 thì nó là một mức có thể kỳ vọng được. Đây là một thử thách nói chung, nhiều ý kiến cũng đã đề cập, nếu mình co cụm và thận trọng quá mình chịu thiệt, vì thấy nó bật thật sự rồi mới tham gia thì có thể muộn mất rồi. Năm 2008 đã kéo lùi hai năm, biết đâu đây lại là mức khởi đầu trở lại.
Đó là tôi nói mang tính quan điểm nhận định cá nhân của mình thôi.
Riêng có một cái, tôi cho rằng thị trường cần có những công cụ, nghiệp vụ như đã nói để có sự đa dạng, sinh động, giảm bớt sự đơn điệu; cũng như việc xây dựng hành lang, rõ ràng hơn. Nhà đầu tư có thể mạo hiểm, thậm chí biết mạo hiểm nhưng họ mạo hiểm trên cơ sở tính toán chứ không phải mù mù không biết mai mốt nó như thế nào.
Là một người nghiên cứu về thị trường chứng khoán, ông nói gì về vai trò của nó, cũng như những gì đã thể hiện trong năm 2008?
Có một điều rất quan trọng là phải nhìn lại là sự đóng góp của thị trường chứng khoán và vai trò của nhà đầu tư.
Hiện nay rất tiếc là rất nhiều người giữ trọng trách trong doanh nghiệp cũng như quản lý nói chung vẫn không thấy, hoặc thấy chưa hết, cho nên nhiều người vẫn có những nhận định rằng thị trường chứng khoán, giao dịch mua đi bán lại đâu có mang lại ích lợi gì cho xã hội đâu mà quan tâm. Đáng tiếc là hiện nay vẫn có những người như thế! Họ không hiểu! Tôi rất thất vọng!
Thị trường chứng khoán đang bị dị ứng ở những người như thế, thậm chí cả ở thị trường bất động sản. Đó là những cái nhìn hẹp, quá hẹp! Nó cản trở sự phát triển của thị trường. Thành kiến của họ ảnh hưởng tới thị trường. Tôi cho như thế thì thiệt cho nền kinh tế thôi chứ không phải thiệt cho một số người mà họ cho là giàu. Thậm chí cá nhân tôi cho rằng họ giàu được từ chứng khoán một cách chính đáng thì mình vỗ tay ủng hộ.
Quan điểm của tôi, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai thị trường nền. Chỉ khi tôi nói không theo kinh tế thị trường nữa thì thôi. Tôi nhớ cách đây dăm ba năm, đi tìm vốn 10 tỷ bạc thôi, lấy đâu? Nhờ thị trường chứng khoán. Thậm chí nhiều nhà máy lớn hàng trăm tỷ đồng huy động được.
Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư chứng khoán là một nghề đòi hỏi sự nghiêm túc về trình độ, công sức cũng như tâm huyết. Năm 2008 còn cho thấy đó là một nghề khắc nghiệt. Ý kiến của ông thế nào?
Đúng, đó là một nghề. Đó là một ý thức quan trọng. Tôi có cùng quan điểm đó.
Có thể thấy cuối năm 2007 chiều hướng đã không tốt, nhưng ít ai nghĩ nó xấu đến như vậy. Sau Tết âm lịch cũng đã loáng thoáng thấy chiều hướng nó xấu rồi, nhận định có thể rõ nét hơn. Nhưng ngay cả ở thời điểm đó, người ta cũng không có ngờ”.
Trong câu chuyện cuối năm với VnEconomy, nhìn lại một năm đầy khó khăn với thị trường chứng khoán trong nước, ông Huy Nam, chuyên gia chứng khoán độc lập, đã nhận định như vậy.
“Năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007”
Vậy theo ông, đâu là những nguyên nhân khiến thị trường có một năm xấu như vậy?
Tôi cho là có hai nguyên nhân. Một là nội tại, “tại tôi”; hai mới là tại khách quan.
Giai đoạn “tại tôi”, có nhiều nguyên nhân cụ thể. Như khi thị trường chuyển từ năm 2007 qua 2008, cuối 2007 đã có những dấu hiệu cho thấy sẽ có sự điều chỉnh; thậm chí cuối 2007 đã có những đợt điều chỉnh mạnh. Tưởng rằng sau những đợt điều chỉnh đó, khả năng nó sẽ đứng lại. Lúc đó hầu như ai cũng hy vọng, cũng như nhiều chuyên gia trong đó có tôi, nó sẽ đứng ở mức 1.000 điểm cuối 2007.
Đó là mức điểm ở thời điểm mà nền kinh tế mình đang mạnh lên, tương đối mạnh. Và đối với một nền kinh tế phát triển mạnh như vậy thì các chỉ số có thể cao hơn mức trung bình của thế giới một chút. Dựa vào một số phân tích, chính bản thân tôi cũng nghĩ như vậy. Và dự tính năm 2008 nó sẽ lên xuống với sự duy trì ở mức tương đối lạc quan.
Nhưng tình hình xấu đi kể từ sau Tết Âm lịch. Nền kinh tế rơi vào lạm phát và chống lạm phát. Những biện pháp mạnh chống lạm phát nó làm ảnh hưởng tới thị trường. Đó là những giải pháp về tiền tệ, thắt chặt quá mạnh. Anh mạnh khỏe, anh ốm cũng phải chịu một liều thuốc mạnh và suy yếu chung.
Thứ hai là các biện pháp về tài khóa, nó cũng làm cho một số hoạt động liên quan đến chứng khoán giảm.
Sau khi thị trường chứng khoán giảm khá sâu, trước tiên là những tập đoàn, công ty nhà nước có tham gia thị trường bắt đầu rút vốn. Thị trường bị hẫng một lượng rất lớn. Điều đó ít ai dự liệu được trong năm 2007 để bước vào năm 2008. Kế tiếp là các tổ chức đầu tư, các doanh nghiệp không phải là những tập đoàn trên, cũng bắt đầu tính toán, cấu trúc lại và rút bớt nguồn tiền ra khỏi thị trường, do giá chứng khoán đi xuống mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của họ. Lực lượng rút tập trung đầu năm 2008 làm cho thị trường suy giảm mạnh, kế sau chuyện thắt chặt tiền tệ.
Đó là những vấn đề có tính chất phản ứng của thị trường. Còn nếu xét về những yếu tố mang tính kỹ thuật thì có thể nói thế này, thị trường của năm 2007 được định giá quá cao, nó thể hiện qua hai mặt.
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc niêm yết trên sàn, họ đều đưa ra những mức giá quá cao. Thứ hai, ở phía nhà đầu tư, người ta cũng kỳ vọng quá cao. Hai yếu tố này gặp nhau và đẩy thị trường lên khá cao. Và cuối năm 2007, thị trường đã nhận ra điều đó và có phản ứng.
Ở phía nhà đầu tư rõ ràng là có phản ứng, người ta không chịu mua cao nữa, trong khi cái quán tính hay sự chuẩn bị của rất nhiều công ty để phát hành tăng vốn hay cổ phần hóa thì vẫn tiếp tục triển khai, phát hành hoặc niêm yết giá cao. Khi mà thị trường không chấp nhận nữa mà anh vẫn tiếp tục đẩy ra giá cao như thế thì thị trường buộc phải kéo xuống. Chính lý do đó đã làm cho chỉ số giảm mạnh.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục tranh thủ, vì người ta tiếc, đưa ra thị trường với giá cao để gọi vốn. Đáng chú ý là càng về sau, như quý 4/2007, là những doanh nghiệp lớn như Vietcombank, Bảo Việt… nên mức độ chi phối lớn, kéo thị trường xuống rất nhanh.
Có thể kết luận là năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007, xét về vấn đề định giá cao. Đó là vấn đề mặc nhiên của thị trường, nhưng thêm vào đó nó phải nhận thêm cú bồi của các chính sách tiền tệ và tài khóa.
Còn những nguyên nhân khách quan thì sao, thưa ông?
Khi thị trường xuống sâu, nhiều người vẫn chờ đợi cơ hội, tính toán các kế hoạch đầu tư. Ví như hồi đầu tháng 3 JP Morgan tuyên bố sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 1 tỷ USD…
Và khi nó xuống dưới 500 điểm, biên độ bắt đầu bị siết lại xuống +/-1%. Thị trường lập tức phản ứng theo hướng tiêu cực. Thời điểm đó tôi cũng đã có nhận định rằng giải pháp đó không phù hợp, nó ảnh hưởng nặng tới thị trường, gần như thanh khoản mất. Nhà đầu tư lớn người ta không tham gia, bởi tham gia vào bị kẹt thì cửa thoát quá hẹp. Nó chặn luôn các dự định đầu tư của nhiều tổ chức khi thấy thị trường đã giảm xuống hấp dẫn.
Lúc đó tôi cũng có khuyến nghị là nên bỏ biện pháp siết biên độ vì thanh khoản kém, chứng khoán xuống những mức có thể xem là hấp dẫn rồi. Và khi biên độ được giãn ra từ từ thì thị trường bật lên khá mạnh. Tới cuối tháng 8, nó từ 366 điểm lên gần 570 điểm.
Như từ cuối tháng 8 và sang tháng 9 lúc đó mới tại khách quan. Thị trường mình vừa mới được hồi phục, một cơ thể vừa ốm dậy, chưa khỏe hẳn thì bị cơn bão khủng hoảng tài chính ập tới. Thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu suy giảm mạnh thì Việt Nam không tránh khỏi sự ảnh hưởng, cho tới giờ phút này.
Đó là cú đánh bồi làm thị trường xuống sâu, có lúc xuống còn khoảng 286 điểm và giờ đang lừng khừng trên dưới 300.
Tóm lại, năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải trả giá quá đắt. Một là nguyên nhân chủ quan đi đầu, hai là nguyên nhân khách quan. Nếu không có nguyên nhân chủ quan thì nó không nặng thế. Giảm khoảng 70%, quá nặng.
Ông đánh giá thế nào về những phản ứng của cơ quan quản lý trong năm 2008, như thu hẹp biên độ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào cuộc?
Theo tôi, nhà điều hành thị trường cần tính toán trước các kịch bản, tránh những giải pháp quá tình thế như thời gian qua. Những giải pháp quá tình thế đối với một thị trường nó quá ư nhạy cảm và chuyên biệt thế này đôi khi không giải quyết được vấn đề, đôi khi nó làm cho vấn đề sâu sắc hơn. Ví dụ như việc giảm biên độ như tôi đã đề cập ở trên, có thể đó là điều cần rút kinh nghiệm.
Rồi câu chuyện SCIC can thiệp. Lúc đó tôi cho rằng đó cũng không phải là giải pháp. Tại vì SCIC không phải là một tổ chức chuyên ngành, đặc biệt là xét về đầu tư chứng khoán. Họ là tổ chức quản lý tiền, tài sản của nhà nước. Tất nhiên là họ có chuyên môn về thị trường chứng khoán nhưng kinh nghiệm hạn chế.
Cái thứ hai, anh có tiền chưa chắc đã giải quyết được. SCIC dù sao cũng là một doanh nghiệp, không phải “cây cao bóng cả” để đi bình ổn thị trường. Như đến thời điểm này thì cái quan trọng nhất của họ vẫn là bảo toàn vốn. Họ cũng phải đặt mục tiêu kinh doanh hiệu quả, tối thiểu là phải bảo toàn vốn. Trong kinh tế, bảo toàn không có nghĩa anh giữ 1 đồng đầu năm và cuối năm vẫn là 1 đồng, mà anh phải tính toán để làm sao nó phải làm ra bao nhiêu.
Và khi thủy triều xuống…
Về “quán tính” phát hành mà ông nói đến, theo ông nó có ảnh hưởng đến chất lượng hàng của thị trường không?
Đúng là ngoài quán tính đó cần phải nói thêm về chất lượng. Nó liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc đánh giá mình quá cao trong chiều hướng thị trường đang lạc quan, doanh nghiệp đặt ra những kết quả huy động cao và bằng mọi cách để thực hiện được.
Trong năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã đạt được điều đó. Cho tới năm 2008, về chất lượng, người ta nói một câu rất đúng là khi thủy triều xuống thì sẽ biết ai tắm mặc đồ như thế nào.
Người ta nói nhiều về Bông Bạch Tuyết, nhưng đó cũng chỉ là một trường hợp thôi. Vì nó quá nặng. Nhưng từ đó cũng có thể đánh giá một vấn đề là sự quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đến chất lượng thực sự của hàng hóa thời gian thị trường lạc quan dường như đã bị xem nhẹ, cả từ ba phía.
Một là nhiều nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm, đó là lỗi mà tôi cho rằng phải đề cập đến một cách công bằng; nhiều người thấy người ta mua cũng mua theo. Hai là bản thân doanh nghiệp cũng tranh thủ có một lượng huy động cao, bằng mọi cách để đưa giá lên mà chưa đề cao sự xứng đáng hay không với giá trị thực sự của nó. Đó là trách nhiệm từ các doanh nghiệp phát hành. Và các bên khác, như các công ty chứng khoán, tư vấn cũng hầu như xem nhẹ nghiệp vụ đo lường giá trị hàng hóa. Bên cạnh đó là nhiều đơn vị cung cấp những thông tin chính xác, khách quan nhất, ví dụ như các công ty kiểm toán, cũng xem nhẹ vấn đề chất lượng. Bằng chứng là trường hợp của Bông Bạch Tuyết.
Những yếu tố đó đặt ra nỗi lo của thị trường là giá chứng khoán phát hành không phản ánh đúng giá trị đáng có. Năm 2008 cho thấy đến một thời điểm nào đó người ta sẽ quay lại xem giá trị đó một cách thận trọng.
Vẫn phải hỏi một câu cơ bản và đã được đề cập nhiều, theo ông phải làm sao để khắc phục những vấn đề trên, đặc biệt là ở khía cạnh bảo vệ nhà đầu tư?
Tôi tiếc là thời gian qua, khi chủ quan làm cho thị trường sụt giảm, đến khách quan làm cho thị trường lảo đảo, thì mình lại dừng lại nhiều dự tính, hay là những cải thiện hơn về chất lượng thị trường, hỗ trợ thị trường.
Có thể nói nhiều nghiệp vụ có tính chất chuyên ngành, chuyên nghiệp, mức độ cải thiện dường như đứng lại, thậm chí có nhiều tuyên bố của những người nghiên cứu chưa tới, tìm hiểu chưa sâu mà đã lo ngại, dừng lại trong khí đáng lẽ nó phải tiếp tục triển khai để làm cho thị trường tốt hơn.
Tôi lấy ví dụ như sau Chỉ thị 03, tiền vào thị trường bị thắt chặt nhưng không có một giải pháp nào để thay thế cái đó, trong khi đó ở thế giới người ta có, như Margin Trading (giao dịch cho phép nhà đầu tư mượn tiền trước của nhà môi giới - PV). Đó là một trong những công cụ rất tốt, nghiệp vụ tốt hỗ trợ cho thị trường và mang tính chuyên nghiệp cao. Mình cũng có dự tính đó rồi nhưng thấy thị trường trong và ngoài nước như thế nên mới lo và không mạnh dạn làm. Hay xa hơn là các công cụ phái sinh Options, Futures… trong chứng khoán.
Nhưng khi thấy thị trường thế giới như thế, có những người đưa ra những tuyên bố gây lo âu, trong khi cần phải nghiên cứu sâu những công cụ đó để có thể hỗ trợ thị trường. Bản thân con dao nó không có lỗi, khi mình không nghiên cứu kỹ hay hiểu nó thì công dụng của nó mình không dám dùng, thị trường theo đó vẫn cứ đơn điệu, 8 năm rồi nó vẫn cứ đơn điệu, mua rồi giữ đó chờ mai mốt bán, không có công cụ nào để bảo vệ nhà đầu tư hay để họ tự bảo vệ mình; hay các tổ chức có thể sử dụng để có thể bảo vệ thành quả đầu tư của họ, hay ngăn chặn lỗ…
Vẫn còn những thành kiến cản trở
Nhìn về năm 2009, ông có nhận định gì không?
Đoán thị trường theo một tình trạng bình thường thì không ai dám, có thể nó chỉ đúng trong ngắn hạn, dài hạn rất khó, do có nhiều thay đổi mình không thể lường trước được.
Với những yếu tố có thể nhìn được bây giờ thì chỉ có thể nói một cách cổ điển thôi: không thể có diễn biến chỉ một chiều, tới một mức độ nào đó nền kinh tế tự bản thân nó cũng phải tự điều chỉnh.
Những diễn biến của thị trường, theo tôi, tới giờ phút này cũng là quá đủ rồi. Trong chừng mực nào đó, mình thấy diễn biến của các chỉ số, sự tập trung phân tích của nhiều giới để tính toán lại cũng cho mình nhận định là có thể mức hiện nay là sự trả giá vừa đủ rồi.
Có một điều mà tôi có thể nói được là, tuy nó xấu trong năm 2008, nhưng với năm 2009 thì nó là một mức có thể kỳ vọng được. Đây là một thử thách nói chung, nhiều ý kiến cũng đã đề cập, nếu mình co cụm và thận trọng quá mình chịu thiệt, vì thấy nó bật thật sự rồi mới tham gia thì có thể muộn mất rồi. Năm 2008 đã kéo lùi hai năm, biết đâu đây lại là mức khởi đầu trở lại.
Đó là tôi nói mang tính quan điểm nhận định cá nhân của mình thôi.
Riêng có một cái, tôi cho rằng thị trường cần có những công cụ, nghiệp vụ như đã nói để có sự đa dạng, sinh động, giảm bớt sự đơn điệu; cũng như việc xây dựng hành lang, rõ ràng hơn. Nhà đầu tư có thể mạo hiểm, thậm chí biết mạo hiểm nhưng họ mạo hiểm trên cơ sở tính toán chứ không phải mù mù không biết mai mốt nó như thế nào.
Là một người nghiên cứu về thị trường chứng khoán, ông nói gì về vai trò của nó, cũng như những gì đã thể hiện trong năm 2008?
Có một điều rất quan trọng là phải nhìn lại là sự đóng góp của thị trường chứng khoán và vai trò của nhà đầu tư.
Hiện nay rất tiếc là rất nhiều người giữ trọng trách trong doanh nghiệp cũng như quản lý nói chung vẫn không thấy, hoặc thấy chưa hết, cho nên nhiều người vẫn có những nhận định rằng thị trường chứng khoán, giao dịch mua đi bán lại đâu có mang lại ích lợi gì cho xã hội đâu mà quan tâm. Đáng tiếc là hiện nay vẫn có những người như thế! Họ không hiểu! Tôi rất thất vọng!
Thị trường chứng khoán đang bị dị ứng ở những người như thế, thậm chí cả ở thị trường bất động sản. Đó là những cái nhìn hẹp, quá hẹp! Nó cản trở sự phát triển của thị trường. Thành kiến của họ ảnh hưởng tới thị trường. Tôi cho như thế thì thiệt cho nền kinh tế thôi chứ không phải thiệt cho một số người mà họ cho là giàu. Thậm chí cá nhân tôi cho rằng họ giàu được từ chứng khoán một cách chính đáng thì mình vỗ tay ủng hộ.
Quan điểm của tôi, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai thị trường nền. Chỉ khi tôi nói không theo kinh tế thị trường nữa thì thôi. Tôi nhớ cách đây dăm ba năm, đi tìm vốn 10 tỷ bạc thôi, lấy đâu? Nhờ thị trường chứng khoán. Thậm chí nhiều nhà máy lớn hàng trăm tỷ đồng huy động được.
Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư chứng khoán là một nghề đòi hỏi sự nghiêm túc về trình độ, công sức cũng như tâm huyết. Năm 2008 còn cho thấy đó là một nghề khắc nghiệt. Ý kiến của ông thế nào?
Đúng, đó là một nghề. Đó là một ý thức quan trọng. Tôi có cùng quan điểm đó.