Nâng cấp analog thành VoIP để tiết kiệm chi phí
Chất lượng cuộc gọi theo công nghệ VoIP không hề thua kém công nghệ thoại truyền thống
Doanh nghiệp muốn dùng công nghệ thoại VoIP để giảm cước điện thoại và tận dụng đường truyền ADSL nhưng không muốn bỏ đi chiếc tổng đài analog chưa hết khấu hao? Dịch vụ nâng cấp tổng đài từ analog lên IP có thể được coi là một giải pháp thích hợp.
VoIP ngày nay không còn mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi những lợi ích của công nghệ này ngày càng được thể hiện rõ. VoIP cho phép kết hợp gửi dữ liệu, thoại và video trong một đường truyền duy nhất theo giao thức Internet (IP - Internet Protocol).
Chất lượng cuộc gọi theo công nghệ VoIP không hề thua kém công nghệ thoại truyền thống. Việc sử dụng các thiết bị VoIP cũng dễ dàng, tiện lợi cho người dùng với nhiều ứng dụng.
Trong bối cảnh băng thông của đường truyền Internet quốc tế vào Việt Nam ngày càng mở rộng, nhiều nhà cung cấp dịch vụ ADSL ra đời với chi phí thấp, song song với nhiều nhà cung cấp dịch vụ VoIP, thẻ trả trước như VDC, VNGT, OCI, SPT..., công nghệ VoIP vì thế ngày càng tỏ rõ ưu thế riêng.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng các máy tổng đài analog nội bộ và chưa muốn nâng cấp lên các hệ thống điện thoại IP vì nỗi lo tốn kém chi phí, mất thời gian làm quen với công nghệ mới.
Đây cũng là điều dễ hiểu, vì chi phí cho các tổng đài số và các thiết bị đầu cuối như điện thoại IP không rẻ. Tuy nhiên, có một cách ứng dụng mới: khai thác VoIP trên nền công nghệ cũ.
Ông Đặng Sĩ Thương - Phó giám đốc Công ty TNHH Việt Phát Tiến (VPT) giải thích: “Đối với các công ty đã có sẵn hệ thống tổng đài nội bộ công nghệ analog với các máy điện thoại con, họ chỉ cần mua thêm một thiết bị chuyển đổi (adapter) là đã có thể triển khai gọi điện thoại quốc tế bằng công nghệ IP với chi phí thấp hơn và triển khai hệ thống gọi điện thoại nội bộ doanh nghiệp miễn cước”.
Hệ thống Trường Anh văn Hội Việt-Mỹ (VUS) và Công ty NutiFood là hai trong số nhiều công ty đã triển khai theo mô hình này. Ông Thương cho biết thêm, VPT còn cung cấp các giải pháp linh hoạt khác tùy theo thực trạng ứng dụng của doanh nghiệp nhiều chi nhánh, chẳng hạn như đã có tổng đài analog hay muốn đổi mới toàn diện ứng dụng tổng đài IP...
Cũng theo ông Thương, mức cước mà VPT cung cấp dựa trên mức cước của VNGT nên thấp hơn các cách gọi thông thường khác. Giả sử một tháng, công ty gọi khoảng 1.800 phút cho các cuộc gọi quốc tế, ứng với mỗi loại dịch vụ sẽ phải trả tiền cước phí như sau: Với IDD: 1.800 phút x 0,6 USD/phút = 1.080 USD/tháng. Với dịch vụ 171, 177, 178: 1.800 phút x 0,4 USD = 720 USD/tháng. Với dịch vụ của VPT: 1.800 phút x 0,03 USD = 54 USD/tháng.
Như vậy, nếu so sánh dịch vụ VPT so với IDD thì một tháng công ty tiết kiệm được 1.026 USD, tức là giảm được 95% cước phí gọi quốc tế. Nếu so với các dịch vụ 171, 177, 178... thì một tháng công ty tiết kiệm được 666 USD, tức là giảm được 92,5% cước phí gọi quốc tế.
Như vậy, giải pháp của VPT giúp giảm cước điện thoại đáng kể cho doanh nghiệp và “xóa” luôn cước điện thoại giữa các chi nhánh thuộc cùng một doanh nghiệp (thay vào đó là việc thuê bao đường Internet).
“VPT là nhà cung cấp giải pháp. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi sẽ lựa chọn cho họ thiết bị và dịch vụ phù hợp nhất. Chẳng hạn, VUS đang dùng cước dịch vụ thoại của VNGT - nhà cung cấp cuộc gọi từ điện thoại bàn tới điện thoại di động ở nước ngoài - thuộc vào nhóm thấp nhất trên thị trường. Tuy nhiên, sau này nếu có thiết bị và dịch vụ với mức cước thấp hơn, chúng tôi vẫn có thể tư vấn và cài đặt cho khách hàng”, ông Thương nói.
Ông Nguyễn Bảo Nghiệp, Giám đốc Công nghệ thông tin Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) cho biết, hiện các văn phòng của công ty có thể kết nối miễn phí hoàn toàn chỉ dựa trên ADSL, vừa tiện lợi cho công việc, lại tiết kiệm khá nhiều cuộc gọi đường dài. Phần mềm quản lý cước, cũng theo ông Nghiệp, chính xác đến từng giây.
Sau 2 tháng sử dụng thử nghiệm, đến nay, NutiFood đã chính thức đưa dịch vụ này vào sử dụng từ 7 tháng qua. Hiện giải pháp của VPT kết nối trụ sở chính của NutiFood tại Tân Bình với nhà máy tại Bình Dương trên đường truyền ADSL của FPT. NutiFood cũng dự định triển khai VoIP đến các chi nhánh tại Hà Nội, miền Trung và miền Tây.
Khác với thiết bị thoại qua công nghệ VoIP khác (chưa hợp chuẩn của ngành BCVT Việt Nam như sử dụng thẻ bất hợp pháp), hiện nay VPT cung cấp các thiết bị và dịch vụ theo công nghệ VoIP đã hợp chuẩn của Bộ BCVT. Thiết bị mang lại chất lượng ổn định với các loại dịch vụ Internet Phone của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, VNGT, Viettel...
Cách cung cấp dịch vụ linh hoạt của VPT có thể đáp ứng đúng nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mức chi phí cũng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: 200 USD cho một thiết bị adapter 2 ports (cho phép gọi và nhận điện thoại qua 2 số điện thoại).
Doanh nghiệp cũng có thể chủ động trong việc lựa chọn thiết bị của nhiều hãng.
VoIP ngày nay không còn mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi những lợi ích của công nghệ này ngày càng được thể hiện rõ. VoIP cho phép kết hợp gửi dữ liệu, thoại và video trong một đường truyền duy nhất theo giao thức Internet (IP - Internet Protocol).
Chất lượng cuộc gọi theo công nghệ VoIP không hề thua kém công nghệ thoại truyền thống. Việc sử dụng các thiết bị VoIP cũng dễ dàng, tiện lợi cho người dùng với nhiều ứng dụng.
Trong bối cảnh băng thông của đường truyền Internet quốc tế vào Việt Nam ngày càng mở rộng, nhiều nhà cung cấp dịch vụ ADSL ra đời với chi phí thấp, song song với nhiều nhà cung cấp dịch vụ VoIP, thẻ trả trước như VDC, VNGT, OCI, SPT..., công nghệ VoIP vì thế ngày càng tỏ rõ ưu thế riêng.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng các máy tổng đài analog nội bộ và chưa muốn nâng cấp lên các hệ thống điện thoại IP vì nỗi lo tốn kém chi phí, mất thời gian làm quen với công nghệ mới.
Đây cũng là điều dễ hiểu, vì chi phí cho các tổng đài số và các thiết bị đầu cuối như điện thoại IP không rẻ. Tuy nhiên, có một cách ứng dụng mới: khai thác VoIP trên nền công nghệ cũ.
Ông Đặng Sĩ Thương - Phó giám đốc Công ty TNHH Việt Phát Tiến (VPT) giải thích: “Đối với các công ty đã có sẵn hệ thống tổng đài nội bộ công nghệ analog với các máy điện thoại con, họ chỉ cần mua thêm một thiết bị chuyển đổi (adapter) là đã có thể triển khai gọi điện thoại quốc tế bằng công nghệ IP với chi phí thấp hơn và triển khai hệ thống gọi điện thoại nội bộ doanh nghiệp miễn cước”.
Hệ thống Trường Anh văn Hội Việt-Mỹ (VUS) và Công ty NutiFood là hai trong số nhiều công ty đã triển khai theo mô hình này. Ông Thương cho biết thêm, VPT còn cung cấp các giải pháp linh hoạt khác tùy theo thực trạng ứng dụng của doanh nghiệp nhiều chi nhánh, chẳng hạn như đã có tổng đài analog hay muốn đổi mới toàn diện ứng dụng tổng đài IP...
Cũng theo ông Thương, mức cước mà VPT cung cấp dựa trên mức cước của VNGT nên thấp hơn các cách gọi thông thường khác. Giả sử một tháng, công ty gọi khoảng 1.800 phút cho các cuộc gọi quốc tế, ứng với mỗi loại dịch vụ sẽ phải trả tiền cước phí như sau: Với IDD: 1.800 phút x 0,6 USD/phút = 1.080 USD/tháng. Với dịch vụ 171, 177, 178: 1.800 phút x 0,4 USD = 720 USD/tháng. Với dịch vụ của VPT: 1.800 phút x 0,03 USD = 54 USD/tháng.
Như vậy, nếu so sánh dịch vụ VPT so với IDD thì một tháng công ty tiết kiệm được 1.026 USD, tức là giảm được 95% cước phí gọi quốc tế. Nếu so với các dịch vụ 171, 177, 178... thì một tháng công ty tiết kiệm được 666 USD, tức là giảm được 92,5% cước phí gọi quốc tế.
Như vậy, giải pháp của VPT giúp giảm cước điện thoại đáng kể cho doanh nghiệp và “xóa” luôn cước điện thoại giữa các chi nhánh thuộc cùng một doanh nghiệp (thay vào đó là việc thuê bao đường Internet).
“VPT là nhà cung cấp giải pháp. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi sẽ lựa chọn cho họ thiết bị và dịch vụ phù hợp nhất. Chẳng hạn, VUS đang dùng cước dịch vụ thoại của VNGT - nhà cung cấp cuộc gọi từ điện thoại bàn tới điện thoại di động ở nước ngoài - thuộc vào nhóm thấp nhất trên thị trường. Tuy nhiên, sau này nếu có thiết bị và dịch vụ với mức cước thấp hơn, chúng tôi vẫn có thể tư vấn và cài đặt cho khách hàng”, ông Thương nói.
Ông Nguyễn Bảo Nghiệp, Giám đốc Công nghệ thông tin Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) cho biết, hiện các văn phòng của công ty có thể kết nối miễn phí hoàn toàn chỉ dựa trên ADSL, vừa tiện lợi cho công việc, lại tiết kiệm khá nhiều cuộc gọi đường dài. Phần mềm quản lý cước, cũng theo ông Nghiệp, chính xác đến từng giây.
Sau 2 tháng sử dụng thử nghiệm, đến nay, NutiFood đã chính thức đưa dịch vụ này vào sử dụng từ 7 tháng qua. Hiện giải pháp của VPT kết nối trụ sở chính của NutiFood tại Tân Bình với nhà máy tại Bình Dương trên đường truyền ADSL của FPT. NutiFood cũng dự định triển khai VoIP đến các chi nhánh tại Hà Nội, miền Trung và miền Tây.
Khác với thiết bị thoại qua công nghệ VoIP khác (chưa hợp chuẩn của ngành BCVT Việt Nam như sử dụng thẻ bất hợp pháp), hiện nay VPT cung cấp các thiết bị và dịch vụ theo công nghệ VoIP đã hợp chuẩn của Bộ BCVT. Thiết bị mang lại chất lượng ổn định với các loại dịch vụ Internet Phone của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, VNGT, Viettel...
Cách cung cấp dịch vụ linh hoạt của VPT có thể đáp ứng đúng nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mức chi phí cũng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: 200 USD cho một thiết bị adapter 2 ports (cho phép gọi và nhận điện thoại qua 2 số điện thoại).
Doanh nghiệp cũng có thể chủ động trong việc lựa chọn thiết bị của nhiều hãng.