Nên làm gì trước nguy cơ thừa cân béo phì của trẻ thành thị?
Theo Viện Dinh Dưỡng quốc gia, Việt Nam vẫn tiếp tục có các bất cập tồn tại trong dinh dưỡng và hoạt động thể lực ở trẻ thuộc các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Đáng chú ý, nhóm trẻ thừa cân béo phì (TCBP) tiếp tục có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng và chất đạm (protein) và hoạt động thể lực của nhóm này đối nghịch với mức dung nạp năng lượng vào cơ thể.Cảnh báo về đồ ăn đường phố và lối sống "ì ạch" ở trẻMới đây, nghiên cứu "Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam" do Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện đã khảo sát tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh từ cấp tiểu học tới trung học phổ thông ở cả thành thị và nông thôn.Theo nghiên cứu này, ngoài những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất như ngũ cốc tinh bột, rau củ quả, trẻ có xu hướng sử dụng các loại thực phẩm có chứa đường và một số đồ uống có đường như đồ uống có đường trên đường phố (như nước mía, nước đá bào siro, trà sữa...)…Đáng chú ý, học sinh TCBP có xu hướng sử dụng hầu hết các nhóm lương thực, thực phẩm ở mức cao hơn so với nhóm học sinh không TCBP, nhưng lại có xu hướng tiêu thụ hoa quả và thực phẩm có đường ít hơn nhóm không TCBP.
Hoạt động thể lực kém cũng là 1 vấn đề lớn khiến tình trạng TCBP tăng nhanh ở trẻ em trong độ tuổi học đường. Nhìn chung đa số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi học đường có hoạt động thể lực kém, thể hiện qua thời gian tĩnh trong ngày với 84,6% và 85,1% trẻ có thời gian tĩnh trên 2 giờ trong một ngày. Thời gian ngồi màn hình, bao gồm cả màn hình máy tính, ti vi, điện thoại,... có xu hướng tăng dần theo cấp học và ngày nghỉ thì nhiều hơn ngày thường. Trong đó, thời gian ngồi màn hình ngày nghỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc TCBP ở học sinh THCS lên 1,154 lần và ở học sinh tiểu học là 1,162 lần.Các biện pháp can thiệp hiệu quảViệc điều trị TCBP là một quá trình khó khăn, lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng của bản thân trẻ cộng với sự hỗ trợ sát sao từ gia đình (động viên, tạo điều kiện, tránh la rầy, cấm đoán...). Do cơ thể trẻ đang phát triển nên cha mẹ lưu ý không giảm cân tùy tiện cho con, mà chỉ nên giúp trẻ giảm bớt tốc độ tăng cân hay giữ không tăng thêm cân mà vẫn tiếp tục tăng chiều cao tốt theo tuổi.Các bậc phụ huynh cần lưu ý không cắt giảm đột ngột việc ăn uống của trẻ, mà nên giảm cung cấp các thực phẩm có năng lượng rỗng, nghèo dinh dưỡng. Chế độ ăn cần tăng cường sử dụng rau quả, chất xơ, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.
Bên cạnh đó, một số biện pháp can thiệp khác như tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ cũng rất quan trọng.TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ: "Rất nhiều người quan điểm dinh dưỡng quyết định toàn bộ, như vậy là sai. Tôi làm về dinh dưỡng tôi chỉ dám nhận dinh dưỡng có giá trị đến 30 - 32%. Trong các giải pháp để giảm trẻ thừa cân béo phì thì dinh dưỡng và vận động là hai giải pháp mà chúng ta có thể can thiệp và tác động rõ rệt".
Vì vậy, nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng cũng khuyến nghị cần tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cân đối, hợp lý phòng chống thừa cân béo phì, sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm giàu chất đạm, kiểm soát cân nặng; cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thôn và phòng chống TCBP cho trẻ em ở khu vực thành thị.Gia đình, nhà trường và các ban ngành cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ.Trẻ thừa cân béo phì nên tham gia các trò chơi vận động với cường độ thay đổi từ trung bình đến cao như đá banh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, nhảy dây góp phần tiêu mỡ hạn chế tăng cân. Lưu ý, phụ huynh nên cho trẻ vận động bằng cách chơi cùng trẻ thì vận động sẽ hiệu quả hơn.