Nếu FED không cắt giảm lãi suất USD nữa…
Giá dầu tăng vọt - chỉ thiếu chút nữa là chạm mức 120 USD/thùng - không phải là điều mà mọi người trên thế giới mong đợi
Giá dầu tăng vọt - chỉ thiếu chút nữa là chạm mức 120 USD/thùng - không phải là điều mà mọi người trên thế giới mong đợi.
Nhưng đó có thể là một cơ hội tuyệt vời cho Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke khôi phục uy tín trong vấn đề chống lạm phát.
Uy tín của ông Bernanke trong vấn đề này đã bị người Mỹ nghi ngờ từ năm 2002, sau khi ông tuyên bố trong một bài phát biểu rằng, các ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn tình trạng giảm phát (giá cả đi xuống) bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế.
Kể từ đó, những người chỉ trích ông ngày càng có thêm cơ hội để “lên giọng”, khi mà FED liên tục có những phản ứng quyết liệt trước cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra.
Áp lực tăng giá đến từ... lãi suất
Giá các mặt hàng kim loại như đồng, kẽm và giá các loại lương thực như ngô, lúa mỳ và gạo đều đang trên đà tăng vọt. Những cuộc bạo động ở các thành phố lớn tại Ai Cập và Haiti đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Lý do khiến giá hàng hóa tăng cao thường nằm ở vấn đề cung - cầu. Tuy nhiên, nó còn nằm ở những yếu tố khác như trợ cấp, các hàng rào thương mại và thuế quan... Chẳng hạn, Mỹ đã trợ cấp những khoản tiền lớn cho các nông trại trồng ngô để sử dụng loại lương thực này vào việc sản xuất ethanol. Hành động này được cho là đã khiến ngô trở nên khan hiếm hơn vào thời điểm nhu cầu ngũ cốc của thế giới đang tăng mạnh và các kho dự trữ đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Mặc dù vậy, không phải chỉ những yếu tố nói trên đã gây ra sự tăng giá vùn vụt thời gian qua trên thị trường dầu thô, gạo và các hàng hóa khác.
Với 6 lần cắt giảm lãi suất USD kể từ tháng 9 năm ngoái và các kế hoạch bơm vốn vào hệ thống tài chính, FED đã tạm thời ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô rộng. Tuy nhiên, những người lo ngại lạm phát đã liên tục lên tiếng cảnh báo những áp lực tăng giá do các động thái hỗ trợ thị trường này gây ra.
Lãi suất USD đã được cắt giảm từ mức 5,25% vào thời điểm tháng 9 năm ngoái, xuống còn 2,25% hiện nay. Mức lãi suất này thấp hơn tỷ lệ lạm phát ở Mỹ, gây ra tình trạng lãi suất thực âm. Tình trạng này khuyến khích giới đầu tư mua vào các loại hàng hóa như vàng và dầu thô vì họ không muốn chứng kiến đồng tiền của mình mất dần sức mua.
Thêm vào đó, trong bối cảnh thị trường chứng khoán và giá nhà đất đang lao dốc tại nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Anh và Tây Ban Nha, giới đầu tư đang đổ tiền sang thị trường hàng hóa vì không còn kênh đầu tư nào khác có thể sinh lời.
Điều gì có thể xảy ra?
Các chuyên gia cho rằng, có nhiều yếu tố đã đẩy giá vàng, dầu thô và thực phẩm tăng cao, nhưng họ cũng tin rằng, nếu FED dừng lại việc cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tới, giới đầu tư ngay lập tức lại sẽ phản ứng lại bằng cách bán tháo các loại hàng hóa trên diện rộng.
Theo giáo sư kinh tế học James Hamilton tại Đại học California, bang San Diego (Mỹ), quyết định dừng cắt giảm lãi suất vào thời điểm này sẽ giúp đảo chiều xu thế leo thang của giá hàng hóa và giúp USD lên giá.
Trên thực tế, giá vàng đã rơi khỏi mức kỷ lục mọi thời đại trên 1.030 USD/oz sau khi FED cắt giảm lãi suất USD 0,75% vào ngày 18/3 vừa qua - một động thái mạnh được đưa ra khi tập đoàn tài chính Bear Stearns thiếu chút nữa thì sụp đổ hoàn toàn, nhưng lại chưa mạnh như kỳ vọng của thị trường.
Cách đây không lâu, một số nhà phân tích dự báo lần này FED cắt giảm lãi suất thêm 0,5%. Nhưng hiện nay, dự báo này đã không còn. Thay vào đó, mức dự báo cắt giảm 0,25% là phổ biến. Tuy nhiên, khả năng FED sẽ không cắt giảm lãi suất nữa cũng đang tăng cao.
Nếu FED không cắt giảm lãi suất, Chủ tịch Bernanke sẽ có một cơ hội tuyệt vời để nhắc nhở giới đầu cơ rằng, ông không từ bỏ nhiệm vụ chống lạm phát. Giáo sư Hamilton nhận xét, nếu làm vậy, FED sẽ khiến thị trường phải ngạc nhiên, và uy tín của FED cũng nhờ đó sẽ được cải thiện.
(Theo Fortune)
Nhưng đó có thể là một cơ hội tuyệt vời cho Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke khôi phục uy tín trong vấn đề chống lạm phát.
Uy tín của ông Bernanke trong vấn đề này đã bị người Mỹ nghi ngờ từ năm 2002, sau khi ông tuyên bố trong một bài phát biểu rằng, các ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn tình trạng giảm phát (giá cả đi xuống) bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế.
Kể từ đó, những người chỉ trích ông ngày càng có thêm cơ hội để “lên giọng”, khi mà FED liên tục có những phản ứng quyết liệt trước cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra.
Áp lực tăng giá đến từ... lãi suất
Giá các mặt hàng kim loại như đồng, kẽm và giá các loại lương thực như ngô, lúa mỳ và gạo đều đang trên đà tăng vọt. Những cuộc bạo động ở các thành phố lớn tại Ai Cập và Haiti đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Lý do khiến giá hàng hóa tăng cao thường nằm ở vấn đề cung - cầu. Tuy nhiên, nó còn nằm ở những yếu tố khác như trợ cấp, các hàng rào thương mại và thuế quan... Chẳng hạn, Mỹ đã trợ cấp những khoản tiền lớn cho các nông trại trồng ngô để sử dụng loại lương thực này vào việc sản xuất ethanol. Hành động này được cho là đã khiến ngô trở nên khan hiếm hơn vào thời điểm nhu cầu ngũ cốc của thế giới đang tăng mạnh và các kho dự trữ đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Mặc dù vậy, không phải chỉ những yếu tố nói trên đã gây ra sự tăng giá vùn vụt thời gian qua trên thị trường dầu thô, gạo và các hàng hóa khác.
Với 6 lần cắt giảm lãi suất USD kể từ tháng 9 năm ngoái và các kế hoạch bơm vốn vào hệ thống tài chính, FED đã tạm thời ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô rộng. Tuy nhiên, những người lo ngại lạm phát đã liên tục lên tiếng cảnh báo những áp lực tăng giá do các động thái hỗ trợ thị trường này gây ra.
Lãi suất USD đã được cắt giảm từ mức 5,25% vào thời điểm tháng 9 năm ngoái, xuống còn 2,25% hiện nay. Mức lãi suất này thấp hơn tỷ lệ lạm phát ở Mỹ, gây ra tình trạng lãi suất thực âm. Tình trạng này khuyến khích giới đầu tư mua vào các loại hàng hóa như vàng và dầu thô vì họ không muốn chứng kiến đồng tiền của mình mất dần sức mua.
Thêm vào đó, trong bối cảnh thị trường chứng khoán và giá nhà đất đang lao dốc tại nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Anh và Tây Ban Nha, giới đầu tư đang đổ tiền sang thị trường hàng hóa vì không còn kênh đầu tư nào khác có thể sinh lời.
Điều gì có thể xảy ra?
Các chuyên gia cho rằng, có nhiều yếu tố đã đẩy giá vàng, dầu thô và thực phẩm tăng cao, nhưng họ cũng tin rằng, nếu FED dừng lại việc cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tới, giới đầu tư ngay lập tức lại sẽ phản ứng lại bằng cách bán tháo các loại hàng hóa trên diện rộng.
Theo giáo sư kinh tế học James Hamilton tại Đại học California, bang San Diego (Mỹ), quyết định dừng cắt giảm lãi suất vào thời điểm này sẽ giúp đảo chiều xu thế leo thang của giá hàng hóa và giúp USD lên giá.
Trên thực tế, giá vàng đã rơi khỏi mức kỷ lục mọi thời đại trên 1.030 USD/oz sau khi FED cắt giảm lãi suất USD 0,75% vào ngày 18/3 vừa qua - một động thái mạnh được đưa ra khi tập đoàn tài chính Bear Stearns thiếu chút nữa thì sụp đổ hoàn toàn, nhưng lại chưa mạnh như kỳ vọng của thị trường.
Cách đây không lâu, một số nhà phân tích dự báo lần này FED cắt giảm lãi suất thêm 0,5%. Nhưng hiện nay, dự báo này đã không còn. Thay vào đó, mức dự báo cắt giảm 0,25% là phổ biến. Tuy nhiên, khả năng FED sẽ không cắt giảm lãi suất nữa cũng đang tăng cao.
Nếu FED không cắt giảm lãi suất, Chủ tịch Bernanke sẽ có một cơ hội tuyệt vời để nhắc nhở giới đầu cơ rằng, ông không từ bỏ nhiệm vụ chống lạm phát. Giáo sư Hamilton nhận xét, nếu làm vậy, FED sẽ khiến thị trường phải ngạc nhiên, và uy tín của FED cũng nhờ đó sẽ được cải thiện.
(Theo Fortune)