Nga cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine
Nga chỉ còn cung cấp khí đốt qua hệ thống ống dẫn của Ukraine ở mức đủ để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng châu Âu
Ukraine cho biết, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho nước này sau khi đòi Kiev thanh toán trước tiền mua nhiên liệu. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên dòng chảy khí đốt giữa hai nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong quan hệ Nga-Ukraine.
Theo tin từ Bloomberg, hãng khí đốt quốc doanh Naftogaz của Ukraine ngày 16/6 nói, tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga Gazprom chỉ còn cung cấp khí đốt qua hệ thống ống dẫn của Ukraine ở mức đủ để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng châu Âu, còn nhu cầu của Ukraine thì không được đáp ứng.
Sau thời hạn 10h sáng giờ Moscow ngày 16/6 - hạn chót mà Nga đưa ra để Ukraine thanh toán nợ khí đốt - Giám đốc điều hành (CEO) của Gazprom, ông Alexey Miller nói, Ukraine phải trả nợ và sau đó sẽ chỉ được nhận khí đốt nếu thanh toán trước tiền.
Liên minh châu Âu (EU), khu vực với 15% nhu cầu khí đốt được đáp ứng qua nguồn cung từ Nga đi qua Ukraine, đã nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận giữa Moscow với Kiev, nhưng không thành công. Việc Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine vào thời điểm hiện tại có thể gây tác động không lớn, bởi hiện đang là mùa hè ở châu Âu nên nhu cầu tiêu thụ thấp hơn và dự trữ cao hơn. Tuy vậy, giá khí đốt tại thị trường châu Âu vẫn tăng vọt trong phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giá khí đốt giao tháng 7 tại Anh tăng 8,8%, mạnh nhất kể từ đầu tháng 3.
“Ukraine đã sẵn sàng cho những diễn biến như vậy. Chúng tôi sẽ cung cấp nguồn khí đốt đáng tin cậy cho người tiêu dùng Ukraine và sẽ là trạm quá cảnh khí đốt đáng tin cậy cho châu Âu”, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine, ông Yuri Prodan, phát biểu.
CEO Gazprom, ông Miller nói rằng, Nga không thấy có cơ sở gì để nối lại đàm phán khí đốt với Ukraine trừ phi Kiev bắt đầu việc trả nợ. Ông Miller cho rằng, Ukraine đã vỡ nợ và đang “tự hủy hoại mình”. Theo số liệu mà ông Miller đưa ra, hiện Ukraine đang nợ Nga 4,5 tỷ USD tiền mua khí đốt.
Hôm qua, Naftogaz nói rằng, Ukraine sẵn sàng đề xuất của EU là trả Nga mức giá mua khí đốt 300-385 USD/1.000 mét khối, cao hơn ngưỡng 286,5 USD/1.000 mét khối trả trong quý 1. Trong khi đó, Gazprom đưa ra mức giá cuối cùng là 385 USD/1.000 mét khối.
Một nửa nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Ukraine là do Nga đáp ứng. Nước này có thể tự đáp ứng nhu cầu khí đốt của mình cho tới tháng 9 năm nay mà không cần tới nguồn cung từ Nga bởi mức tiêu thụ hiện gần ngang với sản lượng khí đốt nội địa.
Trong một diễn biến khác, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, ông Andriy Parubiy, hôm qua nói, Nga đang tập trung 38.000 quân ở biên giới Ukraine và tiếp tục cung cấp vũ khí và nhân sự cho các lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này. Theo ông Parubiy, Nga đã di chuyển khoảng 16.000 quân tới biên giới phía Đông và có 22.000 quân nữa ở Crimea.
Quan hệ Nga-Ukraine trở nên căng thẳng hơn sau khi quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine hôm 14/6 bắn hạ một máy bay quân sự Ukraine khiến 49 người thiệt mạng.
Theo ông Parubiy, số phần tử có vũ trang ở Luhansk và Donetsk thuộc miền Đông hiện lên tới 15.000-20.000, trong đó một nửa là từ Nga, bao gồm những thành viên thuộc lực lượng đặc biệt của Nga. Ông Parubiy cũng nói rằng, đang có một “thảm họa nhân đạo” ở các thị trấn bị quân nổi dậy chiếm giữ, và cho biết Kiev đang chuẩn bị để sơ tán cư dân địa phương khỏi các thị trấn này.
Theo tin từ Bloomberg, hãng khí đốt quốc doanh Naftogaz của Ukraine ngày 16/6 nói, tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga Gazprom chỉ còn cung cấp khí đốt qua hệ thống ống dẫn của Ukraine ở mức đủ để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng châu Âu, còn nhu cầu của Ukraine thì không được đáp ứng.
Sau thời hạn 10h sáng giờ Moscow ngày 16/6 - hạn chót mà Nga đưa ra để Ukraine thanh toán nợ khí đốt - Giám đốc điều hành (CEO) của Gazprom, ông Alexey Miller nói, Ukraine phải trả nợ và sau đó sẽ chỉ được nhận khí đốt nếu thanh toán trước tiền.
Liên minh châu Âu (EU), khu vực với 15% nhu cầu khí đốt được đáp ứng qua nguồn cung từ Nga đi qua Ukraine, đã nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận giữa Moscow với Kiev, nhưng không thành công. Việc Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine vào thời điểm hiện tại có thể gây tác động không lớn, bởi hiện đang là mùa hè ở châu Âu nên nhu cầu tiêu thụ thấp hơn và dự trữ cao hơn. Tuy vậy, giá khí đốt tại thị trường châu Âu vẫn tăng vọt trong phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giá khí đốt giao tháng 7 tại Anh tăng 8,8%, mạnh nhất kể từ đầu tháng 3.
“Ukraine đã sẵn sàng cho những diễn biến như vậy. Chúng tôi sẽ cung cấp nguồn khí đốt đáng tin cậy cho người tiêu dùng Ukraine và sẽ là trạm quá cảnh khí đốt đáng tin cậy cho châu Âu”, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine, ông Yuri Prodan, phát biểu.
CEO Gazprom, ông Miller nói rằng, Nga không thấy có cơ sở gì để nối lại đàm phán khí đốt với Ukraine trừ phi Kiev bắt đầu việc trả nợ. Ông Miller cho rằng, Ukraine đã vỡ nợ và đang “tự hủy hoại mình”. Theo số liệu mà ông Miller đưa ra, hiện Ukraine đang nợ Nga 4,5 tỷ USD tiền mua khí đốt.
Hôm qua, Naftogaz nói rằng, Ukraine sẵn sàng đề xuất của EU là trả Nga mức giá mua khí đốt 300-385 USD/1.000 mét khối, cao hơn ngưỡng 286,5 USD/1.000 mét khối trả trong quý 1. Trong khi đó, Gazprom đưa ra mức giá cuối cùng là 385 USD/1.000 mét khối.
Một nửa nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Ukraine là do Nga đáp ứng. Nước này có thể tự đáp ứng nhu cầu khí đốt của mình cho tới tháng 9 năm nay mà không cần tới nguồn cung từ Nga bởi mức tiêu thụ hiện gần ngang với sản lượng khí đốt nội địa.
Trong một diễn biến khác, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, ông Andriy Parubiy, hôm qua nói, Nga đang tập trung 38.000 quân ở biên giới Ukraine và tiếp tục cung cấp vũ khí và nhân sự cho các lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này. Theo ông Parubiy, Nga đã di chuyển khoảng 16.000 quân tới biên giới phía Đông và có 22.000 quân nữa ở Crimea.
Quan hệ Nga-Ukraine trở nên căng thẳng hơn sau khi quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine hôm 14/6 bắn hạ một máy bay quân sự Ukraine khiến 49 người thiệt mạng.
Theo ông Parubiy, số phần tử có vũ trang ở Luhansk và Donetsk thuộc miền Đông hiện lên tới 15.000-20.000, trong đó một nửa là từ Nga, bao gồm những thành viên thuộc lực lượng đặc biệt của Nga. Ông Parubiy cũng nói rằng, đang có một “thảm họa nhân đạo” ở các thị trấn bị quân nổi dậy chiếm giữ, và cho biết Kiev đang chuẩn bị để sơ tán cư dân địa phương khỏi các thị trấn này.