Nga muốn phương Tây dỡ trừng phạt sớm nhất có thể
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga dự báo nền kinh tế nước này có thể suy giảm 3,8% trong năm nay
Dự báo nền kinh tế Nga có thể suy giảm 3,8% trong năm nay dưới sức ép của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov nói với hãng tin CNBC rằng nước này không tin là sẽ sớm được phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi không mấy lạc quan trong vấn đề lệnh trừng phạt. Chúng tôi không cho là lệnh trừng phạt sẽ được dỡ vào năm tới. Nhưng tất nhiên, chúng tôi muốn điều đó xảy ra sớm nhất có thể”, ông Siluano nói bên lề hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra ở Lima, Peru.
Tuyên bố này của người đứng đầu Bộ Tài chính Nga được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga điêu đứng do tác động kép của giá dầu giảm quá nửa kể từ mùa hè năm ngoái và lệnh trừng phạt của Mỹ-châu Âu liên quan tới việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014 và vai trò của điện Kremlin trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Ông Siluanov dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga suy giảm 3,8% trong năm nay, nhưng cho rằng nền kinh tế sẽ đảo chiều và tăng trưởng 0,7% trong năm 2016. Tuy vậy, ông nói, để kinh tế hồi phục, Chính phủ Nga cần có sự điều chỉnh.
“Chúng tôi cần cắt giảm chi tiêu ngân sách đề phù hợp với các điều kiện kinh tế mới”, ông Siluanov cho hay.
Ngoài ra, ông Siluanov cũng là một trong những quan chức Nga đi đầu trong việc kêu gọi nước này đa dạng hóa nền kinh tế để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu thô.
“Mục tiêu của chúng tôi là đưa nền kinh tế và ngân sách chính phủ Nga bớt phụ thuộc vào dầu thô. Kế hoạch ngân sách năm tới của chúng tôi dựa trên dự báo giá dầu 50 USD/thùng, ngang với mức giá hiện nay. Gần đây, chúng tôi đã giảm tỷ trọng sử dụng nguồn thu từ dầu thô và khí đốt trong ngân sách xuống còn 43%, từ mức 52% trước kia”, ông Siluanov nói.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga cũng bày tỏ quan ngại về tình hình u ám của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, đặc biệt là sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc.
“Chúng tôi lo ngại về tình hình ở Trung Quốc. Nhưng tại Lima, chúng tôi đã gặp gỡ các đồng nghiệp Trung Quốc và họ nói khá lạc quan, tin tưởng nền kinh tế của họ sẽ tăng trưởng gần 7% trong năm tới”, ông Siluanov cho hay.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên CNBC, ông Siluanov còn cho biết các dòng vốn vẫn đang tiếp tục chảy khỏi Nga do các nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào nền kinh tế nước này. Tuy vậy, mức thoái vốn khỏi Nga năm nay có thể chỉ đạt khoảng 65 tỷ USD, bằng khoảng một nửa so với mức rút vốn dự báo đưa ra hồi đầu năm.
“Chúng tôi không mấy lạc quan trong vấn đề lệnh trừng phạt. Chúng tôi không cho là lệnh trừng phạt sẽ được dỡ vào năm tới. Nhưng tất nhiên, chúng tôi muốn điều đó xảy ra sớm nhất có thể”, ông Siluano nói bên lề hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra ở Lima, Peru.
Tuyên bố này của người đứng đầu Bộ Tài chính Nga được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga điêu đứng do tác động kép của giá dầu giảm quá nửa kể từ mùa hè năm ngoái và lệnh trừng phạt của Mỹ-châu Âu liên quan tới việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014 và vai trò của điện Kremlin trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Ông Siluanov dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga suy giảm 3,8% trong năm nay, nhưng cho rằng nền kinh tế sẽ đảo chiều và tăng trưởng 0,7% trong năm 2016. Tuy vậy, ông nói, để kinh tế hồi phục, Chính phủ Nga cần có sự điều chỉnh.
“Chúng tôi cần cắt giảm chi tiêu ngân sách đề phù hợp với các điều kiện kinh tế mới”, ông Siluanov cho hay.
Ngoài ra, ông Siluanov cũng là một trong những quan chức Nga đi đầu trong việc kêu gọi nước này đa dạng hóa nền kinh tế để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu thô.
“Mục tiêu của chúng tôi là đưa nền kinh tế và ngân sách chính phủ Nga bớt phụ thuộc vào dầu thô. Kế hoạch ngân sách năm tới của chúng tôi dựa trên dự báo giá dầu 50 USD/thùng, ngang với mức giá hiện nay. Gần đây, chúng tôi đã giảm tỷ trọng sử dụng nguồn thu từ dầu thô và khí đốt trong ngân sách xuống còn 43%, từ mức 52% trước kia”, ông Siluanov nói.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga cũng bày tỏ quan ngại về tình hình u ám của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, đặc biệt là sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc.
“Chúng tôi lo ngại về tình hình ở Trung Quốc. Nhưng tại Lima, chúng tôi đã gặp gỡ các đồng nghiệp Trung Quốc và họ nói khá lạc quan, tin tưởng nền kinh tế của họ sẽ tăng trưởng gần 7% trong năm tới”, ông Siluanov cho hay.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên CNBC, ông Siluanov còn cho biết các dòng vốn vẫn đang tiếp tục chảy khỏi Nga do các nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào nền kinh tế nước này. Tuy vậy, mức thoái vốn khỏi Nga năm nay có thể chỉ đạt khoảng 65 tỷ USD, bằng khoảng một nửa so với mức rút vốn dự báo đưa ra hồi đầu năm.