Nga tăng 80% giá khí đốt bán cho Ukraine
Phản ứng trước tuyên bố trên của Nga, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk nói, động thái này là không thể chấp nhận được
Nga vừa có động thái tăng giá khí đốt bán cho Ukraine lần thứ hai trong vòng ba ngày trở lại đây, đưa mức giá lên cao gần gấp đôi so với ban đầu. Việc Moscow liên tục tăng giá bán khí đốt đang dồn Kiev tới bờ vực của sự phá sản cấp quốc gia ngay sau khi Crimea ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập Nga.
Hãng tin Reuters cho biết, tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga là Gazprom vào cuối ngày thứ Năm (3/4) tuyên bố tăng giá khí đốt bán cho Ukraine. Với lần tăng này, giá khí đốt mà Ukraine mua của Nga lên cao hơn 80% so với thời điểm trước khi giá được tăng lần đầu vào hôm thứ Hai của tuần này.
Phản ứng trước tuyên bố trên của Nga, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk nói, động thái này là không thể chấp nhận được và cảnh báo rằng, rất có thể Nga sẽ còn gia tăng áp lực đối với Kiev bằng cách cắt giảm nguồn cung khí đốt.
“Không có lý do gì để Nga tăng giá khí đốt bán cho Ukraine, ngoài lý do chính trị”, ông Yatseniuk nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại Kiev. “Chúng tôi cho là Nga sẽ còn gia tăng thêm áp lực trong vấn đề khí đốt, bao gồm việc hạn chế nguồn cung khí đốt bán cho Ukraine”.
Moscow vẫn thường sử dụng năng lượng như một thứ vũ khí chính trị trong quan hệ với các nước láng giềng. Các khách hàng tiêu thụ khí đốt của Nga ở châu Âu đang quan ngại Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt vì mâu thuẫn trong vấn đề Ukraine - cuộc đối đầu Đông-Tây nghiên trọng nhất từ thời chiến tranh lạnh.
“Chúng tôi phản đối hành động chống lại Ukraine như vậy”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney phát biểu trước báo giới ở Washington. “Chúng tôi tin rằng, thị trường mới nên quyết định giá năng lượng”.
Giám đốc điều hành (CEO) Gazprom, ông Alexei Miller nói với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev rằng, việc tăng giá khí đốt bán cho Ukraine là do việc áp dụng thuế xuất khẩu mới đối với khí đốt. “Giá khí đốt sẽ được tăng tự động từ tháng Tư này”, ông Miller nói.
Mức giá khí đốt mới nhất sau khi tăng sẽ là 485 USD/1.000 mét khối. Vào hôm thứ Hai tuần này, Gazprom tăng giá khí đốt bán cho Ukraine lên 385,5 USD/1.000 mét khối từ mức 268,5 USD/1.000 mét khối trước đó. Mức giá sau khi tăng hôm thứ Hai đã cao hơn giá trung bình mà Nga bán khí đốt cho các khách hàng trong Liên minh châu Âu (EU).
Ukraine cần khí đốt từ Nga để đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của mình. Ukraine đang nợ Gazprom 2,2 tỷ USD tiền mua khí đốt chưa trả được, dù phía Nga liên tục đòi. Nước này đang nóng lòng chờ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân gói cứu trợ trị giá 14-18 tỷ USD để có tiền giải quyết nợ nần và vực dậy nền kinh tế. Với quốc khố trống rỗng, Kiev đang bên bờ vực vỡ nợ.
Giới phân tích cho rằng, Ukraine có thể nộp đơn lên một tòa án quốc tế để giải quyết vấn đề Nga tăng giá khí đốt. Trước đây, Gazprom đã từng chấp nhận phải giảm giá khí đốt bán cho Ukraine và cải thiện các điều khoản hợp đồng bán khí đốt cho các khách hàng châu Âu, trong đó có những nước kiện Nga ra tòa vì vấn đề này.
“Rất khó để Ukraine có thể trả mức giá khí đốt như thế. Tôi nghĩ đây chỉ là một công cụ để đàm phán của Gazprom”, nhà phân tích Valery Nesterov của ngân hàng Sberbank CIB nhận định.
Ngày 3/4, Gazprom cũng nói rằng, Ukraine sẽ phải tăng mức dự trữ khí đốt để đảm bảo ổn định dòng chảy khí đốt sang châu Âu. Theo Bộ Năng lượng Ukraine, nước này hiện có mức dự trữ khí đốt là 7,2 tỷ mét khối. Mức dự trữ cần thiết để đảm bảo dòng chảy ổn định khí đốt sang châu Âu trong mùa đông phải là 12-14 tỷ mét khối.
Một nửa số khí đốt mà châu Âu nhập khẩu từ Nga đi qua Ukraine.
Hãng tin Reuters cho biết, tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga là Gazprom vào cuối ngày thứ Năm (3/4) tuyên bố tăng giá khí đốt bán cho Ukraine. Với lần tăng này, giá khí đốt mà Ukraine mua của Nga lên cao hơn 80% so với thời điểm trước khi giá được tăng lần đầu vào hôm thứ Hai của tuần này.
Phản ứng trước tuyên bố trên của Nga, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk nói, động thái này là không thể chấp nhận được và cảnh báo rằng, rất có thể Nga sẽ còn gia tăng áp lực đối với Kiev bằng cách cắt giảm nguồn cung khí đốt.
“Không có lý do gì để Nga tăng giá khí đốt bán cho Ukraine, ngoài lý do chính trị”, ông Yatseniuk nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại Kiev. “Chúng tôi cho là Nga sẽ còn gia tăng thêm áp lực trong vấn đề khí đốt, bao gồm việc hạn chế nguồn cung khí đốt bán cho Ukraine”.
Moscow vẫn thường sử dụng năng lượng như một thứ vũ khí chính trị trong quan hệ với các nước láng giềng. Các khách hàng tiêu thụ khí đốt của Nga ở châu Âu đang quan ngại Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt vì mâu thuẫn trong vấn đề Ukraine - cuộc đối đầu Đông-Tây nghiên trọng nhất từ thời chiến tranh lạnh.
“Chúng tôi phản đối hành động chống lại Ukraine như vậy”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney phát biểu trước báo giới ở Washington. “Chúng tôi tin rằng, thị trường mới nên quyết định giá năng lượng”.
Giám đốc điều hành (CEO) Gazprom, ông Alexei Miller nói với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev rằng, việc tăng giá khí đốt bán cho Ukraine là do việc áp dụng thuế xuất khẩu mới đối với khí đốt. “Giá khí đốt sẽ được tăng tự động từ tháng Tư này”, ông Miller nói.
Mức giá khí đốt mới nhất sau khi tăng sẽ là 485 USD/1.000 mét khối. Vào hôm thứ Hai tuần này, Gazprom tăng giá khí đốt bán cho Ukraine lên 385,5 USD/1.000 mét khối từ mức 268,5 USD/1.000 mét khối trước đó. Mức giá sau khi tăng hôm thứ Hai đã cao hơn giá trung bình mà Nga bán khí đốt cho các khách hàng trong Liên minh châu Âu (EU).
Ukraine cần khí đốt từ Nga để đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của mình. Ukraine đang nợ Gazprom 2,2 tỷ USD tiền mua khí đốt chưa trả được, dù phía Nga liên tục đòi. Nước này đang nóng lòng chờ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân gói cứu trợ trị giá 14-18 tỷ USD để có tiền giải quyết nợ nần và vực dậy nền kinh tế. Với quốc khố trống rỗng, Kiev đang bên bờ vực vỡ nợ.
Giới phân tích cho rằng, Ukraine có thể nộp đơn lên một tòa án quốc tế để giải quyết vấn đề Nga tăng giá khí đốt. Trước đây, Gazprom đã từng chấp nhận phải giảm giá khí đốt bán cho Ukraine và cải thiện các điều khoản hợp đồng bán khí đốt cho các khách hàng châu Âu, trong đó có những nước kiện Nga ra tòa vì vấn đề này.
“Rất khó để Ukraine có thể trả mức giá khí đốt như thế. Tôi nghĩ đây chỉ là một công cụ để đàm phán của Gazprom”, nhà phân tích Valery Nesterov của ngân hàng Sberbank CIB nhận định.
Ngày 3/4, Gazprom cũng nói rằng, Ukraine sẽ phải tăng mức dự trữ khí đốt để đảm bảo ổn định dòng chảy khí đốt sang châu Âu. Theo Bộ Năng lượng Ukraine, nước này hiện có mức dự trữ khí đốt là 7,2 tỷ mét khối. Mức dự trữ cần thiết để đảm bảo dòng chảy ổn định khí đốt sang châu Âu trong mùa đông phải là 12-14 tỷ mét khối.
Một nửa số khí đốt mà châu Âu nhập khẩu từ Nga đi qua Ukraine.