“Ngại đầu tư vào Việt Nam vì chi phí cao”
"Các doanh nghiệp Bỉ nhận thấy đầu tư vào Việt Nam không hiệu quả so với các nước trong cùng khu vực"
Hỏi chuyện ông Martin Cardoen, Tuỳ viên Kinh tế và Thương mại Vương quốc Bỉ tại Việt Nam.
Ông dự báo thế nào về quan hệ thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam những năm tới?
Phải nói rằng quan hệ thương mại giữa Bỉ và Việt Nam cho đến nay phát triển rất tốt. Các số liệu thống kê cho thấy: tổng kim ngạch xuất khẩu của Bỉ vào Việt Nam thời gian qua đã đạt xấp xỉ 100 triệu EUR với những mặt hàng máy móc công nghệ, kim cương, các sản phẩm nhựa, điện tử, thép, dược phẩm...
Ngược lại, Bỉ nhập khẩu từ Việt Nam một khối lượng hàng hoá vật tư khổng lồ gồm nhiều sản phẩm giày da, may mặc, điện tử, hải sản, cao su, cà phê... Và các con số này có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Nhưng nếu nói về đầu tư của Bỉ vào Việt Nam thì tôi e là chưa thể đưa ra được một dự báo khả quan. Tổng vốn đầu tư của Bỉ vào Việt Nam tính đến nay mới xấp xỉ 60-80 triệu Euro, và tôi e là con số này cũng khó mà tăng nhanh trong các năm tới. Các doanh nghiệp Bỉ nhận thấy đầu tư vào Việt Nam không hiệu quả so với các nước trong cùng khu vực.
Lý do chủ yếu là chi phí đầu tư còn cao. Các khoản thuê mặt bằng, thuê nhân công cùng với những chi phí vận hành cố định như điện, điện thoại... đều ở mức xấp xỉ của các nước cùng khu vực như Thái Lan, Singapore... Còn nếu chọn Trung Quốc thì chi phí lại giảm đi đáng kể.
Trong khi đó, hạ tầng cơ sở của Việt Nam lại kém hơn các nước trong cùng khu vực rất nhiều. Vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài quan ngại tại Việt Nam hiện nay là hạ tầng giao thông. Tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên và ngày thêm trầm trọng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ tại đây.
Vậy theo ông, có cách nào để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác làm ăn giữa các doanh nghiệp của cả hai bên?
Trước đây và hiện nay, chúng tôi vẫn thấy cách hiệu quả nhất là chúng tôi xuất thô sản phẩm và vật tư sang Việt Nam. Chúng tôi cũng xuất khẩu máy móc và công nghệ. Sau đó chúng tôi nhập trở lại các sản phẩm và vật tư này. Ví dụ như kim cương hay các sản phẩm thép.
Đó là cách tốt nhất để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời giảm thiểu các rắc rối về mặt thủ tục đầu tư và các chi phí ngoại vi khác. Chúng tôi cũng đang nỗ lực để tìm ra những phương thức kinh doanh mới phù hợp để thắt chặt thêm mối quan hệ giao thương giữa hai nước.
Còn để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam thì sao, thưa ông?
Việc đầu tư, theo tôi, không chỉ mang ý nghĩa là làm việc đơn thuần. Để đầu tư hiệu quả thì cả hai phía đều phải tiến dần đến nhau, hiểu nhau hơn, cả về mặt văn hoá. Chúng tôi thấy rằng phía Việt Nam có nhiều tiềm năng để đầu tư vào.
Tuy nhiên, thực tình thì tôi thấy việc kêu gọi đầu tư tại Việt Nam không song hành với việc hỗ trợ và xúc tiến đầu tư một cách hiệu quả. Phía Việt Nam cần cởi mở hơn nữa, tạo sự thông hiểu tốt hơn cho doanh nghiệp nước ngoài nói chung khi họ đến với Việt Nam.
Tôi cũng hy vọng trong thời gian tới, các vấn đề thủ tục hành chính được giảm thiểu để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rắm rối, quá trình thực hiện thì nặng nề và chậm chạp. Những điểm này là lý do chính làm “nhụt chí” nhiều nhà đầu tư của Bỉ.
Ông dự báo thế nào về quan hệ thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam những năm tới?
Phải nói rằng quan hệ thương mại giữa Bỉ và Việt Nam cho đến nay phát triển rất tốt. Các số liệu thống kê cho thấy: tổng kim ngạch xuất khẩu của Bỉ vào Việt Nam thời gian qua đã đạt xấp xỉ 100 triệu EUR với những mặt hàng máy móc công nghệ, kim cương, các sản phẩm nhựa, điện tử, thép, dược phẩm...
Ngược lại, Bỉ nhập khẩu từ Việt Nam một khối lượng hàng hoá vật tư khổng lồ gồm nhiều sản phẩm giày da, may mặc, điện tử, hải sản, cao su, cà phê... Và các con số này có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Nhưng nếu nói về đầu tư của Bỉ vào Việt Nam thì tôi e là chưa thể đưa ra được một dự báo khả quan. Tổng vốn đầu tư của Bỉ vào Việt Nam tính đến nay mới xấp xỉ 60-80 triệu Euro, và tôi e là con số này cũng khó mà tăng nhanh trong các năm tới. Các doanh nghiệp Bỉ nhận thấy đầu tư vào Việt Nam không hiệu quả so với các nước trong cùng khu vực.
Lý do chủ yếu là chi phí đầu tư còn cao. Các khoản thuê mặt bằng, thuê nhân công cùng với những chi phí vận hành cố định như điện, điện thoại... đều ở mức xấp xỉ của các nước cùng khu vực như Thái Lan, Singapore... Còn nếu chọn Trung Quốc thì chi phí lại giảm đi đáng kể.
Trong khi đó, hạ tầng cơ sở của Việt Nam lại kém hơn các nước trong cùng khu vực rất nhiều. Vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài quan ngại tại Việt Nam hiện nay là hạ tầng giao thông. Tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên và ngày thêm trầm trọng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ tại đây.
Vậy theo ông, có cách nào để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác làm ăn giữa các doanh nghiệp của cả hai bên?
Trước đây và hiện nay, chúng tôi vẫn thấy cách hiệu quả nhất là chúng tôi xuất thô sản phẩm và vật tư sang Việt Nam. Chúng tôi cũng xuất khẩu máy móc và công nghệ. Sau đó chúng tôi nhập trở lại các sản phẩm và vật tư này. Ví dụ như kim cương hay các sản phẩm thép.
Đó là cách tốt nhất để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời giảm thiểu các rắc rối về mặt thủ tục đầu tư và các chi phí ngoại vi khác. Chúng tôi cũng đang nỗ lực để tìm ra những phương thức kinh doanh mới phù hợp để thắt chặt thêm mối quan hệ giao thương giữa hai nước.
Còn để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam thì sao, thưa ông?
Việc đầu tư, theo tôi, không chỉ mang ý nghĩa là làm việc đơn thuần. Để đầu tư hiệu quả thì cả hai phía đều phải tiến dần đến nhau, hiểu nhau hơn, cả về mặt văn hoá. Chúng tôi thấy rằng phía Việt Nam có nhiều tiềm năng để đầu tư vào.
Tuy nhiên, thực tình thì tôi thấy việc kêu gọi đầu tư tại Việt Nam không song hành với việc hỗ trợ và xúc tiến đầu tư một cách hiệu quả. Phía Việt Nam cần cởi mở hơn nữa, tạo sự thông hiểu tốt hơn cho doanh nghiệp nước ngoài nói chung khi họ đến với Việt Nam.
Tôi cũng hy vọng trong thời gian tới, các vấn đề thủ tục hành chính được giảm thiểu để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rắm rối, quá trình thực hiện thì nặng nề và chậm chạp. Những điểm này là lý do chính làm “nhụt chí” nhiều nhà đầu tư của Bỉ.