Ngăn chặn khép kín dịch vụ bảo hiểm trong nội ngành
Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
Hiện nay tất cả các tập đoàn các tổng công ty khi đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm thì phải được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết tại phiên thảo luận chiều 26/10 của Quốc hội về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Theo tờ trình của Chính phủ, nội dung sửa đổi bổ sung tại dự án luật gồm ba nhóm vấn đề, liên quan đến 10 nội dung tại 16 điều trong tổng số 129 điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành.
Nằm trong nội dung sửa đổi về các vấn đề liên quan đến đấu thầu, hợp tác và cạnh tranh, theo Chính phủ, ở nước ta, nhiều ngành và tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm này cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nội ngành, thiếu cạnh tranh, không bảo đảm tính công khai, minh bạch trên thị trường về mức phí bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm làm cho thị trường bảo hiểm bị chia cắt, phát triển thiếu tính cạnh tranh lành mạnh.
Về hợp tác trong kinh doanh bảo hiểm còn xảy ra tình trạng các doanh nghiệp trực thuộc hợp tác với tập đoàn, tổng công ty mẹ nhằm khép kín dịch vụ bảo hiểm trong nội ngành. Một số doanh nghiệp bảo hiểm hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư để chỉ định, ép buộc mua bảo hiểm hoặc can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đến hiện tượng chia cắt thị trường và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
Những vấn đề này chưa được quy định trong luật hiện hành, vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác trong kinh doanh bảo hiểm để tạo lập cơ sở pháp lý về vấn đề này, góp phần hạn chế và ngăn chặn những tồn tại nêu trên, Bộ trưởng Ninh cho biết.
Theo Bộ trưởng, với việc sửa đổi chế độ tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước, hiện nay tất cả các tập đoàn, tổng công ty nếu có đầu tư vào những lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thì phải được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thực tế, 2 năm vừa qua Thủ tướng không cho phép tập đoàn nào được đầu tư thêm vào các lĩnh vực về ngân hàng, tài chính và bảo hiểm, thậm chí đã có yêu cầu các doanh nghiệp phải rút vốn ra. Như dầu khí vừa rồi cũng định hình thành đầu tư tiếp vào một doanh nghiệp nữa nhưng Thủ tướng không đồng ý, đã phải rút vốn ra, Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, trong luật này đã có điểm sửa đổi là phải đấu thầu các sản phẩm bảo hiểm, chính là đấu thầu các dịch vụ bảo hiểm để cạnh tranh lành mạnh, chống chia cắt và khép kín trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Quy định này đã nhận được sự đồng tình cao của nhiều ý kiến thảo luận. Nhiều nội dung khác như trích lập quỹ dự phòng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, hình thức doanh nghiệp…cũng nhận được sự đồng tình nhất định của cơ quan thẩm tra và nhiều đại biểu.
Song, không ít ý kiến băn khoăn là có đến gần một nửa số điều được sửa giao cho Chính phủ và Bộ Tài chính quy định. Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền thì "đây là một điển hình của một đạo luật mà Quốc hội chỉ quy định về hình thức của chế độ pháp lý, còn nội dung của chế độ pháp lý đó như thế nào lại giao cho Chính phủ và Bộ tài chính quy định".
Điều đáng lưu ý nhất là về nghiệp vụ bảo hiểm thì bên cạnh nghiệp vụ bảo hiểm được quy định trong luật này, luật lại giao cho Bộ Tài chính quy định các nghiệp vụ bảo hiểm khác. "Như vậy thẩm quyền của Quốc hội ngang bằng với thẩm quyền của Bộ Tài chính", đại biểu Quyền nói.
Nhiều ý kiến đề nghị những việc có thể quy định được nên quy định cụ thể ngay trong luật, không nhất thiết cứ phải chờ Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Ninh thì “có những điểm xin Quốc hội giao cho Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định bởi vì nó khá kỹ thuật”.
Như, để phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế thì lúc cần mở khi cần thắt. Thời gian đầu đang khuyến khích thị trường này phát triển, cho nên quy định mức vốn điều lệ, vốn pháp định là rất thấp. Nhưng đến thời gian khi chúng ta mở cửa thì các doanh nghiệp thành lập tương đối nhiều, tương đối ào ạt, lúc bấy giờ Chính phủ đã có quy định sửa đổi nâng mức vốn điều lệ này lên cho phù hợp, Bộ trưởng giải thích.
Chính phủ đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Theo nghị trình, dự án luật này sẽ được Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp thứ tám, theo quy trình một kỳ họp.
Theo tờ trình của Chính phủ, nội dung sửa đổi bổ sung tại dự án luật gồm ba nhóm vấn đề, liên quan đến 10 nội dung tại 16 điều trong tổng số 129 điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành.
Nằm trong nội dung sửa đổi về các vấn đề liên quan đến đấu thầu, hợp tác và cạnh tranh, theo Chính phủ, ở nước ta, nhiều ngành và tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm này cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nội ngành, thiếu cạnh tranh, không bảo đảm tính công khai, minh bạch trên thị trường về mức phí bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm làm cho thị trường bảo hiểm bị chia cắt, phát triển thiếu tính cạnh tranh lành mạnh.
Về hợp tác trong kinh doanh bảo hiểm còn xảy ra tình trạng các doanh nghiệp trực thuộc hợp tác với tập đoàn, tổng công ty mẹ nhằm khép kín dịch vụ bảo hiểm trong nội ngành. Một số doanh nghiệp bảo hiểm hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư để chỉ định, ép buộc mua bảo hiểm hoặc can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đến hiện tượng chia cắt thị trường và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
Những vấn đề này chưa được quy định trong luật hiện hành, vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác trong kinh doanh bảo hiểm để tạo lập cơ sở pháp lý về vấn đề này, góp phần hạn chế và ngăn chặn những tồn tại nêu trên, Bộ trưởng Ninh cho biết.
Theo Bộ trưởng, với việc sửa đổi chế độ tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước, hiện nay tất cả các tập đoàn, tổng công ty nếu có đầu tư vào những lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thì phải được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thực tế, 2 năm vừa qua Thủ tướng không cho phép tập đoàn nào được đầu tư thêm vào các lĩnh vực về ngân hàng, tài chính và bảo hiểm, thậm chí đã có yêu cầu các doanh nghiệp phải rút vốn ra. Như dầu khí vừa rồi cũng định hình thành đầu tư tiếp vào một doanh nghiệp nữa nhưng Thủ tướng không đồng ý, đã phải rút vốn ra, Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, trong luật này đã có điểm sửa đổi là phải đấu thầu các sản phẩm bảo hiểm, chính là đấu thầu các dịch vụ bảo hiểm để cạnh tranh lành mạnh, chống chia cắt và khép kín trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Quy định này đã nhận được sự đồng tình cao của nhiều ý kiến thảo luận. Nhiều nội dung khác như trích lập quỹ dự phòng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, hình thức doanh nghiệp…cũng nhận được sự đồng tình nhất định của cơ quan thẩm tra và nhiều đại biểu.
Song, không ít ý kiến băn khoăn là có đến gần một nửa số điều được sửa giao cho Chính phủ và Bộ Tài chính quy định. Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền thì "đây là một điển hình của một đạo luật mà Quốc hội chỉ quy định về hình thức của chế độ pháp lý, còn nội dung của chế độ pháp lý đó như thế nào lại giao cho Chính phủ và Bộ tài chính quy định".
Điều đáng lưu ý nhất là về nghiệp vụ bảo hiểm thì bên cạnh nghiệp vụ bảo hiểm được quy định trong luật này, luật lại giao cho Bộ Tài chính quy định các nghiệp vụ bảo hiểm khác. "Như vậy thẩm quyền của Quốc hội ngang bằng với thẩm quyền của Bộ Tài chính", đại biểu Quyền nói.
Nhiều ý kiến đề nghị những việc có thể quy định được nên quy định cụ thể ngay trong luật, không nhất thiết cứ phải chờ Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Ninh thì “có những điểm xin Quốc hội giao cho Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định bởi vì nó khá kỹ thuật”.
Như, để phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế thì lúc cần mở khi cần thắt. Thời gian đầu đang khuyến khích thị trường này phát triển, cho nên quy định mức vốn điều lệ, vốn pháp định là rất thấp. Nhưng đến thời gian khi chúng ta mở cửa thì các doanh nghiệp thành lập tương đối nhiều, tương đối ào ạt, lúc bấy giờ Chính phủ đã có quy định sửa đổi nâng mức vốn điều lệ này lên cho phù hợp, Bộ trưởng giải thích.
Chính phủ đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Theo nghị trình, dự án luật này sẽ được Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp thứ tám, theo quy trình một kỳ họp.