Ngân hàng bàn cách hạ lãi suất
Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn các biện pháp hạ lãi suất như chỉ đạo của Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn các biện pháp hạ lãi suất như chỉ đạo của Chính phủ.
Ngày 11/6, Ngân hàng Nhà nước cùng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có buổi làm việc với tổng giám đốc các ngân hàng thương mại về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về ổn định, giảm dần lãi suất thị trường theo Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tại cuộc họp trên, đại diện các ngân hàng thương mại đã nhất trí với chủ trương của Chính phủ về giảm dần mặt bằng lãi suất kinh doanh; nhiều ngân hàng thương mại cho biết đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp giảm dần lãi suất kinh doanh bằng VND.
“Lãnh đạo các ngân hàng thương mại cho rằng với những tiền đề tích cực như: sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, cung - cầu vốn trên thị trường… khả năng giảm lãi suất thị trường là hoàn toàn có thể thực hiện được”, bản tin của Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn, tại cuộc họp trên, lãnh đạo các ngân hàng thương mại kiến nghị việc giảm mặt bằng lãi suất nên có lộ trình nhất định. Trước hết tập trung vào giảm lãi suất kỳ hạn ngắn và giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng và lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như Chính phủ đã chỉ đạo trong Nghị quyết 18/NQ-CP.
Đại diện các ngân hàng thương mại cũng đề nghị nên giải quyết mối quan hệ phù hợp giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất kinh doanh ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có căn cứ giảm lãi suất kinh doanh và vẫn thu hút được vốn từ nền kinh tế.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến khẳng định rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có các biện pháp phù hợp để hạ lãi suất huy động VND xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay VND khoảng 12%; sẽ dùng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và chủ động để hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh và tăng thanh khoản cho nền kinh tế như quyết nghị của Chính phủ tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 7/5/2010.
Trên thị trường, mức lãi suất huy động VND cao nhất vẫn ghi nhận ở 11,99%/năm; nhiều ngân hàng có lãi suất huy động từ 11,6% - 11,8% ở các kỳ hạn khác nhau, cũng như vẫn còn những chương trình tặng thưởng lãi suất, tiền mặt… Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ở khối quốc doanh phổ biến từ 13% - 15%/năm; ở khối cổ phần có từ 13,5% - 16%/năm.
Chưa mở rộng, nhưng thị trường cũng đã bắt đầu đón những điều chỉnh mới của một số ngân hàng thương mại theo hướng hạ lãi suất huy động. Mới nhất, ngày 9/6, Ngân hàng Á châu (ACB) đã ban hành biểu lãi suất huy động VND mới, giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn, phổ biến dưới 11,4%/năm, cao nhất là 11,5%/năm thay cho mức 11,6%/năm áp dụng trước đó.
Ngày 11/6, Ngân hàng Nhà nước cùng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có buổi làm việc với tổng giám đốc các ngân hàng thương mại về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về ổn định, giảm dần lãi suất thị trường theo Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tại cuộc họp trên, đại diện các ngân hàng thương mại đã nhất trí với chủ trương của Chính phủ về giảm dần mặt bằng lãi suất kinh doanh; nhiều ngân hàng thương mại cho biết đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp giảm dần lãi suất kinh doanh bằng VND.
“Lãnh đạo các ngân hàng thương mại cho rằng với những tiền đề tích cực như: sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, cung - cầu vốn trên thị trường… khả năng giảm lãi suất thị trường là hoàn toàn có thể thực hiện được”, bản tin của Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn, tại cuộc họp trên, lãnh đạo các ngân hàng thương mại kiến nghị việc giảm mặt bằng lãi suất nên có lộ trình nhất định. Trước hết tập trung vào giảm lãi suất kỳ hạn ngắn và giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng và lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như Chính phủ đã chỉ đạo trong Nghị quyết 18/NQ-CP.
Đại diện các ngân hàng thương mại cũng đề nghị nên giải quyết mối quan hệ phù hợp giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất kinh doanh ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có căn cứ giảm lãi suất kinh doanh và vẫn thu hút được vốn từ nền kinh tế.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến khẳng định rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có các biện pháp phù hợp để hạ lãi suất huy động VND xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay VND khoảng 12%; sẽ dùng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và chủ động để hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh và tăng thanh khoản cho nền kinh tế như quyết nghị của Chính phủ tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 7/5/2010.
Trên thị trường, mức lãi suất huy động VND cao nhất vẫn ghi nhận ở 11,99%/năm; nhiều ngân hàng có lãi suất huy động từ 11,6% - 11,8% ở các kỳ hạn khác nhau, cũng như vẫn còn những chương trình tặng thưởng lãi suất, tiền mặt… Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ở khối quốc doanh phổ biến từ 13% - 15%/năm; ở khối cổ phần có từ 13,5% - 16%/năm.
Chưa mở rộng, nhưng thị trường cũng đã bắt đầu đón những điều chỉnh mới của một số ngân hàng thương mại theo hướng hạ lãi suất huy động. Mới nhất, ngày 9/6, Ngân hàng Á châu (ACB) đã ban hành biểu lãi suất huy động VND mới, giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn, phổ biến dưới 11,4%/năm, cao nhất là 11,5%/năm thay cho mức 11,6%/năm áp dụng trước đó.