Ngân hàng bớt lụy vốn vàng
Hai ngân hàng lớn ACB và Eximbank có thêm điều chỉnh về cơ cấu huy động vàng trước thềm thực hiện mốc hẹn 25/11
Đến ngày 25/10, còn chẵn một tháng để các ngân hàng thương mại chuẩn bị cho việc ngừng hẳn nghiệp vụ huy động vàng theo mốc hẹn 25/11/2012 mà Ngân hàng Nhà nước đã ấn định.
Một số ngân hàng thương mại lớn cũng vừa có những điều chỉnh mới trong cơ cấu huy động, trù tính cho khả năng tất toán trạng thái đúng hẹn.
Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), ở biểu lãi suất vừa áp dụng từ ngày 23/10, lãi suất và cơ cấu kỳ hạn của chứng chỉ huy động vàng vẫn giữ nguyên 1,4%/năm với hai kỳ hạn 1 và 2 tháng cho cả loại vàng SJC và vàng ACB.
Tuy nhiên, cơ chế lãi suất thưởng đã có thay đổi theo hướng thu hẹp diện áp lãi suất cao. Trước đó, ngân hàng này áp chính sách thưởng thêm 0,2%/năm lãi suất cho các khoản gửi từ 10 lượng trở lên, nhưng nay chỉ còn áp cho các khoản từ 30 lượng trở lên, qua đó giảm bớt chi phí trong huy động.
Về lộ trình thực hiện ngừng huy động vàng, cuối tuần qua, ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, cho biết trạng thái âm vàng của ACB chỉ còn hơn 100.000 lượng và ngân hàng có khả năng tất toán trạng thái vàng đúng hẹn 25/11.
Còn tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), từ hôm nay (25/10), cơ cấu huy động vàng cũng bắt đầu có thay đổi về kỳ hạn.
Cụ thể, sau khi rút dần các kỳ hạn theo tháng trước đó, ở điều chỉnh mới, Eximbank chỉ còn áp duy nhất một kỳ hạn là 3 tuần. Lãi suất cao nhất vẫn không đổi là 1,6%/năm trong chương trình “kỳ hạn vàng, ưu đãi vàng”; ở sản phẩm khác cũng chỉ áp mỗi kỳ hạn 3 tuần với lãi suất 0,5%/năm.
Với Eximbank, theo cơ cấu huy động thời gian qua, nhiều khả năng nguồn vốn huy động bằng vàng sẽ được cân đối và đáo hạn xong ngay sau thời điểm 25/11. Hiện trạng thái âm vàng của ngân hàng này cũng chỉ còn khoảng 26.000 lượng.
Trước ACB và Eximbank, một thành viên lớn khác là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã bỏ hẳn huy động vàng trên biểu lãi suất từ ngày 18/9 vừa qua.
Những điều chỉnh trên được xem là sự chủ động của các ngân hàng về chi phí, nguồn vốn chuẩn bị cho việc loại vàng ra khỏi cơ cấu vốn huy động. Với tỷ trọng trên dưới 20% tổng vốn huy động như tại ACB hay Eximbank trước đây, vàng sẽ để lại một khoảng trống đáng kể.
Một phản ứng bù đắp cho khoảng trống đó là nỗ lực cạnh tranh mạnh hơn trong huy động vốn, cụ thể là ở VND. Thực tế, vài tháng gần đây điều đó đã thể hiện, khi cả ACB, Eximbank và Sacombank đã chủ động áp lãi suất huy động VND cao hơn trên biểu niêm yết, có từ 12,5 - 13%/năm ở các kỳ hạn 12 - 13 tháng trong khi nhiều thành viên khác áp từ 11 - 12%/năm.
Một số ngân hàng thương mại lớn cũng vừa có những điều chỉnh mới trong cơ cấu huy động, trù tính cho khả năng tất toán trạng thái đúng hẹn.
Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), ở biểu lãi suất vừa áp dụng từ ngày 23/10, lãi suất và cơ cấu kỳ hạn của chứng chỉ huy động vàng vẫn giữ nguyên 1,4%/năm với hai kỳ hạn 1 và 2 tháng cho cả loại vàng SJC và vàng ACB.
Tuy nhiên, cơ chế lãi suất thưởng đã có thay đổi theo hướng thu hẹp diện áp lãi suất cao. Trước đó, ngân hàng này áp chính sách thưởng thêm 0,2%/năm lãi suất cho các khoản gửi từ 10 lượng trở lên, nhưng nay chỉ còn áp cho các khoản từ 30 lượng trở lên, qua đó giảm bớt chi phí trong huy động.
Về lộ trình thực hiện ngừng huy động vàng, cuối tuần qua, ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, cho biết trạng thái âm vàng của ACB chỉ còn hơn 100.000 lượng và ngân hàng có khả năng tất toán trạng thái vàng đúng hẹn 25/11.
Còn tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), từ hôm nay (25/10), cơ cấu huy động vàng cũng bắt đầu có thay đổi về kỳ hạn.
Cụ thể, sau khi rút dần các kỳ hạn theo tháng trước đó, ở điều chỉnh mới, Eximbank chỉ còn áp duy nhất một kỳ hạn là 3 tuần. Lãi suất cao nhất vẫn không đổi là 1,6%/năm trong chương trình “kỳ hạn vàng, ưu đãi vàng”; ở sản phẩm khác cũng chỉ áp mỗi kỳ hạn 3 tuần với lãi suất 0,5%/năm.
Với Eximbank, theo cơ cấu huy động thời gian qua, nhiều khả năng nguồn vốn huy động bằng vàng sẽ được cân đối và đáo hạn xong ngay sau thời điểm 25/11. Hiện trạng thái âm vàng của ngân hàng này cũng chỉ còn khoảng 26.000 lượng.
Trước ACB và Eximbank, một thành viên lớn khác là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã bỏ hẳn huy động vàng trên biểu lãi suất từ ngày 18/9 vừa qua.
Những điều chỉnh trên được xem là sự chủ động của các ngân hàng về chi phí, nguồn vốn chuẩn bị cho việc loại vàng ra khỏi cơ cấu vốn huy động. Với tỷ trọng trên dưới 20% tổng vốn huy động như tại ACB hay Eximbank trước đây, vàng sẽ để lại một khoảng trống đáng kể.
Một phản ứng bù đắp cho khoảng trống đó là nỗ lực cạnh tranh mạnh hơn trong huy động vốn, cụ thể là ở VND. Thực tế, vài tháng gần đây điều đó đã thể hiện, khi cả ACB, Eximbank và Sacombank đã chủ động áp lãi suất huy động VND cao hơn trên biểu niêm yết, có từ 12,5 - 13%/năm ở các kỳ hạn 12 - 13 tháng trong khi nhiều thành viên khác áp từ 11 - 12%/năm.