Ngân hàng cổ phần đầu tiên mua lại nợ xấu từ VAMC
Sau Vietcombank, ngân hàng cổ phần đầu tiên cho biết đã mua lại nợ xấu từ VAMC để đẩy nhanh xử lý
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016, cùng thông tin về việc chủ động mua lại nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
So với báo cáo chưa kiểm toán, số liệu sau kiểm toán của VIB không thay đổi nhiều. 2016 là một năm khá thành công của VIB, khi hầu hết các chỉ tiêu đặt ra tại đại hội đồng cổ đông đều đạt kế hoạch.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm qua của VIB đạt 702 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2015 và vượt 4% so với kế hoạch được giao; dư nợ tín dụng tăng trưởng 24,7%, trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 60.180 tỷ đồng, tăng 26% so với 2015 và đạt 101% kế hoạch; tổng tài sản tăng trưởng mạnh so với năm 2015, vượt mức 100.000 tỷ đồng (đạt 104.517 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015 và đạt 116% kế hoạch; huy động vốn từ khách hàng tăng 11% so với năm 2015, đạt mức 59.261 tỷ đồng.
VIB đã tối ưu tốt trong việc cân đối các nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ về các tỷ lệ thanh khoản. Đến cuối 2016, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của VIB kiểm soát ở 47,1%; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) chỉ ở mức 65,6%, thấp hơn đáng kể so với ngưỡng an toàn 80% do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Trong năm 2016, VIB đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát và nâng cao năng lực của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng. Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp quản trị chất lượng tín dụng, VIB cũng đã tập trung xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh trước đó. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 2,07% tại thời điểm cuối năm 2015 xuống còn 1,5% tại thời điểm cuối năm 2016 (không bao gồm nợ xấu mua lại từ VAMC).
Tại thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả phần nợ mua lại từ VAMC là 2,58% và dư nợ VAMC giảm 30%.
Đáng chú ý, ở kết quả trên, VIB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên (không có tỷ lệ sở hữu chi phối của Nhà nước) và cũng là thành viên thứ hai trong hệ thống chủ động mua lại nợ xấu từ VAMC để đẩy nhanh quá trình xử lý.
Trước đó, trong năm 2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là trường hợp đầu tiên thực hiện mua lại toàn bộ nợ xấu từ VAMC.
Với hướng đi trên, dự kiến VIB sẽ là thành viên tiếp theo đưa nợ xấu về “một sổ”, để chủ động trong xử lý và sẵn sàng cho việc áp dụng các chuẩn mực cao hơn trong hoạt động theo tiêu chuẩn Basel 2. Hiện dự án quản trị an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel 2 tại VIB cũng đang đi vào giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho việc triển khai theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với kết quả xử lý nợ xấu nói trên, năm qua VIB tiếp tục tăng cường nguồn lực dự phòng, với 606 tỷ đồng gia cố thêm và tại thời điểm 31/12/2016 số dư lũy kế các quỹ dự phòng đã đạt hơn 2.366 tỷ đồng.
Tháng 1/2017, VIB đã đăng ký giao dịch trên sàn Upcom và dự định sẽ tiến đến niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức trong thời gian sắp tới.
Với kết quả xử lý nợ xấu và tăng cường nguồn lực dự phòng rủi ro, mức độ sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực Basel 2 nói trên, chất lượng và an toàn hoạt động của VIB luôn được các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá ở hạng mức hàng đầu Việt Nam những năm gần đây.
Dự kiến ngày 27/4 tới, VIB sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.
So với báo cáo chưa kiểm toán, số liệu sau kiểm toán của VIB không thay đổi nhiều. 2016 là một năm khá thành công của VIB, khi hầu hết các chỉ tiêu đặt ra tại đại hội đồng cổ đông đều đạt kế hoạch.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm qua của VIB đạt 702 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2015 và vượt 4% so với kế hoạch được giao; dư nợ tín dụng tăng trưởng 24,7%, trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 60.180 tỷ đồng, tăng 26% so với 2015 và đạt 101% kế hoạch; tổng tài sản tăng trưởng mạnh so với năm 2015, vượt mức 100.000 tỷ đồng (đạt 104.517 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015 và đạt 116% kế hoạch; huy động vốn từ khách hàng tăng 11% so với năm 2015, đạt mức 59.261 tỷ đồng.
VIB đã tối ưu tốt trong việc cân đối các nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ về các tỷ lệ thanh khoản. Đến cuối 2016, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của VIB kiểm soát ở 47,1%; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) chỉ ở mức 65,6%, thấp hơn đáng kể so với ngưỡng an toàn 80% do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Trong năm 2016, VIB đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát và nâng cao năng lực của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng. Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp quản trị chất lượng tín dụng, VIB cũng đã tập trung xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh trước đó. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 2,07% tại thời điểm cuối năm 2015 xuống còn 1,5% tại thời điểm cuối năm 2016 (không bao gồm nợ xấu mua lại từ VAMC).
Tại thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả phần nợ mua lại từ VAMC là 2,58% và dư nợ VAMC giảm 30%.
Đáng chú ý, ở kết quả trên, VIB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên (không có tỷ lệ sở hữu chi phối của Nhà nước) và cũng là thành viên thứ hai trong hệ thống chủ động mua lại nợ xấu từ VAMC để đẩy nhanh quá trình xử lý.
Trước đó, trong năm 2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là trường hợp đầu tiên thực hiện mua lại toàn bộ nợ xấu từ VAMC.
Với hướng đi trên, dự kiến VIB sẽ là thành viên tiếp theo đưa nợ xấu về “một sổ”, để chủ động trong xử lý và sẵn sàng cho việc áp dụng các chuẩn mực cao hơn trong hoạt động theo tiêu chuẩn Basel 2. Hiện dự án quản trị an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel 2 tại VIB cũng đang đi vào giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho việc triển khai theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với kết quả xử lý nợ xấu nói trên, năm qua VIB tiếp tục tăng cường nguồn lực dự phòng, với 606 tỷ đồng gia cố thêm và tại thời điểm 31/12/2016 số dư lũy kế các quỹ dự phòng đã đạt hơn 2.366 tỷ đồng.
Tháng 1/2017, VIB đã đăng ký giao dịch trên sàn Upcom và dự định sẽ tiến đến niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức trong thời gian sắp tới.
Với kết quả xử lý nợ xấu và tăng cường nguồn lực dự phòng rủi ro, mức độ sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực Basel 2 nói trên, chất lượng và an toàn hoạt động của VIB luôn được các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá ở hạng mức hàng đầu Việt Nam những năm gần đây.
Dự kiến ngày 27/4 tới, VIB sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.